Brands

Kỉ niệm 1 năm tại Việt Nam, cùng tìm hiểu vì sao UNIQLO là thương hiệu thời trang nhanh lớn mạnh nhất thế giới

Kể từ khi khai trương cửa hàng đầu tiên UNIQLO Đồng Khởi vào ngày 06/12/2019, UNIQLO đã mở rộng hoạt động kinh doanh với tổng cộng 6 cửa hàng tại những vị trí đắc địa ở Tp.HCM và Hà Nội.

Để kỉ niệm sinh nhật 1 năm, UNIQLO đã mang tới Chương trình Tri ân thay lời cảm ơn chân thành đến đông đảo khách hàng vì sự yêu mến và tin tưởng trong thời gian qua. Chương trình diễn ra trong 2 tuần từ ngày 04-17/12/2020 với nhiều ưu đãi đặc biệt trên hàng loạt sản phẩm LifeWear vốn được yêu thích nhất, và quà tặng giới hạn độc đáo, cũng như những hoạt động kỷ niệm nổi bật, ấn tượng.

Cửa hàng UNIQLO đầu tiên tại Việt Nam

Sự phát triển lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu của “cửa hàng quần áo” UNIQLO

UNIQLO, thương hiệu bán lẻ thời trang toàn cầu đến từ Nhật Bản, chuyên thiết kế những trang phục đơn giản thường ngày được đông đảo giới mộ điệu trên toàn thế giới ưa chuộng. Chỉ trong vòng 36 năm kể từ lần đầu thành lập thương hiệu UNIQLO vào năm 1984, ông Tadashi Yanai đã biến cửa hàng quần áo cha mình để lại trở thành một đế chế thời trang. Khẩu hiệu “Made for all” như một lời khẳng định rằng sản phẩm của Uniqlo luôn dành cho mọi người, bất kể tuổi tác, giới tính hay sắc tộc.

Tuy là một nhãn hiệu thời trang nhưng “phong cách” không phải là thế mạnh của UNIQLO, mà thay vào đó, thương hiệu an phận với tên gọi “cửa hàng quần áo” để tập trung vào những mẫu mã đơn giản mà khách hàng nào cũng cần.

Khi thương hiệu này đã trở thành chuỗi cửa hàng thời trang lớn nhất tại Châu Á, các lãnh đạo UNIQLO tiếp tục theo đuổi các thị trường phương Tây và đã mở ra gần 40 cửa hàng tại Mỹ. Con số này có thể tiếp tục được nâng lên 1,000.

Ngày nay, Uniqlo là công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Fast Retailing Company Limited. Tính đến tháng 9 năm 2019, thương hiệu đã phát triển lên hơn 2.196 cửa hàng tại 21 quốc gia trên khắp Châu Á, Châu Âu và Hoa Kỳ chỉ trong vòng 21 năm. Đây là chuỗi cửa hàng may mặc lớn nhất châu Á với hơn 800 cửa hàng bán lẻ chỉ riêng tại Nhật Bản.

Cửa hàng UNIQLO ở Woodfield (Chicago, Mỹ)
Cửa hàng flagship của UNQILO tại Manchester (Anh)

Nhắc đến thương hiệu UNIQLO 10 năm trước với bất kỳ ai ngoài người dân Nhật Bản, bạn sẽ gặp một ánh nhìn bối rối. Nhưng ngày nay, khi nói đến UNIQLO, bất kỳ khách hàng nào trên thế giới cũng biết và bày tỏ sự hài lòng với chất lượng, giá cả hợp lý và tính thời trang của thương hiệu này. Đó là cách thương hiệu thời trang này đã trở nên thành công trong những năm gần đây.

Làm thế nào UNIQLO xoay sở để chiếm được thị phần của thị trường bán lẻ thời trang nhanh đầy cạnh tranh này một cách nhanh chóng như vậy?

Không chạy theo xu hướng

Tuy là một nhãn hiệu thời trang nhưng “phong cách” không phải là thế mạnh của UNIQLO, mà thay vào đó, thương hiệu an phận với tên gọi “cửa hàng quần áo” để tập trung vào những mẫu mã đơn giản mà khách hàng nào cũng cần.

