#WorkHoursLove là series các câu chuyện thú vị về mọi ngành nghề, thể hiện tinh thần tích cực, tiến bộ của người Việt Nam do The Millennials Life hợp tác sản xuất nội dung với cộng đồng Digikigai
Trong suy nghĩ của nhiều người, công nghệ thông tin (CNTT) là một ngành nghề khô khan, nhàm chán. Các kỹ sư công nghệ, lập trình viên, chuyên viên kiểm thử thường chỉ loay hoay với các con số, những dòng code rắc rối và những kỹ năng, kiến thức phức tạp. Trong một khoảng thời gian dài của kỷ nguyên kỹ thuật số, khả năng sáng tạo và khả năng lập trình đã trở thành hai vấn đề tách biệt – giữa những người yêu thích nghệ thuật, thiết kế với những người quan tâm đến toán học và máy tính.
Hầu hết các buổi thảo luận về sự phát triển của kỷ nguyên công nghệ đều xoay quanh sự cần thiết của một lực lượng lao động hiểu biết về công nghệ, toán học và khoa học. Tuy nhiên với những chuyên gia hàng đầu của ngành CNTT, sự sáng tạo và đổi mới chính là đôi cánh đưa thời đại kỹ thuật số vươn xa hơn với những bức tiến “dài hơi.”
“Sáng tạo” là một đặc tính được xác định ở con người từ thủa sơ khai. Khuynh hướng tự nhiên của chúng ta đối với sự sáng tạo có thể bắt nguồn từ những bức vẽ hang động thời tiền sử, những câu chuyện cổ và thần thoại có trước cả Homer’s Iliad và Odyssey.
Nhân loại luôn được thúc đẩy để tạo ra những điều mới mẻ, cho dù đó là thông qua âm nhạc nghệ thuật, kể chuyện hay sự đổi mới. Có lẽ không quá khi nói rằng các nền văn minh nói chung sẽ không thể tồn tại nếu không có sự sáng tạo. Từ thiết kế và cấu trúc của các tòa nhà cho đến hệ thống thoát nước trong phòng tắm, không gì có thể tồn tại nếu xã hội thiếu vắng đi những người nhìn ra vấn đề và xây dựng một giải pháp đột phá.
Có nhiều loài động vật đã tồn tại từ rất lâu, nếu không muốn nói là lâu hơn con người mà không cần đến sự sáng tạo. Cua móng ngựa được cho là đã sinh sống trên Trái đất khoảng 445 triệu năm và chúng dường như không cần một bộ não phức tạp để nghĩ ra bất cứ điều gì đột phá. Câu hỏi được đặt ra là, tại sao con người lại cần có khả năng này?
Có thể nói, sự sáng tạo của nhân loại được cấu thành từ bản năng sinh tồn. Khả năng này đã ăn sâu vào bộ gen của chúng ta từ xa xưa, sau đó tiếp tục được duy trì và phát triển cho tới tận bây giờ.
Mỗi loài động vật có một thứ vũ khí sinh tồn riêng. Trong thời kỳ tiền sử, những con voi ma mút sở hữu thân hình đồ sộ, bộ lông rậm rạp và chiếc ngà sắc nhọn. Những vũ khí này giúp chúng đối chọi với sự khắc nghiệt của điều kiện sống cũng như nâng cao khả năng tự bảo vệ mình. Để săn mồi, loài sư tử cần có tốc độ, móng vuốt và bộ răng nanh sắc nhọn. Ngay cả những con nhím nhỏ bé cũng biết xù lông và bắn ra những cái gai để tự vệ mỗi khi gặp kẻ thù. Con người không được trang bị móng vuốt, bộ lông có khả năng gây tổn thương cho kẻ địch hoặc tốc độ vượt trội. Họ dùng sự sáng tạo và tư duy làm vũ khí sinh tồn cho mình.
Những người tiền sử ban đầu biết tận dụng sự rắn rỏi, sắc nhọn của đá làm vũ khí đi săn. Sau khi cảm thấy công cụ này chưa đủ tiện lợi, chúng ta tiếp tục phát triển từ vũ khí đồ đá thành đồ đồng để có thể làm giảm trọng lượng, gia tăng sự nhạy bén của công cụ đi săn. Một thời gian sau, không hài lòng với những vũ khí bằng đồng khá giòn và dễ gãy, nhân loại tiếp tục có những bước tiến dài trong việc sáng tạo ra những vũ khí mới ở thời kì đồ sắt.
