Fashion

Khi thời trang “phang” sức khỏe: 5 xu hướng thời trang nguy hiểm nhất lịch sử

Theo bà Summer Strevens, tác giả cuốn sách Fashionably Fatal (Những cái chết vì thời trang). “Một khi thời trang đi quá giới hạn, tôi gọi đó là sự điên rồ phù phiếm.”

Để đẹp và có phong cách hợp mốt, nhiều phụ nữ từ xưa đến nay đã bất chấp để mang những trang phục, phụ kiện dễ gây nguy hiểm cho cơ thể. Các xu hướng thời trang bất tiện này gây khó chịu, làm bị thương, tàn tật, thậm chí dẫn đến tử vong cho phái đẹp.

Áo corset

Áo corset (hay áo nịt bụng / áo chẽn ngực) – một loại nịt thun bó sát cơ thể giúp định hình vóc dáng, xuất hiện từ thế kỷ 16 và dần trở nên thịnh hành tại Châu Âu trong thế kỷ 19. Nữ hoàng Maud của Na Uy là một người phụ nữ nổi tiếng với vòng eo siêu bé và hiện nay có rất nhiều bộ đầm của bà đang được trưng bày tại bảo tàng như một minh chứng về vẻ đẹp của phụ nữ châu Âu thế kỷ 19.

Phụ nữ được coi là quý phái khi có chiếc eo “thắt đáy lưng ong”, vóc dáng “đồng hồ cát”. Vì thế, áo corset trở thành nhu cầu lớn và được hầu hết phái yếu tin dùng. Thậm chí trong nhiều thế kỷ sau, áo corset vẫn được coi như công cụ và bí quyết làm đẹp của nhiều phụ nữ. Bên cạnh đó cũng có nhiều đàn ông tìm đến loại áo này để có một cơ thể săn chắc.

Từ những năm 1840, áo corset được cấu trúc thêm với một thanh gỗ phẳng, mỏng hoặc thép chèn vào phía trước cho cứng để tạo dáng áo và che giấu những lớp áo lót bên trong. Tuy nhiên, loại áo này thực sự là con dao hai lưỡi.

Do áo corset được thiết kế để thắt chặt vòng eo nên nó “cắt đứt” mọi sự lưu thông giữa đầu và chân của người mặc. Việc “ép” nhỏ quá mức cần thiết phần bụng khiến người mặc phải gò mình trong chiếc áo corset, gây cảm giác khó thở. Vào năm 1912, nam diễn viên Joseph Hennella khi đang diễn kịch trên sân khấu trong vai nữ (thời điểm đó nữ giới không được phép diễn kịch và các vai nữ sẽ do nam diễn viên đảm nhận) thì bỗng nhiên đột quỵ và qua đời. Nguyên nhân là chiếc áo chẽn ngực quá thắt chặt vòng eo, làm gãy xương sườn của ông và đâm vào nội tạng.

Không chỉ vậy, áo corset còn gây tổn thương cho khung xương và buồng phổi, thậm chí gây xáo trộn sự sắp xếp tự nhiên của nội tạng. Và điều này có thể gây chảy máu bên trong. Năm 1903, một người phụ nữ đã chết đột ngột do miếng thép được chèn bên trong áo corset đâm xuyên vào tim.

Khung đầm phồng

Váy phồng hay còn gọi là Crinoline là một kiểu váy được tạo khung phồng to bằng chiếc lồng đuôi ngựa hoặc lồng thép, là trang phục gắn liền với hình ảnh phụ nữ phương Tây sống vào thế kỷ 19. Khung đầm phồng là một vật dụng khá cồng kềnh dành riêng cho những người mặc váy. Chính xác hơn, nó như một chiếc “lồng” kim loại được thắt lại ở vùng eo và kéo dài xuống tới chân, “núp” trong váy, giúp váy phồng ra.

Từ khoảng năm 1810 ở châu u, váy rộng bắt đầu trở thành “mốt” thời thượng. Các nhà thiết kế đương thời tìm mọi cách để tăng độ rộng của váy. Và khung đầm phồng ra đời. Ban đầu nó được làm từ vải lanh dệt với lông đuôi hoặc bờm ngựa, tạo lớp váy lót cứng giúp váy phồng ra. Tới năm 1856, khung đầm phồng được làm từ các vòng khung thép như một chiếc lồng.

