Lifestyle

#KhôngQuạu: Clubhouse – Tân binh mới trong làng công nghệ đánh bại TikTok?

Kể từ khi mạng xã hội ra đời, thế giới không bao giờ còn như trước nữa – quyền năng phát thông tin đã được trao cho mọi cá nhân ở mọi ngóc ngách trên thế giới có Internet.

Sau những mạng xã hội dùng cả text và hình ảnh như Facebook, mạng xã hội dùng hình ảnh như Instagram, dùng video như TikTok, thế giới truyền thông xã hội đang thay đổi. Ví dụ điển hình nhất của xu hướng này chính là sự xuất hiện của ứng dụng Clubhouse – mạng xã hội dùng audio đang khuynh đảo thế giới.

Tuy mới chỉ 11 tháng tuổi, Clubhouse đã trở thành cơn sốt được nhiều người yêu thích công nghệ và văn hóa đại chúng săn đón. Dần dần, cộng đồng người dùng coi ứng dụng này như một biểu tượng, một quảng trường nơi những người tham gia có quyền tự do bày tỏ ý kiến cá nhân.

Có gì bên trong mạng xã hội Clubhouse?

Ảnh: Sưu tầm

Kể từ khi ra mắt hình thức mạng xã hội audio mới mẻ này, mọi con mắt chú ý đều hướng đến công ty khởi nghiệp nhỏ bé ở San Francisco. Clubhouse được hai doanh nhân Paul Davison Rohan Seth thành lập với khoảng một chục nhân viên.

Theo đó, Clubhouse là mạng xã hội chuyên về giọng nói và âm thanh với tính năng ưu việt có thể giúp người dùng xây dựng các mối quan hệ nhanh chóng nhờ các cuộc trò chuyện trực tiếp, ngắn gọn. Nền tảng mạng xã hội này cho phép người dùng tham gia một loạt các cuộc trò chuyện, từ những cuộc trao đổi ngắn ngủi “vô thưởng vô phạt” đến các cuộc thảo luận lớn hơn với hội đồng chuyên gia và hàng nghìn thính giả tham dự.

Ứng dụng trên điện thoại thông minh mới này được đánh giá là “sát thủ” tiếp theo của mạng xã hội và đang làm thay đổi cách chúng ta giao tiếp, chia sẻ kiến thức và thậm chí kết bạn mới. | Ảnh: Sưu tầm

Tờ New York Times cho biết, các cuộc trò chuyện xuất hiện trên Clubhouse có thể liên quan đến vật lý thiên văn, địa chính trị hay thơ ca vũ trụ. Có thể nói, Clubhouse không hề có sự hạn chế về nội dung, cũng chính vì thế, người dùng có thể tham gia hàng nghìn phòng trò chuyện mỗi ngày nếu họ muốn.

Clubhouse vẫn đang trong giai đoạn phát triển và chưa chính thức hoàn thiện. | Ảnh: Clubhouse

“Cỗ máy kiếm tiền” mới cho những người sản xuất nội dung

Bản chất của nền tảng Clubhouse là mang lại các cơ hội tiềm năng cho việc kiếm tiền – chẳng hạn như việc ứng dụng có thể nhận hoa hồng từ phí tham gia vào phòng chat các cuộc thảo luận lớn.

Tất nhiên, khả năng kiếm tiền cũng sẽ thu hút và giữ chân những người tổ chức phòng chat tốt nhất cho hệ sinh thái Clubhouse. Tương tự như các kênh Twitch thuộc sở hữu của Amazon, Clubhouse còn cho phép đăng ký tài khoản hàng tháng cho các phòng chat theo hình thức câu lạc bộ dựa trên sở thích cụ thể. Không chỉ thế, người dùng còn có thể mua các biểu tượng biểu lộ cảm xúc mang tính hoạt hình độc đáo để đưa ra phản hồi trực quan cho người nói và tương tác với các thành viên khác của khán giả.

Các nhà đồng sáng lập của Clubhouse cũng đã tiết lộ sẽ bắt đầu thử nghiệm các cách thức cho phép người sáng tạo của nền tảng này được thanh toán thông qua “tiền boa, vé hoặc đăng ký” trong những tháng tới.

