Music

#KhôngQuạu: Rap-vertising – Nhạc rap “thời đến” hay “mất chất”?

Những tranh cãi gì đang diễn ra?

Mới đây, trên trang cá nhân của mình, O Buồn bày tỏ quan điểm việc rapper nên tham gia quảng cáo và và dùng tiền đó đầu tư thêm vào sản phẩm cá nhân.

Dành cho những ai chưa biếT, O Buồn (Bùi Quốc Anh) là “chuyên gia” trong các parody về Rap/Hip-hop với các video triệu view. Anh cũng là người có tiếng tăm trong giới Underground và gần đây đã chuyển hẳn sang làm rapper với rap name O Buồn.

Đôi dòng chia sẻ của O Buồn đã ngay lập tức nhận được sự quan tâm của đông đảo của người hâm mộ và được các nghệ sĩ trong giới như DVD, MCK hay Rhymastic tán đồng với ý kiến của mình. Các ý kiến đều đồng quan điểm: Việc làm nhạc và sinh lãi từ nó là không dễ dàng.

Ngược lại với ý kiến đó, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng việc các rapper “làm kinh tế” như thế sớm muộn cũng là mất “chất” riêng của rap.

Cuộc đua “rap-vertising” của các nhãn hiệu mùa lễ Tết

Năm 2020, sau thành công của hai chương trình King of Rap và Rap Việt, nhạc rap giờ đây chính là xu hướng của mọi nhà. Trong khảo sát của K+ vào tháng 9/2020, 82% khán giả nhận định rap là xu hướng của năm 2020 và tiếp tục phát triển trong năm 2021.

Là lẽ tự nhiên, không thể không hòa cùng nhịp beat, các nhãn hàng đem thị trường tiềm năng này vào chiến lược quảng cáo. Từ đó, một thuật ngữ mới trong ngành quảng cáo Việt Nam, rap-vertising đã ra đời.

Tết đến gần và đây là “mùa” của các chiến dịch quảng cáo mang thông điệp mùi mẫn về gia đình, kết nối, sum vầy. Câu từ linh hoạt và không bị rập khuôn được lồng ghép cùng giai điệu bắt tai, rap trở thành chất liệu mới được các nhãn hàng sử dụng để thể hiện tinh thần đón Tết sôi nổi, trẻ trung trong thời đại 4.0. Không những thế, sự phá cách nổi bật của rapper nghiễm nhiên đem lại màu sắc mới lạ cho quảng cáo truyền thống.

Rapper làm kinh tế không phải chuyện mới

Còn nhớ năm 1985, Run-DMC là một trong những cái tên thời đầu đã thành công trong việc “thương mại hoá” sản phẩm âm nhạc của mình với track My Adidas – bài hát đơn nằm trong album Raising Hell được đề cử Grammy.

Khởi đầu bằng một sản phẩm âm nhạc chất lượng, tour diễn của Run-DMC sớm “lọt vào mắt xanh” của Adidas. Đây cũng là cách Run-DMC đã mang văn hóa “đường phố” tới đại chúng.

Dần dần, việc các thương hiệu đưa rapper hay nhạc rap “chào sân” thị trường quảng cáo không còn trở nên quá xa lạ trên thế giới. Những ngôi sao như Cardi B, Snoop Dogg hay Lil Nas X luôn là những người đại diện hàng đầu trong các chiến dịch đa kênh nhiều thương hiệu toàn cầu.

Chia sẻ với Báo Giao thông, chuyên gia truyền thông Hằng Nguyễn nhận định: “Rap là một thị trường tiềm năng cho các nhãn hàng có tệp khách hàng có độ tuổi từ 15-28. Hình thức quảng cáo này đưa thương hiệu bộc lộ “chất riêng” khi biết cách tận dụng. Có thể nói đây là sự hợp tác win-win đem lại thành công cho nhãn hàng, tên tuổi cho nhóm cũng như tăng sức nặng cho văn hoá Hip-hop trên thị trường.”

Rapper quảng cáo đâu có sai

Nắm bắt nhanh chóng và biến những xu hướng mới thành công cụ quảng cáo chính là những gì giới truyền thông đã và luôn làm. Khi Hip-hop lên ngôi, việc các rapper “trở thành” copywriter là điều nghiễm nhiên, hay ít nhất thì các copywriter cũng phải ít nhiều cố gắng biến mình thành rapper để chạy xu hướng.

Nguồn: Facebook Deadline trong ngày

Có thể nhiều người không biết nhưng đứng sau những chiến dịch quảng cáo là rất nhiều bộ não cùng nhau cố gắng để tạo ra một sản phẩm vừa có thể truyền tải được thông điệp của thương hiệu, nhưng cũng phải độc lạ và sáng tạo thu hút người tiêu dùng. Những chiến dịch hoàn chỉnh mà bạn nhìn thấy đều đã cắt, ghép, sửa chữa để đảm bảo cân bằng giữa tính nghệ thuật và thương mại.

Dựa trên những lí do đó, phải chăng sẽ rất phiến diện nếu bạn đánh giá tài năng hay cái “chất” riêng của rapper – thậm chí là nhạc rap, mà chỉ dựa trên một sản phẩm quảng cáo họ hợp tác cùng nhãn hàng.

Ca sĩ, diễn viên, nhạc sĩ đều tham gia làm quảng cáo,… nhưng chỉ có rapper là lại “trúng đạn” chỉ trích khi đi làm kinh tế?

Dễ dàng nhận thấy các rapper hay bất cứ nghệ sĩ nào cũng đang phải chật vật với cơm áo gạo tiền bằng nhiều nghề khác để nuôi dưỡng đam mê. Việc sử dụng sản phẩm âm nhạc của mình kết hợp làm quảng cáo cũng chỉ là cách để các nghệ sĩ kiếm tiền theo đuổi việc làm nhạc, đồng thời cũng là những sản phẩm gửi tặng đến người nghe.

Nóichung, làm quảng cáo hay làm vì đam mê thì bản chất vẫn là làm việc, bởi thế nên đều này đáng được quan tâm, chia sẻ và tôn trọng thay vì phản đối một cách vô cớ.

Nghi To

Recent Posts

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

19 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

4 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

5 ngày ago