Khủng hoảng phân biệt chủng tộc của Dolce & Gabbana tại thị trường Trung Quốc – bài học đắt giá về văn hoá dành cho các thương hiệu thời trang cao cấp
[text_output]‘The Great Show’ của Dolce & Gabbana có lẽ sẽ là show diễn thời trang lớn nhất trong lịch sử 33 năm của thương hiệu với hơn 300 mẫu thiết kế, 140 người mẫu, kéo dài 1 tiếng đồng hồ với sự theo dõi của 1400 khách mời bao gồm giới celeb và những người có tầm ảnh hưởng trong ngành thời trang. Đó là nếu nó được diễn ra. Nhưng show diễn ngày thứ 4, 21/11 vừa rồi đã bị huỷ chỉ vì phát ngôn vạ miệng của giám đốc sáng tạo Stefano. Dolce & Gabbana xúc phạm người Trung Quốc? Nguyên nhân bắt đầu từ một video quảng cáo của hãng được đăng lên Weibo vào thứ Hai, nội dung là một người mẫu Trung Quốc đang cố gắng ăn những món ăn Ý bằng đũa, bên cạnh đó còn có lời bình luận của một người đàn ông rằng cách ăn của cô là không phù hợp. Video bị gỡ khỏi MXH này sau 24h, nhưng nhanh chóng được chia sẻ rộng rãi trên khắp các trang MXH của Trung Quốc lẫn Instagram. Cư dân mạng Trung Quốc cho rằng, hình ảnh người dân nước họ đang bị quy chụp và đánh giá thấp mức độ phát triển của quốc gia này.
Sau đó, trên Instagram xuất hiện một đoạn chat giữa hai tài khoản @michaelatranova và @stefanogabbana (TK chính thức, có dấu tích xanh), trong đó giám đốc sáng tạo của D&G tỏ thái độ xúc phạm tới Trung Quốc và người dùng internet xứ này. Bài post nhanh chóng bị xoá (tài khoản @michaelatranova khẳng định là post của cô bị Instagram cưỡng chế xoá đi) nhưng dân mạng đã nhanh chóng chụp lại màn hình và share với tốc độ chóng mặt cùng với hashtag tẩy chay D&G (#boycottDolce). Có tới 54,000 bài đăng chứa hashtag #DGTheGreatShowCancelled và được nhắc đến trong 74,000 topic trên Weibo. Đủ thấy sức ảnh hưởng của cơn bão tẩy chay Dolce tại Trung Quốc đang rầm rộ tới mức nào. Về phía Dolce & Gabbana, hãng thông báo tài khoản instagram của Stefano đã bị hack. Song lời biện minh chỉ làm tăng sự giận dữ của cư dân mạng.
Thông tin về vụ việc được đăng tải lần đầu tiên tại tài khoản Instagram của @diet_prada. Thái độ của chủ nhân tài khoản này, Tony Liu và Lindsey Schuyler, vô cùng rõ ràng, rằng tội lỗi của Stefano là sự phân biệt chủng tập ở phạm vi quá lớn, không chỉ đối với một cá nhân mà là cả một dân tộc, và không thể nào lờ đi được.