Chiếc lồng này không khác gì một chiếc cũi bao bọc xung quanh đôi chân người phụ nữ khiến không gần như không thể ngồi hoặc bước qua một cánh cửa hẹp. Trong đó, chiếc lồng thép thực sự là một công cụ mang lại nhiều rắc rối và nguy hiểm cho phái nữ.

Việc mang theo cả một chiếc “lồng” đồ sộ với đường kính lên tới 180cm như vậy khiến người mặc gặp rất nhiều khó khăn khi đi qua ô cửa hẹp, các toa xe hay việc ngồi xuống. Ví dụ như váy có thể bị kẹt vào nan xe, kích thước lớn khiến người đối diện phải đứng cách xa, hay người mặc có thể bị vấp ngã và bị té ngửa…

Những cái chết do khung đầm phồng mang lại không hề hiếm trong thế kỷ XIX. Năm 1863 ở Santiago (Chile), hơn 2.000 người đã thiệt mạng trong một vụ cháy nhà thờ. Khi vụ hỏa hoạn bắt đầu, mọi người đều cố gắng chạy ra ngoài. Nhưng kích thước quá khổ của những chiếc váy đã khiến nhiều phụ nữ bị kẹt ở cửa. Mọi người bị “chất đống” ở lối ra và chìm trong ngọn lửa.

Bên cạnh đó, các khung đầm phồng còn rất nhạy cảm với những cơn gió. Nếu gặp một cơn gió đủ mạnh, người mặc có thể bị cuốn bay đi.

Bó chân gót sen

Tục bó chân của người Trung Quốc xưa, đã bắt đầu cách đây hơn 1.000 năm vào giữa thế kỷ 10. Có nhiều giả thuyết về xuất xứ của tục bó chân. Đó là có một con cáo ngụy trang thành hoàng hậu, muốn trở thành người nên con cáo này đã ngụy trang, giấu đôi chân của mình bằng cách bó chặt chân và đi giày.

Tuy nhiên, giả thuyết được nhắc đến nhiều nhất là câu chuyện về một cung nữ tên Triệu Phi Yến dùng vải bó quanh bàn chân và nhảy múa. Ấn tượng với điệu múa với bàn chân bó gọn của Triệu Phi Yến, hoàng đế Hán Thành Đế đã gọi nó là “kim liên tam thốn” (gót sen ba tấc) và ra lệnh cho những cung phi khác cũng bắt chước theo.

Việc bó chân được xem là một giải pháp để kiểm soát và củng cố đức hạnh của nữ giới. Người ta tin rằng những người đàn bà với đôi bàn chân bé xíu sẽ không thể rời khỏi nhà dễ dàng, từ đó không thể có cơ hội quan hệ tình dục với người nào khác. Tuy nhiên, đây cũng được xếp vào danh sách những trào lưu rất nguy hiểm trong lịch sử.

Nó cắt đứt việc lưu thông máu trong các ngón chân từ đó dẫn đến hiện tượng hoại tử hoặc nhiễm trùng. Nhưng đây lại là điều mà phụ nữ Trung Hoa cổ đại mong muốn. Khi ngón chân bị hoại tử thì nó sẽ bị rụng ra và bàn chân sẽ trở nên nhỏ nhắn hơn. Nếu như một người phụ nữ bị chết trong quá trình chân bị hoại tử thì đó là một điều đáng xấu hổ.

Để có một bàn chân gót sen là một quá trình đầy đau đớn, thường bắt đầu khi các bé gái từ 4-9 tuổi. Các xương bàn chân bị bẻ gãy, sau đó bó thật chặt bằng vải để tạo hình giống như móng guốc. Mãi đến tận cuối thập niên 1960, tập tục này mới dần biến mất.

