Người Lớn Đi Làm

Cách để đối phó với ‘languishing’ (chán nản) vì công việc

Trong cuộc đời đi làm của nhiều người, đã không ít lần chúng ta rơi vào cảm giác chán nản (languishing) vì công việc. Khi đó, nhiều người sẽ luôn muốn tìm kiếm khoảnh khắc khi mà cái bóng đèn sáng lên trên đầu họ. Nhưng ít ai biết được rằng, khi ta quá tuyệt vọng tìm kiếm những khoảnh khắc như vậy, ta mất đi khả năng lựa chọn ý tưởng tốt khỏi những cái không phù hợp.

Cảm giác bị languishing trong công việc có lẽ là vấn đề nghề nghiệp phổ biến mà nhiều người gặp phải nhất. Cái tâm trạng khi ta nhận ra rằng sự nghiệp của mình không còn tiến triển tự do hoặc rằng chúng ta đang bị kẹt ở đâu đó có thể khiến nhiều người bị khó chịu, căng thẳng, hoặc thậm chí dẫn đến trầm cảm.

Languishing: khởi nguồn của sự bế tắc

Nổi lên từ trong và sau đại dịch Covid-19, ‘languishing’ là một trạng thái tâm lý đặc trưng bởi cảm giác uể oải, trống rỗng và thiếu hứng thú với cuộc sống. Người trải qua trạng thái này không gặp các triệu chứng của các bệnh tâm lý nghiêm trọng, nhưng cũng không cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh về tinh thần. Họ cảm thấy như đang mắc kẹt ở giữa, không vui nhưng cũng không quá buồn, mà là thiếu động lực và mục tiêu rõ ràng. 

Cảm giác chán nản khi làm việc, không lên không xuống, ngày qua ngày được gọi là ‘Languishing’

Languishing có thể làm giảm khả năng tập trung, động lực làm việc và khả năng phát huy hết năng lực cá nhân. Nếu kéo dài, trạng thái này có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý nghiêm trọng hơn như rối loạn lo âu hoặc trầm cảm trong tương lai.

Khi nói đến trong bối cảnh môi trường công sở, languishing có thể dẫn đến sự mất hứng thú với công việc. Nếu không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến một cảm giác chán chường rộng hơn, ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của cuộc sống người đó, bao gồm cả các mối quan hệ cá nhân. Đó là lý do tại sao khi cảm thấy bị mắc kẹt, chúng ta rất khao khát tìm kiếm các ý tưởng để giải thoát ra khỏi tình trạng đó. Và chính điều đó có thể sẽ biến thành ‘con dao 2 lưỡi’.

Cái bẫy của sự tuyệt vọng khi tìm kiếm ý tưởng đột phá

Hóa ra, chúng ta có thể bị languishing trong nhiều trường hợp. Thông thường, việc luôn cảm thấy bị mắc kẹt là động lực để thúc đẩy chúng ta làm điều gì đó về sự nghiệp của mình. 

Đây là cảm giác để cho chúng ta thấy rằng bản thân đang bị giới hạn trong việc lặp lại những công việc cũ kỹ ngày qua ngày. Chúng ta đang làm việc mà không có bất kỳ sự thay đổi nào về hướng đi, cũng không có thử thách hay điều mới mẻ, chỉ đơn giản là ‘cày bừa’ theo lối mòn cho đến khi nghỉ hưu. Sẽ thật là buồn chán khi phải áp dụng những kỹ năng mà chúng ta đã thành thạo từ lâu mà không có triển vọng học hỏi thêm điều gì mới. 

Còn có trường hợp, khi mà chúng ta có thể bị languishing trên chính sự thành công của mình. Nhiều người sẽ ví các tổ chức/công ty như là một đứa trẻ 2 tuổi vậỵ, khi nhận được bất cứ điều gì gây hứng thú, nó sẽ đòi thêm cho bằng được. 

Ở đây, có thể hiểu những điều này chính là sự cống hiến của bạn đến công ty. Nếu thành công, họ sẽ cố gắng lặp đi lặp lại thành công đó, biến nó trở thành lẽ thường, và khiến bạn phải ‘biểu diễn’ cho đến khi nào cái đó không còn có lợi cho tổ chức đó nữa. Trong cuộc sống cũng vậy, bạn có thể hỏi các diễn viên bị đóng đinh vào một vai diễn, hoặc các nhạc sĩ chỉ được yêu cầu chơi các bản hit của họ, để hiểu rõ hơn về những nguy cơ tiềm ẩn trong việc lặp lại một vai trò duy nhất, dẫn đến languishing.

Ví dụ điển hình trong ngành giải trí về 2 nghệ sĩ mong muốn thoát khỏi cái bóng quá lớn của thành công của mình

Languishing sẽ là lúc chúng ta lùng sục đi tìm ý tưởng độc đáo. Bởi khi sự nghiệp của một con người bị mắc kẹt, lý do phổ biến nhất là vì ta đang bị khủng hoảng về sự sáng tạo. Chúng ta đã cạn kiệt ý tưởng về cách làm những việc khác nhau hoặc làm mọi việc theo cách khác biệt. Đây là lúc những ý tưởng hay trở nên quý giá nhất. Vấn đề là, những ý tưởng hay giống như vé xem đêm nhạc The Eras Tour của Taylor Swift vậy-chúng rất khan hiếm. 

Cách để có ý tưởng đột phá

Trước khi có 1 ý tưởng hay, chúng ta phải có càng nhiều ý tưởng đến mức có thể, nó có thể đến từ chính bản thân hoặc ý kiến góp vào của người khác. Nhưng song đề của cách làm này là, khi quá tuyệt vọng, ta sẽ cố lấy đại 1 ý tưởng. Điều này có thể gây ra kết quả xấu khó lường được.

Trước khi đến được ý tưởng đột phá của mình, ta phải trải qua hàng tá lần thử khác

Tuy nhiên, bạn cũng không nên phớt lờ lời khuyên của người khác. Bạn có nhận thấy rằng, một số người sẽ dễ dàng bị xúc phạm nếu lời khuyên của họ không được chú ý không? Nếu nhẹ thì có thể người đó sẽ không còn ủng hộ hoặc bên vực bạn nữa. Tệ hơn thì, “người bạn” bị phớt lờ đó sẽ chờ chực sự thất bại không tránh khỏi của bạn vì đã dám đi theo một con đường khác.

Để thoát khỏi hoặc tránh hẳn tình trạng languishing trong công việc, điều hợp lý nhất là hãy luôn luôn tạo ra và mở lòng mình với những ý tưởng mới. Tuy nhiên như thế là chưa đủ, điều quan trọng khi đón nhận những ý tưởng này là phải có sự tự tin để xác định những góp ý nào phù hợp với bạn hoặc tổ chức, và những ý tưởng nào nên được ‘bỏ vào thùng rác’.

Xem thêm: Từ Loud Exists đến Quiet Quitting, các tổ chức cần biết gì để giữ tỷ lệ nhân viên nghỉ việc ở mức thấp?

Dao Thomas

Recent Posts

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

10 giờ ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

1 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

2 ngày ago

#Nghĩ: Tương lai của sự lãnh đạo thuộc về nữ giới hay phải linh hoạt?

Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…

2 ngày ago

7 phong cách sống hạnh phúc – Bạn là người chơi hệ nào?

Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…

2 ngày ago

Hoạ sĩ Nguyễn Việt Anh và Mifa chia sẻ góc nhìn về triển lãm tranh “Những địa hạt phù du”

"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…

4 ngày ago