News

Ai là người phát minh ra máy karaoke? Lịch sử phát triển của loại hình giải trí này.

Karaoke từ lâu đã trở thành hình thức giải trí toàn cầu, là cách mà các gia đình dùng để khuấy động trong những dịp tụ họp, là nơi hẹn hò của nhóm bạn sau giờ học, giờ làm, là cách bạn giải toả những căng thẳng hoặc ngân nga theo một giai điệu mà mình yêu thích. Phát minh này đã nhận được giải thưởng như Ig Nobel (giải thưởng nhằm tôn vinh những thành tựu “đầu tiên khiến mọi người cười phá lên, nhưng sau đó khiến họ phải suy nghĩ”).

Karaoke là gì? Nó bắt đầu từ đâu?

Mặc dù karaoke đã trở thành một danh từ mà mọi người đều biết, nhưng thuật ngữ “karaoke” có nghĩa là “dàn nhạc trống” trong tiếng Nhật. Đó là sự kết hợp của hai từ nửa đầu của “karappo”, có nghĩa là “trống rỗng” và phần đầu tiên của từ tiếng Nhật chỉ dàn nhạc “okesutora”. Bản nhạc đệm không có giọng hát là đặc điểm của karaoke.

Karaoke ngày nay rất nổi tiếng khắp mọi nơi trên thể giới, nhưng nó bắt đầu ở Kobe, Nhật Bản vào khoảng năm 1971. Các quán bar sẽ cho thuê máy móc và khách hàng của họ sẽ hát vào micro đến tận đêm khuya. Là tiền thân của karaoke, đã có những chương trình hát theo như Sing Together with Mitch của NBC. Chương trình này và những chương trình khác tương tự có sự góp mặt của người dẫn chương trình truyền hình, dàn hợp xướng và lời bài hát ở cuối màn hình TV để người xem có thể hát theo giai điệu yêu thích của họ.

Ai đã phát minh ra Karaoke?

Có một số tranh chấp liên quan đến việc phát minh ra máy karaoke đầu tiên khi có tổng cộng 5 nguời đã từng công bố: Shigeichi Negishi, Gen Hamasaki (cựu chủ tịch Mini Juke Osaka), Toshiharu Yamashita, Daisuke Inoue và Roberto del Rosario. Giống như hầu hết công nghệ, nhiều người đã thay đổi và cải tiến máy karaoke khi công nghệ tiến bộ hơn, đặc biệt phải kể đến 3 cái tên sau:

Shigeichi Negishi, Daisuke Inoue và Roberto del Rosario

Shigeichi Negishi

Năm 1967, chủ nhà máy điện tử Shigeichi Negishi đã phát minh ra máy karaoke vì ông thích ca hát mà hay bị đồng nghiệp chê dở. Shigeichi Negishi đã yêu cầu kỹ sư trưởng của anh ấy nối một micro amp và mạch trộn âm vào một trong những bộ băng 8 rãnh mà nhà máy sản xuất, để ông có thể nghe chính mình hát theo những bài hát yêu thích sao cho đúng nhịp điệu.

Sau đó phát minh này được gọi là “Sparko Box” biến nó thành máy karaoke thương mại đầu tiên. Shigeichi Negishi và một nhà phân phối đã cố gắng cho các quán bar thuê chiếc máy này, mặc dù họ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các nghệ sĩ guitar địa phương. Cuối cùng họ quyết định không xin cấp bằng sáng chế và sản xuất nhiều hơn do vấn đề phân phối. Được biết, ông hiện đã qua đời vào năm 2024, hưởng thọ 100 tuổi.

Một người tiên phong khác là Toshiharu Yamashita, người từng là huấn luyện viên ca hát, và vào năm 1970 đã bán một bộ phát lại 8 bài hát có micrô để hát theo.

Daisuke Inoue

Vào năm 1971, nhạc sĩ Daisuke Inoue cũng đã phát minh ra máy karaoke sau khi được khách hàng đặt trước quá nhiều. Anh ấy sẽ thu âm các nhạc cụ theo giai điệu mà khách hàng dễ hát hơn và phát chúng làm nhạc đệm cho những sự kiện mà anh ấy không thể tham dự. Nhận thấy những ưu điểm của việc này, ông đã đặt mua một chiếc máy vận hành bằng đồng xu để mang lại cho khách hàng một vài phút hát. 

Vì những lý do này, ông thường được coi là người phát minh ra mô hình kinh doanh karaoke hiện đại, mặc dù ông không phải là người đầu tiên tạo ra máy móc và không nộp bằng sáng chế. Đó được xem như là bắt đầu cơn sốt karaoke khi đây là khoảng thời gian nhiều cơ sở như quán rượu và câu lạc bộ tiếp viên xuất hiện để phục vụ nhu cầu thư giãn và giải trí của những người làm công ăn lương.

Roberto del Rosario

Cuối cùng, Roberto del Rosario đã phát minh ra hệ thống hát Karaoke vào năm 1975. Nhà phát minh người Philippines này được coi là người nắm giữ bằng sáng chế duy nhất của máy karaoke và chịu trách nhiệm một phần cho sự phổ biến của karaoke ở Philippines ngày nay.

Lịch sử karaoke tại Việt Nam:

Karaoke thịnh hành ở Nhật từ 1971 nhưng đến năm 1990 thì phát minh này mới du nhập vào Việt Nam nhờ những sự kiện hợp tác phát triển trong mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản. Người Việt rất thích ca hát nên dù thiết bị âm thanh lúc ấy còn kém chất lượng, các phòng karaoke còn chật chội thì nó vẫn được mọi người yêu thích. Và đến ngày nay các quán karaoke xuất hiện trong các nhà hàng năm sao, quán bar nhỏ, quán cà phê và thậm chí được các hộ gia đình lựa chọn.

Mặc dù là hình thức giải trí vui vẻ nhưng đi kèm với đó là những vấn nạn gây ồn ào nơi công cộng lại diễn ra khá thường xuyên và gây tranh cãi. Việt Nam có thể học theo Nhật Bản trong việc khắc phục điều này khi có những luật lệ phạt thẳng tay những cá nhân, tổ chức gây tiếng ồn ảnh hưởng đến người khác. Đồng thời các mẫu phát minh đời mới đã giúp tạo ra các máy karaoke không gây ồn, góp phần giải quyết vấn đề trên.

TML Editor

Recent Posts

Travel vlogger Travip: Làm thế nào để ổn định với công việc “bất ổn định”

Travel vlogger Travip đã xuất hiện trong Khui Chuyện, một podcast dành để chia sẻ…

17 giờ ago

Snickers “chọc ghẹo” khách hàng trong video quảng cáo mới

Đừng là những “thượng đế" cư xử không đúng mực trên máy bay nhé, bởi…

2 ngày ago

Vây Hãm: Kẻ Trừng Phạt lập kỷ lục doanh thu mở màn nội địa năm 2024

Vây Hãm: Kẻ Trừng Phạt mới đây đã trở thành bộ phim có lượng đặt…

3 ngày ago

“Đọ giọng” giữa 2 chương trình: “Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai” và “Anh Trai Say Hi”

2 chương trình truyền hình thực tế được nhiều khán giả chú ý với format…

4 ngày ago

9 VĐV Việt Nam tham dự Olympic Paris 2024

Olympic Paris 2024, sự kiện thể thao danh giá nhất trên thế giới 4 năm được tổ…

5 ngày ago

Vì sao những ngày nghỉ lễ lại quan trọng đối với sức khoẻ tinh thần của chúng ta?

Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản, nhưng nhiều người có vẻ đã quên mất…

6 ngày ago