Lifestyle

#LàmGìVui: Những việc cần tránh nếu không muốn mẹ mắng những ngày Tết

Theo tín ngưỡng dân gian cũng như truyền thống của các vùng miền, ba ngày Tết cổ truyền không chỉ là khoảnh khắc cùng nhau quây quần bên mâm cỗ và trao nhau những lời chúc đầu xuân may mắn, Tết Việt còn mang một ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tinh thần của con người.

Người Việt thường cho rằng, những điều mình làm trong năm mới sẽ theo họ suốt cả năm. Từ đó, những điều mang lại may mắn cũng như điều kiêng kỵ cũng được người Việt quan tâm mỗi khi Tết đến xuân về.

Một số tục kiêng kỵ từ ngày xưa vẫn còn được lưu truyền đến hôm nay cũng tạo nên những nét riêng cho ngày Tết. Tuy nhiên, cần lưu ý một điều là không phải tập tục nào cũng là văn hóa. Ngoài các khác biệt về chính trị và tôn giáo, sự khác biệt về văn hóa, tập tục cũng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bất hòa, xung đột và đổ vỡ trong các mối quan hệ. Trên thực tế có các tập tục mang tính mê tín dị đoan, không chứa đựng các ý nghĩa tích cực cho xã hội, hay những quan niệm không có tính khoa học thì đều nên bị loại bỏ.

Dưới đây là một số tục kiêng kỵ phổ biến nhất, được minh họa một cách tinh nghịch trong bộ phim hoạt hình ngắn có tựa đề 10 Điều Không Nên Làm Trong Tết Nguyên Đán của Tú Bùi Đức Trần.

1. Kiêng quét nhà trong ba ngày Tết

Đừng quét nhà ba ngày đầu Tết vì người Việt cho rằng nếu quét nhà trong ba ngày đầu năm mới thì Thần Tài sẽ “đi mất,” tiền bạc sẽ ra khỏi nhà, mang lại điềm xấu, không may mắn cho gia đình.

Có lẽ bởi thế mà vào thời khắc giao thừa, dù bận rộn đến đâu, các gia đình Việt Nam đều cố gắng dành thời gian để dọn dẹp nhà cửa, sân vườn, bàn thờ,… để những ngày lễ đầu năm nhà cửa vẫn sạch sẽ.

Thêm vào đó, ở Nam bộ, sau khi quét dọn phải cất hết chổi, nếu trong ngày Tết bị mất chổi có nghĩa là năm đó nhà sẽ bị trộm vào vét sạch của cải. Ở nông thôn ngày Tết, hiện nay còn có một số nhà vẫn giữ tục lệ rắc vôi bột ở bốn góc vườn, rồi vẽ mũi tên hướng ra cổng để xua đuổi ma quỷ.

Vì thế trong dịp Tết, nếu không muốn bị mẹ cho “ăn đòn” thì hãy tránh xa cây chổi, cũng như cố gắng giữ gìn nhà cửa không vứt rác bừa bãi nhé.

2. Kiêng làm vỡ các đồ vật

Ông bà ta quan niệm, từ “vỡ” hay “bể” là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa. Đó có thể là vật dụng trong nhà hoặc thậm chí là các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Do đó, người già thường khuyên con cháu trong những ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén.

3. Kỵ mai táng

Ngày Tết Nguyên đán là ngày vui của toàn dân toàn nước, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng Vì vậy những gia đình đau buồn phải tạm gác sầu riêng sang một bên để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc.

Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà nào có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.

4. Kiêng mặc quần áo màu trắng, đen

Theo quan niệm của người xưa, màu trắng và đen là màu của tang lễ, chết chóc, vì vậy những ngày đầu năm thì phải mặc trang phục với những màu sắc sặc sỡ như hồng, đỏ, vàng, xanh… để tạo nên sự hưng phấn và vui vẻ.

5. Kiêng nói to cãi vã, nói xấu, mắng người khác

Đây là những việc tạo ra sự ồn ào hỗn loạn và đem lại nỗi buồn cho người khác. Đặc biệt ngày Tết mọi người cần quan tâm đến cách cư xử với hàng xóm láng giềng, bạn bè và người thân trong gia đình. Ai cũng ngại và sợ to tiếng hoặc xô xát thì quanh năm sẽ bị xui xẻo.

6. Kỵ xin lửa, nước vào những ngày đầu năm

Vì quan niệm lửa là đỏ, là may mắn nên cho người khác “cái đỏ” trong ngày Tết thì cả năm trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may. Cũng như lửa, nước được ví như “nguồn tài lộc” trong câu chúc “tiền vô như nước.” Bởi thế nếu cho “nước” thì coi như mất đi tài lộc.

Thường thì trước khi bước sang năm mới, nhà nào ở nông thôn cũng lo đổ đầy nước vào bể, vào chum hoặc vại. Từ trong tâm thức người ta tin rằng năm mới đến sẽ đem theo của cải nhiều như nước.

7. Tục lệ xông đất

Người Việt luôn “xem tuổi” để lựa chọn những vị khách đầu tiên vào nhà, hay những cuộc gọi mở đầu cho một năm mới. Theo quan niệm xưa, người có nhiều may mắn và hợp tuổi với năm / chủ nhà sẽ được xông đất đầu năm cho người khác.

Nếu không chắc chắn thì chỉ nên đến thăm bạn bè hoặc gia đình rất thân thiết.

8. Kiêng việc vay mượn hay trả nợ, cho vay

Người xưa quan niệm không nên vay tiền hoặc mượn đồ đạc vào những ngày đầu năm mới, vì điều đó có thể làm chúng ta rơi vào cảnh túng thiếu cả năm.

Chỉ trong hoàn cảnh túng thiếu hoặc cấp bách, người ta mới nghĩ đến chuyện vay mượn tiền bạc hoặc đồ dùng của người khác.

9. Kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt

Theo truyền thống, một số loại thực phẩm, như ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt… được coi là thứ không may mắn trong dịp Tết.

Các thực phẩm khác có thể bị coi là “xúi quẩy” vì bản năng tự nhiên của nó (ví dụ như thói quen bơi ngược dòng của loài tôm tượng trưng cho việc những kế hoạch trong năm sẽ bị đình trệ); hoặc vì tên của nó (ví dụ như “mướp đắng” hay còn gọi là “khổ qua” – trong đó “khổ” được hiểu với nghĩa là “đau khổ”

10. Vui cười!

Không ai muốn ở bên cạnh những người tiêu cực, buồn bã vào lúc vui nhất trong năm cả. Vì vậy, hãy gạt đi lo lắng sang một bên và hòa cùng niềm vui với mọi người.

Kết

Ngoài những điều kiêng kỵ nên tránh trên, người Việt ta còn tin rằng, hoa lá tươi tốt, mai đào nở thắm, mâm cỗ đủ đầy sẽ là một khởi đầu tốt đẹp cho năm mới an lành. Bên cạnh đó, còn có tục lệ đi chùa cầu may – vốn đã trở thành một thói quen không thể thiếu của người Việt Nam. Vào chùa, mọi người đều kính cẩn cúi đầu hành lễ, xin lộc đầu năm cho bản thân, gia đình, và những người thân yêu một năm tràn ngập hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

Nghi To

Recent Posts

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

12 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

1 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

2 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

3 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

4 ngày ago