Tiếp nối với dòng thời trang cổ xưa trên màn ảnh Việt là những phục trang mang đậm phong cách retro của thập niên 60. Đó là thời đại của những chiếc quần ống loe, quần thụng, những chiếc váy đa sắc màu, họa tiết như chấm bi, kẻ ngang…
Những ký ức của làng mốt một thời được tái hiện rất rõ trên trang phục của các nhân vật trong hai bộ phim đình đám Cô Ba Sài Gòn và Tháng Năm Rực Rỡ.
Người ta biết đến Cô Ba Sài Gòn với thông điệp chủ đạo gợi nhớ sự thăng trầm của chiếc áo dài mang đậm hồn dân tộc. Với mô-típ xuyên không kì ảo, chuyện phim xoay quanh hiệu may Thanh Nữ nức tiếng Sài Gòn thời bấy giờ. Bộ phim thu hút sự chú ý của dư luận, đồng thời nhận được đánh giá tích cực bởi tình cảm gia đình và các giá trị nhân văn, gốc rễ được truyền tải qua những thước phim.
Những trang phục tân thời của Cô Ba Sài Gòn từ màu sắc đến kiểu dáng đều khiến cho khán giả ngạc nhiên và đầy thích thú. Phim tái hiện sinh động thế giới thời trang những năm 60. Theo Ngô Thanh Vân, ê-kíp đã phải sử dụng đến hơn 200 bộ phục trang. Bên cạnh tà áo dài truyền thống, người xem còn được mãn nhãn với loạt trang phục xuống phố mang đậm phong cách Hippie của thập niên 60.
Tà áo dài xuất hiện xuyên suốt trong phim. Các nhân vật trong phim mặc áo dài từ nhà ra phố, thậm chí là cả khi đi dự tiệc đêm. Những tà áo dài trong phim đa dạng từ chất liệu đến họa tiết, kiểu dáng. Các cô quý cô thanh lịch với chiếc áo dài cách tân, mang băng đô, mái tóc uốn phồng, mắt kẻ viền rảo bước trên đường phố Sài Gòn trong những năm tháng đầy biến loạn.
Ngoài ra, còn có phong cách Hippie xuất hiện trong phim với hàng loạt các trang phục xuống phố của nhân vật Như Ý. Văn hóa Hippie xuất hiện từ bờ Tây của châu Mỹ và lan rộng từ giữa những năm 60 trở đi. Trang phục đặc trưng là đầm maxi, quần jean ống loe, áo vải rũ, áo cánh.. Họa tiết, màu sắc, chất liệu lấy cảm hứng từ cuộc sống du mục ở Ấn Độ và các nước phương Đông.
Tháng năm rực rỡ là bộ phim được làm lại từ tác phẩm gốc Sunny của Hàn Quốc. Bối cảnh trong phim được nhà sản xuất tái dựng năm 1974, 1975 tại thành phố Đà Lạt. Bộ phim xoay quanh những ngày tháng thanh xuân rực rỡ của 6 thành viên trong nhóm Ngựa Hoang.
Ngoài việc được khen ngợi vì những mẩu chuyện tình yêu, tình bạn mang đậm tính nhân văn, phim còn là một “bữa tiệc thời trang” đầy màu sắc tái hiện những xu hướng thời trang của thập niên 70 hào nhoáng. Đó là thời đại của những chiếc quần ống loe, quần thụng, những chiếc váy đa sắc màu, họa tiết như chấm bi, kẻ ngang..
Nhiều bộ phim Việt mắc lỗi đầu tư thời trang không tới, khiến các nhân vật trông lòe loẹt và sến sẩm. Tuy nhiên điều đó không xảy ra với các cô gái của Ngựa Hoang. Họ mặc sức phối áo và quần mỗi thứ một màu, đắp hàng loạt phụ kiện lên người nhưng tổng thể trông vẫn đầy hòa hợp. Những mảnh màu retro tươi sáng đã phần nào tái hiện được cái hồn thời trang học đường thập niên 70 làm khán giả bồi hồi nhớ lại một thời xa vắng.
Đọc Phần 1: Trang phục truyền thống
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…
"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…