Thương hiệu này đã trở thành một đối thủ đáng gờm trong thị trường bán lẻ thời trang nhanh toàn cầu. Mặc dù phải cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn như ZARA (Inditex), H&M, Gap và Forever21, UNIQLO vẫn phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc.

Hai đối thủ “thời trang nhanh” nổi nhất của UNIQLO là Zara và H&M luôn ra lò hàng trăm mẫu mã khác nhau cho mỗi mùa. Nhưng thương hiệu Nhật Bản chỉ tập trung vào quần jean, áo khoác, áo thun trơn – những món đồ cơ bản nhất, với màu sắc trung tính, họa tiết đơn giản và hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của bất kỳ xu hướng nào.

UNIQLO chú trọng vào những thiết kế unisex (mặc được cho cả nam và nữ) và cực kì trung tính, vì thế có thể nói, sản phẩm của họ đều phù hợp với mọi đối tượng bất kể tuổi tác, giới tính, màu da, sắc tộc, kích cỡ…

Tadashi Yanai được cho là đã học hỏi từ mô hình hoạt động của thương hiệu thời trang gốc Mỹ – Gap. Lấy cảm hứng từ những chuyến du lịch đến châu Âu và Mỹ, nơi ông phát hiện ra các chuỗi cửa hàng may mặc thường ngày lớn như Benetton và Gap, Tadashi Yanai đã nhìn thấy tiềm năng to lớn đối với thị trường quần áo mặc hàng ngày (casual wear) của Nhật Bản và đặt mục tiêu phát triển chiến lược kinh doanh của gia đình từ từ sản xuất quần áo may đo sang sản xuất quần áo mặc thông thường, với tư duy để khách hàng được mua hàng thời trang với số lượng nhiều và chi phí thấp. Tuy nhiên, khi các đối thủ Mỹ bắt đầu chạy theo xu hướng, UNIQLO vẫn giữ nguyên quan điểm đơn giản ban đầu.

BST linen Xuân/Hè 2019 của UNIQLO

“Những loại trang phục này rất cơ bản và anh chẳng cần phải là tín đồ thời trang để biết cách ăn mặc. Nam giới thích chúng vì họ có thể kết hợp quần áo rất dễ dàng, không phải suy nghĩ quá nhiều”, Laura Gurski tại hãng tư vấn A.T. Kearney nhận xét.

UNIQLO cũng sản xuất hàng loạt màu sắc khác nhau cho cùng một loại áo, giúp nam giới đơn giản hóa việc ăn mặc thường ngày. “Nếu thấy có kiểu áo phù hợp, họ có thể mua vài màu khác nhau, thêm vài chiếc quần jeans. Thế là đủ”, Gurski nói.

Ông cũng cho biết khách hàng nam tuy đi mua sắm ít hơn phái nữ, nhưng lại tiêu nhiều tiền hơn cho mỗi lần. Steve Kovach – một biên tập viên công nghệ cho biết sự đơn giản của các cửa hàng đã giúp ông trở thành khách hàng thường xuyên của Uniqlo. “Tôi biết mình mặc cỡ nào và có thể chỉ mất 15 phút đi vòng quanh để lấy vài chiếc ưng ý”, ông nói.

Tính năng của các loại chất liệu

Rất nhiều hãng thời trang thể thao sản xuất loại áo thấm hút mồ hôi, áo làm mát hoặc giữ nhiệt. Tuy nhiên, UNIQLO lại là cái tên đầu tiên có đặc tính này trên các sản phẩm thường ngày hoặc đi làm. Thương hiệu cho ra mắt những chiếc quần làm việc được đảm bảo để giữ sự mát mẻ cho người dùng.

Khách hàng yêu thích những sản phẩm của UNIQLO vì tính thực tiễn cao. “Chúng có sức hấp dẫn tốt hơn hơn là tính thời trang”, Sare cho biết. Nó là lý do cho những gì mà nhiều khách hàng nam của UNIQLO đã và đang làm trong nhiều thập kỷ qua: mua sắm quần áo có tính năng.