Những chân trời mới mở đến với Clubhouse

Một điều gì đó đặc biệt đang diễn ra bên trong cộng đồng Clubhouse. Có thể gọi đó là sức mạnh của “thoại” – và đó là thứ khác biệt của Clubhouse so với các nền tảng mạng xã hội khác. Một cuộc trò chuyện trực tiếp ngắn gọn, có sắc thái và giọng điệu, có thể xây dựng các mối quan hệ thân thiết nhanh chóng hơn hàng chục các đăng tải theo kiểu văn bản và tin nhắn được gửi qua các mạng xã hội có lịch sử phát triển lâu dài hơn như Facebook và Twitter.

Dễ dàng nhận thấy, Clubhouse được hưởng lợi từ bối cảnh cách ly xã hội thời Covid khi mọi người tìm cách giao tiếp xã hội trong bối cảnh tránh tiếp xúc trực tiếp và các hoạt động ngoài trời. Nhưng việc sử dụng Clubhouse có thể lâu bền hơn nhiều người nghĩ sau khi cuộc sống thường ngày trở lại bình thường bởi đó là một cách thông thường để gặp gỡ những người mới thông qua sự thân mật của cuộc trò chuyện và lắng nghe các sự kiện giống như hội nghị mà nếu theo cách khác có thể khó tham dự trực tiếp.

Ảnh: Wired

Làn sóng nổi dậy của Clubhouse diễn ra nhanh chóng. Vào tháng 5/2020, ứng dụng này chỉ có vài nghìn người sử dụng, hầu hết họ phải được người dùng cũ mời và không được phổ biến rộng rãi. Cơn khát Clubhouse mạnh đến nỗi, những người dùng cũ sẵn sàng rao bán lời mời sử dụng ứng dụng của mình trên eBay với giá lên tới $89 USD.

Người đồng sáng lập Paul Davison cho biết số người dùng thường xuyên hàng tuần của ứng dụng đã tăng gấp đôi lên 2 triệu trong vài tuần và hiện đã có hơn 180 nhà đầu tư cho startup này. Mặc dù nhà sáng lập không đưa ra bất kỳ chi tiết cụ thể nào, nhưng tờ The Information tiết lộ rằng, giá trị của ứng dụng Clubhouse đến nay được đánh giá tương đương 1 tỷ USD – tăng gấp 10 lần từ vòng gọi vốn đầu tiên.

Paul Davison, nhà đồng sáng lập ứng dụng Clubhouse | Ảnh: New York Times

Kể từ khi ra mắt, Clubhouse ngày càng trở thành một hiện tượng văn hóa, thu hút sự quan tâm của các chính trị gia, người nổi tiếng và chuyên gia từ mọi tầng lớp xã hội. Ứng dụng được những nhân vật nổi tiếng như Ai Weiwei, Lindsay Lohan, Andrew Yang, và Roger Stone tham gia. Thậm chí, tỉ phú Elon Musk đã gửi lời mời tham gia ứng dụng tới Tổng thống Nga Vladimir V.Putin.

Andrew Yang – một ứng cử viên tổng thống, doanh nhân, luật sư và nhà từ thiện người Mỹ gốc Á là một trong những người tham gia cuộc trò chuyện trên Clubhouse. | Ảnh: Tae Kim/Bloomberg

Nhiều người dùng nhận xét, thời gian dành cho ứng dụng Clubhouse cao hơn đáng kể so với bất kỳ mạng xã hội nào khác trên điện thoại thông minh của tôi – nhiều hơn TikTok, Twitter hoặc Instagram. Đó là một dấu hiệu cho thấy mạng xã hội dựa trên âm thanh có thể hấp dẫn đến như thế nào.

Khi tham gia Clubhouse vào mùa hè năm ngoái, tôi đã gặp và kết bạn với các giáo sư, nhà làm phim, nghệ sĩ, kỹ sư và hơn thế nữa từ khắp nơi trên thế giới. Tôi say sưa lắng nghe câu chuyện cuộc sống của mọi người và tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm của họ, từ việc học cách phát trực tuyến điều hành video bật đèn xanh cho các dự án nhận được phân tích chính trị chuyên nghiệp về tin tức nóng hổi mới nhất. Nó dễ dàng trở thành một trong những trò tiêu khiển yêu thích của tôi.

