Chẳng ai có thể đoán trước được tương lai, nhưng quá khứ là những thứ mà ta có thể nhìn lại. Những giá trị ngày hôm nay đều xuất phát từ những bước đi đầu tiên trong quá khứ. Không có quá khứ, ta sẽ chẳng biết mình là ai và đi về đâu. Và những di sản kiến trúc cổ xưa cũng là một trong số đó.
Ngay giữa Sài Gòn, có rất nhiều công trình được xây lại để hòa hợp với cuộc sống hiện đại, nhưng vẫn giữ được những giá trị cổ kính của ngày đầu. Tòa nhà Catinat số 26 Lý Tự Trọng là một ví dụ điển hình. Tòa nhà từng là nơi làm việc của nhiều công ty lớn, trong đó có trụ sở của Lãnh Sự Quán Mỹ (1930-1940). Catinat từng bị tổn thất nặng do bị người Nhật đánh bom vào năm 1941.
Người Mỹ từng sử dụng nơi này làm trụ sở CIA. Sau năm 1975, tòa nhà trở thành chung cư để người dân sinh sống và buôn bán. Trong vài năm trở lại đây, những người trẻ của vùng đất Sài Gòn đã thổi hồn vào Catinat bằng cách biến nơi này thành một “trung tâm thương mại” với rất nhiều loại hình kinh doanh như tiệm cà phê, shop thời trang,… Nơi đây dường như có sự giao thoa giữa giá trị cổ điển và hiện đại với những kiến trúc gần như được giữ nguyên vẹn như nền gạch cũ, cầu thang,…
Sau khi ở lại vùng đất Nam Kỳ, người Pháp đã cho bắt đầu khởi công quy hoạch Sài Gòn theo mô hình đô thị Châu Âu. Họ rất ưu tiên về vấn đề cơ sở hạ tầng, trong đó là việc xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch, đài nước đầu tiên được xây dựng vào năm 1878. Đài nước thứ 2 được xây dựng vào 4 năm sau và hiện vẫn nằm trong khuôn viên của Sawaco.
Đài nước có cấu trúc hình oval gồm 3 tầng và cao khoảng 25m. Được xây vững chắc như một pháo đài và có lối kiến trúc mang đậm phong cách Châu Âu. Điểm thú vị khi nhìn vào đài nước này là các hàng cửa và lỗ thông gió được thiết kế tinh xảo. Hiện nay sau khi đã trải qua hơn 130 năm tuổi, đài phun nước đã được giữ lại để bảo tồn và là bảo chứng cho lịch sử của ngành cấp nước Sài Gòn.
Đằng sau tòa nhà bốn mặt tiền Trần Hưng Đạo – Ký Con – Yersin – Lê Thị Hồng Gấm, chính là biểu tượng thời hoàng kim của gia đình ông Nguyễn Văn Hảo. Thương gia Nguyễn Văn Hảo (1890-1971), xuất thân từ một gia cảnh nghèo khó, trải qua bao thăng trầm, ông kinh doanh phụ tùng ô tô và thành công rực rỡ ở mảnh đất Sài Gòn. Nhưng những hào nhoáng về người đàn ông này lại bị những thế hệ sau quên lãng.
Được hoàn thành vào năm 1937, biệt thự nằm trên khu đất rộng khoảng 800 mét vuông với kiến trúc theo phong cách Art Deco thịnh hành thời đó. Những năm 1930 là thời vàng son của những lối thiết kế hiện đại, thanh lịch và chú trọng vào hiệu năng. Ngày nay, do không được bảo tồn, tu dưỡng, biệt thự Nguyễn Văn Hảo không thoát khỏi tình cảnh xuống cấp trầm trọng. Thế hệ ngày nay có lẽ ít người biết đến tòa nhà này. Những với những người yêu mến Sài Gòn và kiến trúc thì nơi đây chính là một dấu ấn quan trọng về một giải đoạn phát triển của Sài Gòn.
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…
"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…