Áo “sinh nhiệt” Heattech của UNIQLO giúp giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh

“Nhiều người đàn ông dành tuổi thiếu niên và cả tuổi 20 trong trang phục thể thao, vì vậy ngôn ngữ này rất quen thuộc đối với họ”, Gurski nói. “Cuối cùng, đây cũng chính là thứ làm cho việc mua sắm Uniqlo trở thành một trải nghiệm quen thuộc.”

Công nghê AIRism của UNIQLO là “cứu cánh” cho mùa hè nóng bức

Giống như một số nhãn hiệu thể thao như Nike, adidas và Under Armour ký thỏa thuận chứng thực với các vận động viên nổi tiếng, UNIQLO đã trả tiền cho các vận động viên như ngôi sao quần vợt Novak Djokovic, Roger Federer như một hình thức để “chào hàng.”

Giá thành cực kỳ cạnh tranh

Những ngày đầu thương hiệu ra mắt tại Nhật Bản, UNIQLO đã phải đối mặt với thách thức mới – nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu. UNIQLO từng được coi là chuỗi thời trang bán quần áo giá rẻ và chất lượng thấp cho các vùng ngoại ô.

Tuy nhiên nhận thức này hoàn toàn thay đổi khi thương hiệu mở một cửa hàng 3 tầng ở Harajuku mang tính biểu tượng ở trung tâm Tokyo vào năm 1998. Từ đây, mọi người bắt đầu chú ý đến UNIQLO nhiều hơn với những chiếc áo khoác lông cừu chất lượng cao. Nhận thức về thương hiệu ngay lập tức chuyển từ giá rẻ và chất lượng thấp sang giá cả phải chăng nhưng chất lượng cao.

Chiến lược kinh doanh cốt lõi của Uniqlo là chất lượng cao và giá thấp. Các sản phẩm bình dân của họ đã thống trị Nhật Bản trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế đầu thập niên 90. Một chiếc áo len cashmere thông thường của hãng có giá gần $90. Trong khi đó, sản phẩm tương đương tại một số thương hiệu khác lại bán với giá $225.

Theo New York Magazine, Uniqlo có thể bán giá rẻ vì họ có ít dòng sản phẩm. Khi sản xuất khối lượng lớn chỉ cho vài mẫu mã, họ có thể đàm phán giá nguyên vật liệu rẻ hơn. Vì thế, khách hàng cũng sẽ được hưởng lợi. Giá thấp đặc biệt hấp dẫn nam giới, vì họ xem trọng tính thực tiễn hơn là tính thời trang khi đi mua sắm.

Vẻ ngoài chỉn chu và hoàn thiện

Một trong những điểm mạnh khác của UNIQLO là sản phẩm của họ có độ vừa vặn hơn các thương hiệu thời trang “đối thủ.”

UNIQLO mang đến một tỉ lệ may đo đáng ngưỡng mộ trên các sản phẩm của mình, hầu hết những chiếc quần jean của thương hiệu đều chỉ có giá dưới $50, nhưng form dáng và chất lượng vải không hề thua kém dòng sản phẩm của các thương hiệu quần jean đắt tiền. Phóng viên trong mục lối sống của Business Insider và khách hàng của Uniqlo, Dennis Green, cho biết, kích cỡ quần áo tại UNIQLO vừa vặn hơn so với nhiều nhà bán lẻ khác.

Triết lí kinh doanh lấy được niềm tin của khách hàng

Một số yếu tố thành công chính về thương hiệu của Uniqlo đó là cam kết không ngừng nghỉ với sự đổi mới và văn hóa công ty. Người sáng lập của Uniqlo – ông Tadashi Yanai nổi tiếng với câu nói “Không có linh hồn, công ty không là gì cả”. Linh hồn này được phản ánh trong “23 nguyên tắc quản lý” mà Tadashi Yanai đã tạo ra và truyền tải trong mỗi nhân viên Uniqlo. Bản chất của những nguyên tắc này bao gồm việc đặt khách hàng lên trên hết, cống hiến cho xã hội và tự phá vỡ giới hạn bản thân.

Theo: Business Insider

Nghi To

Recent Posts

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

17 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

3 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

5 ngày ago