Cine

Khi sự cô đơn được khắc họa trên màn ảnh

Cô đơn có vẻ là một chủ đề không mấy hấp dẫn để khai thác. Nó làm ta liên tưởng đến cảm giác buồn bã, lạc lõng, không đặc sắc cũng chẳng có gì kịch tính.

Tuy nhiên, cô đơn là một phần không thể chối bỏ của con người. Chúng ta mong muốn được yêu thương, được bầu bạn, hoặc được thấu hiểu. Tất cả những thứ đó đều bị ràng buộc bởi sự cô đơn. Chủ đề này có thể được tìm thấy ở nhiều bộ phim, từ những bộ phim arthouse về hiện sinh của Ingmar Bergman, Michelangelo Antonioni,… cho đến những bộ rom-com mang tính thương mại hơn như Sleepless in Seattle.

Tôi cho rằng tất cả chúng ta, ai cũng cô đơn. Nó là một cảm xúc phổ biến hơn cả tình yêu, thế nhưng chúng ta ít nói về nó hơn. Có thể do ta thấy xấu hổ. Nói về sự cô đơn tức là nói về một phần thiếu hụt trong con người chúng ta.

David Lean

Những hình ảnh khắc họa sự cô đơn chúng ta hay thấy trên phim như, nhân vật đi ăn hoặc uống rượu một mình, ‘đóng khung’ nhân vật, những cú máy dài (long shot), những khoảng trống,… Giống như cách nhân vật Travis (Robert De Niro) trong Taxi Driver (1976) bị tách biệt với xã hội, mất kết nối với những người xung quanh.

Một trong những cú máy yêu thích của Martin Scorsese – đạo diễn phim – là khi nhân vật Travis dần dần biến mất khỏi khung hình. Máy quay bắt đầu di chuyển sang phải, rồi lùi ra xa, nhân vật đối lập với một hành lang trơ trọi và trống vắng. Scorsese cho biết ông thích phân cảnh ấy, vì “nó làm tăng thêm tính cô độc của toàn bộ câu chuyện”.

Phần 2: Khi sự cô đơn được khắc họa trên màn ảnh

Late Spring (1949)
Đạo diễn: Yasujiro Ozu

Phong cách làm phim tinh tế của Yasujiro Ozu dường như rất phù hợp để truyền tải những cảm xúc sâu sắc. Những bộ phim hay nhất của ông là những suy ngẫm thơ mộng về mối quan hệ gia đình, khoảng cách thế hệ và những thất vọng khác nhau trong cuộc sống. 

Late Spring kể về cô gái 27 tuổi Noriko (Setsuko Hara) cùng người cha Shukichi (Chishu Ryu). Shukichi cảm thấy rằng con gái mình nên kết hôn để không phải cô đơn sau này trong cuộc sống. Những việc làm của ông mang lại cảm giác cô đơn và buồn bã sâu sắc cho bộ phim khi hai cha con buộc phải suy ngẫm về cuộc đời riêng của mỗi người.

Những khoảnh khắc khi camera ‘dừng’ lại trên một hành lang dài trống trải, rồi cái cúi đầu đầy kính cẩn của Noriko trong ngày cưới, và hình ảnh Shukichi ngồi một mình gọt táo trên băng ghế gỗ giờ đây đã vắng bóng con gái, tất cả đã góp phần hình thành nên một trong số những bộ phim cảm động và khơi gợi nhất về những mất mát tình cảm.

Summertime (1955)
Đạo diễn: David Lean

Mỉa mai thay, khi một nơi lãng mạn như Venice cũng chính là nơi cô đơn nhất. Jane Hudson (Katharine Hepburn) đã sớm phát hiện ra điều ấy. Giữa những kẻ yêu nhau của Venice, cô lạc lõng. Giữa những cặp tình nhân tay khoác tay cười đùa vui vẻ, Jane – một phụ nữ trung niên – vẫn điềm tĩnh, tự tin, có phần kiêu hãnh.

Thế nhưng mỗi bước đi, mỗi lời nói của cô đều tựa như đang trên bờ vực của sự sụp đổ. Khán giả tưởng chừng chỉ giây tiếp theo thôi là cô sẽ không thể kiềm lòng mà bật khóc. 

Thế nhưng mỗi bước đi, mỗi lời nói của cô đều tựa như đang trên bờ vực của sự sụp đổ. Khán giả tưởng chừng chỉ giây tiếp theo thôi là cô sẽ không thể kiềm lòng mà bật khóc. 

Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi khi Jane gặp nhà buôn đồ cổ người Ý Renato De Rossi (Rossano Brazzi). Thành phố giờ đây rực pháo hoa – theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Nhưng liệu niềm vui ngắn ngủi này có kéo dài, hay Jane sẽ nhận ra rằng tốt hơn cô nên chấp nhận lấy thực tế còn hơn là bấu víu vào những điều không có thật?

The Apartment (1960)
Đạo diễn: Billy Wilder

Bộ phim hài từng đoạt nhiều giải thưởng Oscar của Billy Wilder vừa mang một chút châm biếm về nước Mỹ lại vừa có màu sắc lãng mạn. Tuy nhiên, chủ đề chính của phim, theo như đạo diễn người Ai-len Mark Cousins, chính là sự cô đơn.

Để có thể dễ dàng thăng chức trong công ty, ‘Bud’ Baxter (Lemmon) – một nhân viên bảo hiểm – đã rộng rãi cho đồng nghiệp và cấp trên ‘mượn’ căn hộ của anh để làm nơi chốn ngoại tình lý tưởng. Baxter chấp nhận đứng ngoài tất cả những cuộc chơi tình ái ấy. Anh một mình chờ đợi trong giá lạnh để mọi người ‘xong việc’. Đến khi quay về căn hộ, thứ bầu bạn cùng anh cũng chỉ là chiếc TV và ‘bữa tối cho một người’.

The Apartment sử dụng cô đơn như một cách để nói về sự cần thiết của tình yêu. Khi anh chàng Baxter phải lòng cô nhân viên điều hành thang máy Fran Kubelik (Shirley MacLaine), đó là cái kết mà tất cả mọi người mong đợi: những điều tốt đẹp hơn, và một ‘bữa tối cho hai người’.

Ali: Fear Eats the Soul (1974)
Đạo diễn: Rainer Werner Fassbinder

Là một tác phẩm kinh điển của Điện ảnh Đức Đổi Mới (New German: 1962-1982), Fear Eats the Soul là một trong những bộ phim dễ tiếp cận của đạo diễn Rainer Werner Fassbinder. 

Emmi (Brigitte Mira) – một góa phụ trung niên cô đơn – gặp gỡ Ali (El Hedi ben Salem) – một ‘kẻ ngoại đạo’, một ‘gastarbeiter’ (người lao động nhập cư) trẻ tuổi người Maroc. Họ nhanh chóng tìm thấy niềm an ủi trong việc bầu bạn với nhau. Nhưng xã hội không chấp nhận họ. Xã hội quay lưng với họ bằng một thái độ khắt khe và phân biệt chủng tộc.

Fassbinder là bậc thầy trong việc thể hiện sự cô đơn của các nhân vật trong phim của ông. Ali và Emmi bị bị cô lập trong từng khung hình, được ‘quan sát từ xa’ qua các ô cửa sổ hoặc cả hai như sắp biến mất giữa khoảng không khi ngồi trong công viên không người, giữa những chiếc ghế vàng san sát.

The Green Ray (1986)
Đạo diễn: Eric Rohmer

Là phần thứ năm trong loạt phim ‘Comedies and Proverbs’ của Eric Rohmer, The Green Ray là câu chuyện về cô gái trẻ người Pháp Delphine (Marie Rivière) đang cố gắng lấy lại tinh thần sau cuộc chia tay và đang lên kế hoạch cho kỳ nghỉ hè của mình.

Delphine đi thăm bạn bè, đi du lịch một mình đến các khu nghỉ dưỡng. Nhưng ở bất cứ đâu, cô đều thấy lạc lõng khi những người khác thoải mái vui đùa với nhau còn Delphine thì chật vật để trở thành một phần của cuộc vui ấy. Cũng như Jane trong Summertime, Delphine có thái độ phòng thủ và giận dữ trước những thỏa hiệp cần thiết để bắt đầu một mối quan hệ mới.

Xem thêm:
Phim Việt trên bước đường “thách thức” Hội đồng kiểm duyệt với những đề tài cấm kỵ
“Thử thách” bản thân cuối tuần với 5 tựa phim kinh dị về truyền thuyết đô thị
Những bộ phim hoạt hình Disney làm người lớn phải suy nghĩ
Năm vừa qua, nền tảng trực tuyến nào có những bộ phim chất lượng nhất?

Mi Nguyen

Recent Posts

Mai Ngọc Linh – Founder của LaBase: Sự khác biệt giữa kinh doanh trên sàn thương mại và dịch vụ trong ngành làm đẹp

Thương hiệu LaBase Cosmetics & Spa của chị Mai Ngọc Linh đã làm thế nào…

9 giờ ago

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

1 ngày ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

4 ngày ago