Sau khi vụ việc diễn ra, công ty quản lý người mẫu tham gia show của D&G đã rút toàn bộ nhân sự về. 15 khách mời nổi tiếng như Chương Tử Di, Lý Băng Băng, Huỳnh Hiểu Minh, Agelica Cheung – Tổng biên Vouge Trung Quốc,… đã từ chối có mặt tại sự kiện. Một số người đã lên tiếng trên MXH cá nhân rằng từ nay sẽ không mua bất cứ sản phẩm nào của hãng. Địch Lệ Nhiệt Ba – hoa đán mới của điện ảnh Trung và cũng là gương mặt đại diện của hãng đã tuyên bố huỷ hợp đồng. Có một số tin đồn rằng hai vị giám đốc sáng tạo là Domenico và Stefano đã bị cảnh sát Trung Quốc giữ lại, nhưng thông tin chưa được xác nhận. Đây là lần thứ hai trong vòng 18 tháng D&G gặp phải làn sóng phản đối kịch liệt vì những thông điệp mang tính phân biệt chủng tộc. Chiến dịch #DGLovesChina trước đó cũng đã mô tả Bắc Kinh theo một cách khiến dân mạng Trung Quốc Cảm thấy bị đánh giá thấp, lạc hậu, kém phát triển (mặc dù đây là một định kiến vô cùng phổ biến của người phương Tây đối với dân Châu Á nói chung và TQ nói riêng). Cả Stefano lẫn Domenico đều đã từng nổi tiếng với những vụ vạ miệng, phát ngôn nhạy cảm, chẳng hạn vụ cho rằng những đứa trẻ được sinh ra từ việc thụ tinh trong ống nghiệm của các cặp đôi đồng tính là “giả tạo”, từ chối ủng hộ quyền được nhận nuôi trẻ em của các cặp đồng tính (sau vụ này Elton John đã lên tiếng tẩy chay DG). Một ví dụ khác, cặp đội NTK người Ý từng phát ngôn rằng những đôi saldal chiến binh (gladiator) là “sandal nô lệ” và nhanh chóng ủng hộ Đệ Nhất Phu Nhân nước Mỹ Melania Trump. Stefano cũng từng bị cho là có hành động body-shaming khi comment trên Instagram của Selena Gomez là “ugly” vào hồi tháng 6, hay gọi gia đình Kardashian là “những con người rẻ tiền nhất trên thế giới” vào tháng 7 vừa rồi.
Lời xin lỗi của Dolce &Gabbana Tuy phát ngôn gây tranh cãi trên mxh đã trở thành điều không hề mới với bộ đôi sáng lập nên Dolce&Gabbana, nhưng việc làm mất lòng khách hàng Trung Quốc có thể gây nên ảnh hưởng về tài chính ở cấp độ xa hơn. Theo báo cáo gần đây nhất của Bain & Company, khách hàng TQ đang chiếm 33% thị phần hàng xa xỉ toàn cầu và có xu hướng lên tới 46% vào năm 2025. Với sức ảnh hưởng mạnh từ thị trường TQ, thì việc hãng xử lý khủng hoảng như thế nào chính là nhiệm vụ sống còn đối với tương lai của thương hiệu.
Sau khi sự việc diễn ra, cặp đôi đồng sáng lập đã đăng một video xin lỗi người TQ khắp toàn cầu nhằm cứu vớt danh tiếng của thương hiệu (trong tuyệt vọng). “Gia đình dã dạy chúng tôi phải biết tôn trọng tất cả các nên văn hoá trên thế giới. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được sự tha thứ của các bạn về sự thiếu hiểu biết về văn hoá này” – Dolce nói. Nhưng có vẻ như hành động này không mấy hiệu quả.
Công ty Thương mại điện tử Yangmatou đã chia sẻ trên MXH rằng họ đã bỏ 58,000 sản phẩm của D&G ra khỏi hệ thống, tuyên bố “tổ quốc quan trọng hơn bất cứ thứ gì”. Lane Crawford, một nhà bán lẻ thời trang ở Hong Kong với một số cửa hàng ở Trung Quốc đại lục, cho biết họ tạm dừng việc bán đồ của D&G trong các cửa hàng và trên trang trực tuyến sau khi khách hàng bắt đầu trả lại hàng. Trang trực tuyến của D&G trên Alibaba và JD.com đã bị gỡ xuống, sản phẩm không còn xuất hiện trên mục tìm kiếm. Sản phẩm của hãng trên trang Yoox Net-A-Porter (site Trung Quốc) cũng không còn xuất hiện. Các bên đều từ chối bình luận về điều này. Có lẽ, Dolce & Gabbana sẽ phải chuẩn bị cho một tương lại không mấy tươi sáng khi doanh thu của hãng nhanh chóng sụt giảm tại một trong những thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn nhất thế giới hiện này. [/text_output]