Trong vấn đề ăn uống, từ việc trực tiếp tiêu thụ những thực vật tươi sống, con người đã biết ăn chín uống sôi. Sau đó lại tiếp tục có những bước nhảy vọt trong việc điều chế thực phẩm sao cho có món ăn vừa ngon mắt, vừa ngon miệng. Nhận ra chỉ như vậy là chưa đủ, ngày nay con người lại chuyển sự chú ý của mình sang những vấn đề về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cũng trong thời kì sơ khai, loài người sử dụng chính đôi bàn chân của mình để di chuyển và di cư đến mọi vùng đất. Tuy nhiên hoạt động này tiêu hao khá nhiều sức lực và thời gian. Để giải quyết vấn đề, con người bắt đầu biết tận dụng sức mạnh của các loài vật như voi, bò, ngựa để làm phương tiện di chuyển hoặc tăng sức kéo. Một thời gian sau, cảm thấy việc lợi dụng sức của các loại động vật vẫn còn quá bất tiện và cồng kềnh, chúng ta phát minh ra xe đạp. Có xe đạp, xe kéo, chúng ta bắt đầu nhận ra để di chuyển đường dài, phương tiện này vẫn có thể khiến con người cảm thấy mệt mỏi, đó là chưa kể đến việc phải đối diện với vấn đề thời tiết như nắng, mưa, những cơn gió mạnh… Vậy là động cơ máy và ô-tô ra đời. Dù vậy, những phương tiện giao thông này vẫn không thể làm hài lòng con người. Khi cảm thấy việc di chuyển bằng đường bộ đôi lúc quá lòng vòng và mất thời gian, chúng ta tiếp tục thể hiện khả năng đột phá hơn nữa bằng sự ra đời của những chiếc máy bay.
Có thể nói trong mọi phát minh mà con người làm ra đều có dấu chân của khả năng sáng tạo và đổi mới không ngừng nghỉ.
Gần đây IBM đã thực hiện một nghiên cứu trong số 1.500 CEO và đưa ra kết luận rằng khả năng sáng tạo là phẩm chất hàng đầu cần có ở một nhà lãnh đạo trong kỷ nguyên số. Boston Consulting Group cũng có ý kiến tương tự. Đây chính là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy việc tự trang bị cho mình những tư duy, góc nhìn mới là kỹ năng cần thiết hàng đầu ở thế kỷ 21. Mọi người đều cần phải có khả năng tận dụng tốt hơn khả năng sáng tạo bẩm sinh của mình để điều hướng trong cuộc sống và công việc, dù là với những ngành nghề mang tính kỹ thuật.
Ngày nay, sáng tạo không còn được sử dụng như một vũ khí sinh tồn. Tuy nhiên không vì vậy, mà loài người từ chối khả năng này. Trong một nghiên cứu tại Đại học Drexel, các nhà khoa học đã tìm ra lý do tại sao khi khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc, con người vẫn không ngừng say mê, tìm tòi những điều mới mẻ. Các nhà nghiên cứu dự án này đã gọi kết quả của mình là Phản ứng “aha!”. Não bộ con người luôn có phần thưởng riêng dành cho sự sáng tạo. Nói một cách đơn giản, nhiều người trong chúng ta cảm thấy thoải mái khi uốn dẻo các “cơ sáng tạo” của mình.
Ngay cả khi ta không phải danh họa Picasso hay thiên tài âm nhạc John Lennon, mọi người đều đã trải qua cảm giác nhẹ nhõm, thỏa mãn ngay sau một tiếng “aha!”. Làn sóng hạnh phúc đó tới khi người ta giải được câu đố, viết một bài thơ, hoàn thành một công việc hay dự án sau khi đã kết hợp tất cả các kỹ năng, suy nghĩ, khả năng tư duy và trí tưởng tượng của mình. Cảm giác hài lòng lâng lâng đó, chính là phần thưởng mà bộ não dành cho chúng ta, nhất là khi khả năng này có thể dẫn tới nhiều phát minh và những đột phá khác.