Tae Kim của tờ Bloomberg

“Lính mới” cũng gặp không ít khó khăn

Để ý đến các chỉ số mới nhất của Clubhouse thì chưa thực sự phản ánh hết tiềm năng của Clubhouse.

Tất cả sự tăng trưởng cho đến nay phần lớn là do truyền miệng và chỉ từ một nửa thị trường điện thoại thông minh. Ứng dụng vẫn yêu cầu một thành viên hiện tại mời tham gia dành riêng cho các thiết bị của Apple. Vì vậy, khi những người sáng lập quyết định mở Clubhouse cho công chúng và phát hành phiên bản Android, tốc độ tăng trưởng sẽ ở cấp độ cao hơn.

Giống như các mạng truyền thông xã hội khác, Clubhouse cũng phải đối mặt với chỉ trích về nội dung phản cảm được phát trên trang của mình.

Ảnh: Kim Cowie/Vice

Việc ứng dụng không giới hạn nội dung tuy tạo điều kiện tiếp cận nhiều tập người dùng như đó chưa hẳn là tối ưu. Clubhouse đã liên tục phải đối mặt với hàng loạt khiếu nại liên quan đến hành vi quấy rối, thông tin sai lệch hay quyền riêng tư.

Tháng 9/2020, ứng dụng đã hứng chịu một loạt dư luận tiêu cực khi một số diễn giả duy trì định kiến bài Do Thái. Cũng trong tháng 1/2021, một nữ bác sĩ tham gia Clubhouse tố cáo trường hợp một người dùng khác lan truyền thuyết âm mưu về vaccine Covid-19, đồng thời kêu gọi cộng đồng từ chối tiêm vaccine. Ứng dụng đang trở thành dấu hỏi lớn đối với giới chức Đức và Italy. Một số cơ quan quản lý của châu Âu lo sợ Clubhouse không thể đáp ứng những yêu cầu về bảo vệ dữ liệu người dùng. Đầu tháng 2, chính phủ Trung Quốc đã có động thái chặn ứng dụng này trong lãnh thổ.

Ngoài ra, Clubhouse cũng phải đối mặt mặt với những đối thủ “đáng gờm” khác.

Ứng dụng trò chuyện âm thanh này đang thu hút mọi ánh nhìn của Thung lũng Silicon | Ảnh: Getty

Sự có mặt của Clubhouse đã tác động lớn đến thế giới truyền thông xã hội, các ông lớn như Facebook hay Twitter đã phải bắt tay vào nghiên cứu những mô hình tương tự nhằm tạo thế cạnh tranh.

Twitter đang cạnh tranh với việc thử nghiệm tính năng phòng trò chuyện âm thanh của riêng mình trong ứng dụng có tên Spaces. Mặc dù dịch vụ mới của Twitter mang đến một số tính năng khác biệt – bao gồm các bản ghi thời gian thực xuất hiện trên màn hình và khả năng chia sẻ các tweet tới phòng chat cho mục đích thảo luận, song phần lớn chưa phổ biến rộng, mới chỉ loanh quanh quanh những người theo dõi tài khoản cụ thể.

Twitter Spaces mang đến trải nghiệm tương tự như Clubhouse. | Ảnh: Tae Kim/Bloomberg

Twitter thiếu sự may mắn cần có của Clubhouse cho phép mọi người dùng từ nhiều nguồn gốc khác nhau gặp gỡ và hình thành kết nối của riêng họ thông qua những lang thang của riêng họ. Clubhouse cũng đang ở giai đoạn bổ sung thêm các cải tiến mới gần như hàng tuần – bao gồm các loại phòng chat khác nhau, nguồn cấp thông báo dựa trên hoạt động và lịch sự kiện. Như vậy, có thể nói sẽ khó có công ty nào khác có thể đuổi kịp.

Nghi To

Recent Posts

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

19 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

4 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

5 ngày ago