Explore

Kamon: Văn hóa gia huy trong các gia tộc Nhật Bản

Ở Nhật Bản, các huy hiệu gia đình được gọi là Kamon có lịch sử sử dụng hơn một nghìn năm. Kamon thường được sử dụng bởi giới quý tộc. Tuy nhiên, theo thời gian, chúng cũng được samurai, thương nhân và nhiều tầng lớp khác áp dụng. Hiện nay, người ta ước tính có khoảng 20.000 đến 25.000 họa tiết kamon đang được sử dụng.

Ở Nhật Bản, Kamon hay gia huy được cho là bắt đầu được sử dụng vào khoảng thế kỷ thứ 10 trong tầng lớp quý tộc. Chúng đóng vai trò như dấu hiệu nhận biết cho cả cá nhân lẫn gia đình. Vào thời kỳ Heian Period (794-1185), giai đoạn phân cấp xã hội rõ ràng đặc biệt dựa trên địa vị. Ví dụ, khi hai giai cấp quý tộc gặp nhau trên đường phố, người ngồi trên xe bò có địa vị thấp hơn phải nhường đường lại cho người kia. Huy hiệu gia đình được đính thêm vào xe ngựa để thể hiện rõ ràng những thứ bậc này ngoài xã hội.

Các biểu tượng Kamon trong văn hóa Nhật Bản

Không chỉ trên xe ngựa, Kamon còn bắt đầu xuất hiện trên quần áo và được giai cấp chiến binh bushi sử dụng. Sang thời kỳ Muromachi (1333-1568), ngay cả những thường dân cũng bắt đầu dùng Kamon. Ví dụ, thương nhân sử dụng huy hiệu gia đình trên các biển hiệu cửa hàng, dần dần biến chúng thành biểu tượng cho gia đình họ. Thậm chí, diễn viên Kabuki cũng áp dụng Kamon.

Từ thời Edo (1603-1868) trở đi, ngoại trừ Kikumon – biểu tượng hoa cúc của gia đình Hoàng tộc và Aoimon – biểu tượng Hollyhock của gia tộc Tokugawa, người dân thường được phép lựa chọn Kamon riêng cho gia đình mình. Đến cuối thế kỷ 17, việc sử dụng Kamon đã trở nên phổ biến trong tầng lớp bình dân.

Các biểu tượng Kamon trong văn hóa Nhật Bản

Các biểu tượng Kamon và Năm Gia huy Chính

Các loại biểu tượng chính được sử dụng trong Kamon là động vật, thực vật, thiên nhiên, các tòa nhà và phương tiện cũng như các vật chứa và hoa văn.

  • Động vật: Đây là một trong những danh mục phổ biến nhất.

Đặc biệt, rùa và sếu là hai loài vật được ưa chuộng bởi chúng đều tượng trưng cho sự trường thọ. Bằng việc sử dụng hình ảnh những loài vật này trong Kamon, thể hiện mong ước về một cuộc sống lâu dài và thịnh vượng cho gia đình.

Ngoài ra, các loài động vật khác như hổ biểu đạt cho sức mạnh, ngựa gắn liền với hình ảnh thành công, và chim hạc tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc. Cùng với các loài động vật khác cũng được sử dụng với những ý nghĩa riêng biệt.

Biểu tượng Kamon động vật
  • Thực vật: Thiên nhiên cũng là nguồn cảm hứng dồi dào cho các họa tiết.

Hoa tử đằng và mẫu đơn: Không chỉ tượng trưng cho sự may mắn và danh tiếng (giàu có, địa vị cao), những loài hoa này còn thể hiện sự thanh lịch, tao nhã. Biểu tượng hoa tầm xuân của gia tộc Tokugawa là một ví dụ điển hình. Hoa anh đào với sắc đẹp phù du, mong manh. Hoa cúc thể hiện sự trường thọ, vui vẻ, hiếu thảo. 

Biểu tượng về thực vật
  • Thiên nhiên: Ngoài động vật và thực vật, các yếu tố thiên nhiên khác cũng góp mặt trong các gia huy.

