Sự tôn thờ tuổi trẻ và nỗi sợ lãng phí thanh xuân ở Việt Nam và các quốc gia châu Á nói riêng đang là một căn bệnh của xã hội bảo thủ.
Trong nhiều năm trở lại đây, “Thanh xuân” là một từ khóa rất phổ biến trong các tựa sách bán chạy, trong những bài hát thịnh hành, tên phim truyền hình, các trang báo, và những dòng trạng thái trên mạng xã hội.
Thanh xuân và tuổi trẻ quả thật rất tuyệt vời. Đó là khoảng thời gian tươi đẹp nhất, phấn khởi nhất, nhưng lại chóng vánh nhất trong đời người. Nhưng khoảng thời gian tuyệt vời đó, chúng ta đang không đơn giản là tận hưởng nó, mà trong đời sống văn hóa cộng đồng đang xuất hiện một thứ tín ngưỡng – tín ngưỡng tôn thờ tuổi thanh xuân.
Những ý niệm như tinh thần YOLO (“You Only Live Once” – “Bạn chỉ sống một lần trên đời”), hay Carpe diem (thành ngữ Latin có nghĩa là “Hãy sống với ngày hôm nay”) được lan truyền khắp các phương tiện truyền thông, khiến đôi lúc nhiều người trẻ phải chột dạ rằng, mình có sống đủ hết mình, đủ yolo cho xứng đáng với thanh xuân một đời người chỉ có một đó chưa?
Tại sao một người “bỏ lỡ” thanh xuân của mình sẽ phải sống trong hoài niệm và hối tiếc của quá khứ? Tại sao chia tay mối tình đầu năm 18 tuổi lại là đánh mất cả thanh xuân? Tại sao phải sống hết mình, phải nếm trải ngọt bùi đắng cay thì mới có một thanh xuân tươi đẹp?
Sự liều lĩnh của tuổi trẻ làm cho người trẻ liều lĩnh ăn chơi, cứ sống hết mình quên ngày mai, quên đi giá trị truyền thống, cái gì cũng dám thử, rồi hậu quả thì sao, mấy bạn trẻ như vậy thì làm gì có nguồn lực để mà ăn chơi chứ, đó chẳng phải của cha mẹ ư.
Tôn thờ thanh xuân đôi khi làm cho người trẻ trông rất ngu ngốc – coi thường những người trên 30 tuổi, xem như họ già, thất bại, nhưng đó chính là anh chị, những người giỏi, từng trải và có quyền lực. Và vì tôn thờ thanh xuân họ cũng coi thường quãng thời gian sau 30 tuổi, mà đó mới là tuổi “Tam thập nhi lập.” Thực tế tuổi 20 làm nền để tuổi 30 có thể thành công. Làm sao một thanh niên mới ra trường năm 22 tuổi, không thân thích, không tiền bạc địa vị, thiếu kinh nghiệm, kiến thức mà tới trước 30 tuổi có thể thành công rực rỡ được.
Nhiều tạp chí thường hay đề xuất các danh mục tuyên dương người trẻ thành đạt như “30 under 30”, “20 under 20”. Nhưng những cột mốc 20, 30 ấy thật sự chẳng có ý nghĩa tiêu chuẩn gì với cái gọi là thành công cả vì mỗi người đều có con đường đi khác nhau, xuất phát điểm khác nhau. Đó là chưa kể thành công cũng là một ý niệm không đồng nhất.
Trong một xã hội tôn thờ tuổi xuân, tuổi già sẽ trở nên xấu xí và đáng buồn. Điều này ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Người trẻ thì luôn bận lòng với một nỗi ám ảnh thiếu thực tế là mỗi ngày trôi qua đều là một sự phí phạm thời gian.
Ai không từng một lần tuổi trẻ, không từng một lần mắc sai lầm. Khi bạn có được thanh xuân, bạn có thể lớn gan đi làm những chuyện bạn muốn làm mà không phải lo bản thân sẽ đi nhầm hướng, chỉ cần bạn còn trẻ, dù bạn phạm phải lỗi lầm ra sao, dù ngã xuống bao nhiêu lần, bạn đều có cơ hội để làm lại. Đây chính là giá trị lớn nhất của cái gọi là thanh xuân.
Thanh xuân không phải là khoảng thời gian mà là cảm xúc. Đó là thứ khi trải qua thì không mảy may để ý, nhưng đến khi qua rồi thì mới bằng lòng đánh đổi tất cả để “lấy lại.” Tháng năm như nước chảy, thanh xuân không hối hận. Không có ai mãi mãi 18 tuổi, nhưng luôn có những con người 18 tuổi.
Nhà thần kinh học Marsel Mesulam đề xuất khái niệm superagers để chỉ những người lớn tuổi mà năng lực về tư duy, trí nhớ và sự tập trung không thua kém gì giới trẻ. Và theo ông, cách để trở thành superagers là không ngừng luyện tập thể chất (chạy bộ, bơi lội…) cũng như trí tuệ (viết lách, giải sudoku…). Bản thân mỗi chúng ta có lẽ cũng nên cố gắng để trở thành superagers để không thấy tuổi già như một sự hư hao và là một điều cần trốn tránh.
Tony Stark đã từng nói, “Nếu không có bộ đồ này, bạn chả là gì cả, vậy bạn không nên có nó.” Vậy nên nếu chúng ta cần thanh xuân để cảm thấy cuộc sống có giá trị hơn thì có lẽ sự tươi đẹp của tuổi trẻ chính là một lời nguyền vô nghĩa. Không phải chỉ mỗi tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp nhất, mà giai đoạn nào trong đời cũng đáng để trân trọng. Sống thì cứ sống vui vẻ, tích cực, sống có ích thôi, đoái hoài chi cái thời thanh xuân tươi đẹp của chúng ta.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
#Nghĩ: FOMO – Những con người “mâm nào cũng có mặt”
#Nghĩ: Trời cao có mắt hay thế giới này thực chất không công bằng?
#Nghĩ: Hiệu ứng phản tác dụng – Vì sao chúng ta “từ chối” sự thật?
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…
"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…