Explore

#NgườiLớnĐiLàm: Drama công sở – làm thế nào để “xanh lá” tránh xa?

Drama công sở khiến chúng ta nhận ra, mình đang sống trong một thế giới không hoàn hảo, mỗi cá nhân đều có một tính cách khác nhau. Chính vì thế việc xảy ra tranh cãi ở nơi làm việc là không thể tránh khỏi. Điều này sẽ càng tệ hơn khi chỗ làm của bạn toàn là “drama queen” với những thị phi lê thê không biết khi nào mới hết, như “Cô dâu 8 tuổi” vậy. 

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể êm đềm sống giữa “thị phi” để tập trung vào mục tiêu chính của bạn ở chỗ làm: công việc. Không những hữu ích để tránh xa drama công sở, mà những “mẹo” sau đây còn có thể áp dụng trong cuộc sống hằng ngày nữa.  

1. Đừng dính vào vấn đề cá nhân của người khác

Làm thế nào để tránh xa drama công sở? – Ảnh: Dribble

Đôi khi cách tốt nhất để tránh xa drama công sở là giữ bản thân không dính dáng đến nó ngay từ đầu. Nếu trực giác mách bảo rằng đây là một tình huống xấu thì có lẽ bạn nên “chọn con tim và theo luôn lý trí” để… chạy khỏi đó càng xa càng tốt. 

Mặc dù nói lúc nào cũng dễ hơn làm, nhưng nếu xảy ra trường hợp đồng nghiệp của bạn có xích mích với nhau, hãy cố tránh xa nhất có thể, cũng đừng theo phe phái nào. Bạn không thể biết trước được xích mích cỏn con hôm nay sẽ trở nên tồi tệ đến thế nào vào ngày mai. 

Đừng dính vào vấn đề cá nhân của người khác (hiển nhiên rồi, đó cũng chẳng phải vấn đề của bạn), phân chia rõ ràng chuyện công và chuyện tư, tránh để những vấn đề không liên quan ảnh hưởng đến năng lượng cũng như hiệu suất làm việc của bạn. 

2. Đừng để cảm xúc lấn át

Làm thế nào để tránh xa drama công sở? – Ảnh: Francesco Ciccolella

Một khi… cãi lộn, cơn giận sẽ dễ khiến bạn càng cãi càng hăng. Trong phút chốc, bạn dường như quên hết mọi lý lẽ, cũng không còn quan tâm đến những giải pháp khả thi khác cho vấn đề. Bạn buông thả hoàn toàn bản thân cho cảm xúc dẫn dắt. 

Tuy nhiên, hành động này chẳng những không giúp giải quyết chuyện gì, trái lại còn làm mọi thứ căng thẳng thêm. Nếu trong phút nóng giận, không kiềm chế bản thân, bạn nhỡ thốt ra những lời không nên nói hoặc đi đến kết luận sai, hình ảnh của bạn trong mắt đồng nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.

Một mẹo để giữ bình tĩnh trước mọi vấn đề là hãy đếm từ 1 đến 10, hoặc hít thở sâu nhịp nhàng, liên tục bấm tay lại cho đến khi bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Không có vấn đề nào là không thể giải quyết. Bằng cách này hay cách khác, bạn sẽ tháo gỡ được khúc mắc thôi. Hơn nữa, ở những thời điểm bị cảm xúc lấn bát, bạn có thể sẽ thấy mọi thứ vô cùng nghiêm trọng. Tuy nhiên, 3 tháng tới hoặc 1 năm sau, cảm giác đó sẽ hoàn toàn thay đổi. Đó là chưa kể đến việc nhỡ đâu trong thời gian đó cái người đang làm bạn “tức xì khói” này sẽ chuyển chỗ làm thì sao?  

3. Nói chuyện thẳng thắn, từ tốn

Ảnh: naidzionysheva

Không để cảm xúc lấn át không có nghĩa rằng bạn phải im lặng từ đầu đến cuối. Bạn có quyền (và rất nên) bộc lộ ý kiến của bản thân, nói ra những gì cần thiết. Quan trọng là nói như thế nào.

Khi giao tiếp, tránh đổ lỗi hay xúc phạm đối phương.Trước khi nói gì, hãy suy nghĩ thật kỹ càng. Trực tiếp đề cập vấn đề, không cần “rào trước đón sau”, tránh sử dụng những từ ngữ khó hiểu, dài dòng. Bằng cách này, bạn đã gián tiếp vẽ ra một “lằn ranh” an toàn, giúp cả hai có cơ hội trình bày ý kiến của mình một cách thẳng thắn, từ tốn, mà không cần phải la hét, hay thốt ra bất cứ lời nào có khả nắng khiến bản thân thấy hối hận. Từ đó, ta có thể giúp bản thân tránh được việc trở thành nhân vật chính của chuỗi drama công sở.

4. Luyện tập lắng nghe

Ảnh: Strike

Chúng ta thường đánh giá thấp việc lắng nghe người khác. Khi bất đồng xảy ra thì việc này lại càng ít được chú ý. Một số người thấy rằng một khi mình đã lên tiếng thì đồng nghĩa với việc bản thân đã có đủ thông tin, lý lẽ, khiến cho đối phương phải “tâm phục khẩu phục”. Tuy nhiên, thực tế thường không như vậy. Rất có thể lúc này cảm xúc vẫn đang “giữ quyền” điều khiển lý trí và bạn không đang làm chủ tình hình như mình tưởng.

Vậy nên, khi có drama công sở diễn ra, đừng chỉ nói, hãy lắng nghe người khác nữa. Biết đâu bạn sẽ nhận ra những thứ bạn đã “bỏ sót” trong cơn nóng giận. Lắng nghe giúp bạn nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, giúp đôi bên có cơ hội tiếp thu quan điểm của đối phương, từ đó cùng nhau tìm ra giải pháp phù hợp. 

Drama công sở và kết luận

Xung đột ở nơi làm việc chắc chắn sẽ xảy ra, dù muốn hay không, dù sớm dù muộn. Nhưng với tầm nhìn xa, cái nhìn toàn cảnh và kĩ năng giao tiếp đầy đủ, bạn sẽ tránh được việc căng thẳng leo thang và tìm ra giải pháp cho mọi bên liên quan.

Theo Calendar

Xem thêm:
Những mẹo giúp làm việc chăm, chơi thật khỏe
Làm sao để deadline không có nhưng năng suất vẫn tăng?
12 tips để làm việc thông minh hơn

Van Nguyen

Recent Posts

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

1 ngày ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

2 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

3 ngày ago

#Nghĩ: Tương lai của sự lãnh đạo thuộc về nữ giới hay phải linh hoạt?

Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…

3 ngày ago

7 phong cách sống hạnh phúc – Bạn là người chơi hệ nào?

Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…

3 ngày ago

Hoạ sĩ Nguyễn Việt Anh và Mifa chia sẻ góc nhìn về triển lãm tranh “Những địa hạt phù du”

"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…

5 ngày ago