Kiểu tóc fontange

Fontange là kiểu tóc dành riêng cho phụ nữ rất được ưa chuộng tại Pháp cuối thế kỷ 17 tới đầu thế kỷ 18. Đó là kiểu tóc búi cao và được trang trí thêm bằng ren hoặc dây ruy băng khá rườm rà. Theo kể lại, kiểu tóc này được Duchesse de Fontanges, tình nhân của vua Pháp – Louis XIV (1638 – 1715) sáng tạo ra.

Trong một cuộc đi săn với nhà vua, kiểu tóc của Fontanges bị hỏng, vì vậy cô đã lấy ruy băng buộc lại. Điều này khiến nhà vua rất thích thú. Sau đó những người phụ nữ khác bắt đầu bắt chước theo cách làm tóc này.

Lúc đầu, kiểu fontange gồm ruy băng, ren, vòng trang sức và đôi khi có mũ nhỏ đan xen với tóc. Sau đó nó phát triển lớn hơn thành một “tháp” cao trên đầu và bao gồm cả tóc giả. Thậm chí, người ta còn gắn nguyên cả một “hệ sinh thái” trên đầu. Chính vì kết cấu khổng lồ này, kiểu tóc fontage đã gây nên không ít rắc rối cho phụ nữ như va chạm với những vật trên cao, bị ngã do mất thăng bằng dẫn đến bị thương hoặc tàn phế.

Cổ áo cứng tháo rời

Hầu hết các trào lưu trong danh sách này là của phụ nữ, nhưng trong lịch sử có một mốt nguy hiểm dành cho đàn ông là chiếc cổ áo dựng đứng có thể tháo rời giúp những người đàn ông không cần phải thay đổi áo sơ mi mỗi ngày ở thế kỷ 19. Loại cổ áo này có màu trắng, cao đến sát cằm và bó chặt.

Theo bà Strevens viết trong sách, những chiếc cổ áo bị gọi là “Vatermörder” trong tiếng Đức – nghĩa là “kẻ sát hại những ông bố”. “Chúng có thể chặn đứng nguồn cung cấp máu đến động mạnh cảnh. Tương truyền, nhiều người đàn ông say rượu quên tháo cổ áo đã bị ngạt mà chết. Những quý ông thời vua Edward dùng loại cổ áo keo cứng này như phụ kiện thời trang. họ đeo để đi club, uống một vài ly rượu và ngã lăn ra trên ghế, đầu gục xuống phía trước. Và họ chết vì nghẹt thở.

Năm 1988 một cáo phó đăng trên tờ The New York Times có tựa đề: “Chết ngạt bởi cổ áo”. Trong đó viết, “một người đàn ông tên John Cruetzi đã được phát hiện chết trên ghế công viên trong tư thế ngủ gật, đầu gục xuống ngực và chiếc cổ áo, do quá cứng, đã làm tắt khí quản và ngăn máu lưu thông qua các tĩnh mạch, gây ngạt thở và đột quỵ dẫn đến tử vong.”

Nghi To

Recent Posts

#Nghĩ: Làm gì khi bị ghét?

Không ai trên đời hoàn hảo đến mức không có lấy 1 "anti-fan" cả. Thế…

12 giờ ago

Làm sao để ra quyết định đúng đắn trong tình huống “nước sôi, lửa bỏng”?

Nếu đã từng hoặc đang ở trong tình huống cấp bách mà cần phải ra…

1 ngày ago

22 sự thật “đắng lòng” về cuộc đời sẽ khiến bạn phải ngẫm lại

Hãy để The Millennials Life làm người chỉ đường trong cuộc đời của bạn với…

2 ngày ago

Đời sống thường nhật qua lăng kính triển lãm “The Story Teller” của DAOS501

Triển lãm tranh "The Story Teller"  là “cuốn nhật ký” nghệ thuật ghi lại những…

3 ngày ago

#BócRượu: Rượu trắng – nghi lễ trưởng thành “ngầm” của các bé trai Việt Nam

Chẳng biết từ bao giờ, cốc rượu trắng tinh khiết đã trở thành một phần…

4 ngày ago

Ưu và nhược điểm của việc làm bạn trước khi là người yêu của nhau

Có nên khôn ngoan khi 2 người làm bạn với nhau trước khi bắt đầu…

5 ngày ago