Mặt trăng, núi, sấm sét: Những họa tiết thiên nhiên này thể hiện niềm tin tôn kính thiên nhiên hoặc mong ước mùa màng bội thu.

Đi kèm với đó là hình ảnh ngôi sao với các ý nghĩa (hy vọng, tham vọng, may mắn), sóng nước (linh hoạt, thích nghi, sức mạnh) đây cũng là những biểu tượng thường gặp.

Biểu tượng về thiên nhiên
  • Kiến trúc và Phương tiện:

Kurumamon: Biểu tượng bánh xe mô phỏng theo xe bò quý tộc thể hiện sự thịnh vượng của gia đình. (Kurumamon có nghĩa là “huy hiệu xe ngựa”).

Toriiimon: Ngược lại với Kurumamon, biểu tượng cổng thần đạo Torii cho biết gia đình có người là tu sĩ Thần đạo (Shintō). Thể hiện sự linh thiên, may mắn, kết nối với thế giới tâm linh. (Toriiimon có nghĩa là “huy hiệu cổng thần đạo”).

Biểu tượng giáo mác (sức mạnh, dũng cảm, tinh thần chiến binh), xe ngựa (địa vị, sang trọng, đẳng cấp) cũng là một số biểu tượng kiến trúc và phương tiện tiêu biểu.

  • Vật chứa và Hoa văn: Danh mục cuối cùng bao gồm các đồ vật và họa tiết trang trí.

Kuginukimon: Biểu tượng dụng cụ rút đinh này thường được những người làm nghề xây dựng sử dụng. 

Hikiryōmon: Biểu tượng họa tiết song song có nguồn gốc không rõ ràng. Một giả thuyết cho rằng đây là biến thể của hình dạng rồng.

Bên cạnh đó còn có một vài biểu tượng như Quạt với ý nghĩa mang lại sự may mắn, thịnh vượng, hạnh phúc, bánh xe (chuyển động, tiến bộ, sự lặp lại), hoa văn hình học (tính tế, trật tự, hài hòa).

Gia huy dấu ấn độc đáo trong văn hóa Nhật Bản

Mỗi danh mục biểu tượng lại mang nhiều hình ảnh và ý nghĩa phong phú. Sự lựa chọn biểu tượng của mỗi gia đình phản ánh cá tính, giá trị và mong muốn riêng biệt. Những biểu tượng này đã được gọi là Godaimon hay năm gia huy chính. Tuy nhiên, trong Kamon no Daijiten (Từ điển Gia huy), gỗ sồi được dùng để thay thế cho gỗ Paulownia.

Ngày nay, ước tính rằng có khoảng 20.000 đến 25.000 các gia huy được sử dụng trong các gia đình Nhật Bản.

Sự đa dạng của Kamon: Biến thể và Sáng tạo

Dấu hiệu quý tộc trong văn hóa Nhật Bản

Bên cạnh các jōmon chính thức truyền thống được các gia đình sử dụng, ngoài ra còn có những hình thức khác phong phú hơn:

Kaemon: Là những biến thể của kamon gốc, thường được các cá nhân sử dụng không chính thức. Kaemon có thể thay đổi một vài chi tiết nhỏ so với jomon ban đầu.

Onnamon: Theo phong tục, sau khi kết hôn, phụ nữ có thể tạo ra “huy hiệu phụ nữ” (onnamon) bằng cách kết hợp các yếu tố từ kamon của gia đình gốc với kamon của chồng.

Sự linh hoạt này cho phép tạo ra các biểu tượng mới, khiến số lượng họa tiết không ngừng gia tăng. Thật khó để xác định chính xác có bao nhiêu kamon đang tồn tại và con số này chắc chắn sẽ tiếp tục tăng lên theo thời gian.

Xem thêm: 12 món ăn tạo nên tinh hoa ẩm thực Đông Nam Á

Trinh Kevin

Recent Posts

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

23 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

4 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

5 ngày ago