Sáng tạo có thể là một lợi thế trong mọi lĩnh vực, không riêng gì nghệ thuật. Những nhà sáng tạo nổi tiếng nhất trong lịch sử không giới hạn ở giới họa sĩ, văn sĩ hay các nhà thiết kế. Thực chất, đó có thể là người làm khoa học; các kỹ sư, tiến sĩ làm trong lĩnh vực nghiên cứu, những nhà hóa học, kỹ thuật viên hoặc lập trình viên. Thomas Edison chính là một biểu tượng cho sự đổi mới với bộ sưu tập các bằng sáng chế cho hơn 1.000 phát minh và luôn giữ cho mình một tư duy tích cực.
Walt Disney đã xây dựng cả một đế chế giải trí bằng cách biến ước mơ của mình thành sự mơ mộng của nhiều người khác. Disney thường dùng từ ‘Imagineering’ để nói về công việc của mình. Đó là khi Imagine – trí tưởng tượng và engineering – kỹ thuật, kết hợp với nhau.
Albert Einstein cũng không ngừng thách thức những quan niệm không chỉ của riêng mình mà còn của cả những tư tưởng đi trước. Điều này đã giúp ông chạm tới những ý tưởng mới mang tính cách mạng.
Chúng ta cũng không thể bỏ qua Steve Jobs – một doanh nhân có tầm nhìn xa trong lĩnh vực công nghệ. Ông đã thay đổi cách mà mọi người sử dụng máy tính, điện thoại trong cuộc sống hàng ngày thông qua cuộc cách mạng của Ipod, Iphone, Ipad, Macbook. Steve Job cũng đóng góp một phần không nhỏ cho việc tạo ra Pixar – khởi đầu cho rất tiềm năng cho sự phát triển của ngành hiệu ứng hình ảnh.
Marie Curie là người phụ nữ đầu tiên nhận giải Nobel, cũng là người phụ nữ duy nhất 2 lần đạt được giải thưởng danh giá này trong hai lĩnh vực khác nhau. Bà đã mở đường cho phụ nữ trong lĩnh vực khoa học với những khám phá và ý tưởng đột phá của mình. Quyết tâm và sự cống hiến của bà đã ảnh hưởng sâu sắc đến định kiến của xã hội về việc phụ nữ làm khoa học.
Trong thời đại số, một trong những thách thức lớn nhất chính là làm sao để gìn giữ và nuôi dưỡng ngọn lửa sáng tạo của bản thân giữa dòng chảy công nghệ. Theo CTO SonKim Group – anh Huân Trần, 3 yếu tố tiên quyết để làm chủ sự đổi mới cũng như khả năng đột phá của mỗi người chính là “Tư duy, Văn hóa, và Con người”.
Là một Thạc sĩ Khoa học máy tính của Viện Pháp ngữ, anh Huân Trần đã hoàn thành chương trình Tiến sĩ Công nghệ máy tính tại Trường ĐH Joseph Fourier – Pháp và là người Việt Nam đầu tiên trở thành Kỹ sư trưởng CNTT của IBM Việt Nam. Với 11 năm kinh nghiệm làm việc tại IBM cũng như từng đảm nhận nhiều vị trí cố vấn cấp cao tại TMA Solutions, Microsoft, Vin Group, hiện anh đang là CTO của SonKim Group cũng như đảm nhiệm vị trí Phó chủ tịch của Cộng đồng các Giám đốc Công nghệ Thông tin Việt Nam (CIO Vietnam).
Mặc dù tập trung vào việc nghiên cứu, phát triển công nghệ, song Tiến sĩ Huân Trần luôn hiểu rằng, bên cạnh các kỹ năng nghề nghiệp, chúng ta luôn phải tập trung sáng tạo, đảm bảo rằng Việt Nam sẽ luôn cập nhật những chương trình đổi mới đang diễn ra từng ngày trên khắp thế giới.
Đây là những vấn đề cốt lõi, nhưng quá trình cụ thể diễn ra thế nào, và chúng ta cần bắt đầu từ đâu?
Để có được câu trả lời, bạn có thể tìm kiếm đáp án thông qua chương trình AMA (Ask Me Anything) với chủ đề Digital Innovation: Mindset, Culture & People do cộng đồng Digikigai tổ chức.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Cùng LOGIVAN nghe nghề lao động “khó tính” kể chuyện đi làm
VIỆC LÀM MỚI NHẤT TỪ JobHopin
Thuật xem chỉ tay đã cuốn hút con người suốt nhiều thế kỷ bởi lời…
Mối quan hệ mập mờ nghe có vẻ lý tưởng. Nhưng điều đó không có…
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…