Người Lớn Đi Làm

5 bước cần làm nếu như bạn đã bị layoff (sa thải)

Bị sa thải (hay layoff) là cảm giác không mấy dễ chịu gì, nhưng đôi khi, nó là điều không thể tránh khỏi trong sự nghiệp của mỗi người. Thay vì để cảm giác bất an và lo lắng chi phối, bạn có thể biến thử thách này thành cơ hội để làm mới bản thân và tìm kiếm những cơ hội mới.

Chỉ những ai đã hiểu cảm giác bị layoff mới biết được cảm giác bất an và bực bội mà tình huống éo le này mang lại. Nhưng dù có khó khăn đến đâu, bạn cũng không nhất thiết phải nhìn nó như một điều gì xui trong cuộc đời mình.

Trước hết, bạn phải hiểu là công việc không phải là tất cả, và mất đi nó sẽ không làm giảm đi giá trị của bản thân. Hơn nữa, việc bị layoff sẽ mang lại cho bạn cơ hội tiến bước khác trong sự nghiệp và thậm chí có thể rẽ bạn sang một hướng hoàn toàn mới, nếu đó là điều bản thân mong muốn. Đây cũng là cơ hội để bạn tạm dừng và đánh giá lại con đường sự nghiệp của mình.

Nhưng nếu sau layoff và bạn đã sẵn sàng đứng dậy và tìm kiếm một công việc mới, dưới đây là 5 điều mà bạn có thể làm để tăng cơ hội nhận được bức thư mời làm việc.

Những điều cần làm khi bị layoff

1. Xem xét lại nhu cầu của mình

Trước khi bắt đầu gửi hàng loạt CV đến bất kỳ vị trí nào mà bạn nghĩ có thể phù hợp, chúng tôi khuyên bạn nên dành chút thời gian để dừng lại và đánh giá lại tình hình hiện tại của mình sau khi bị layoff (sa thải).

Việc bị layoff (sa thải) là điều không phải ai mong muốn, nhưng nó sẽ là cơ hội để bạn có thể suy nghĩ lại về những gì bản thân thực sự muốn và cần từ sự nghiệp của mình. Bạn đang tìm kiếm mục đích cho cuộc đời mình? Nếu như việc bị sa thải thay đổi hoàn toàn con đường sự nghiệp thì sao?

Sau khi bị layoff (sa thải) bạn sẽ đặt câu hỏi: Mục đích đi làm của bạn là gì?

Hơn nữa, bạn có thể nhận ra rằng mình cần (và xứng đáng) có mức lương cao hơn, gói phúc lợi nhiều hơn, hoặc thêm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống hơn. Dù trong trường hợp nào đi chăng nữa, layoff chính là cơ hội để bạn đánh giá lại nhu cầu hiện tại của mình và thúc đẩy bản thân bắt đầu tìm kiếm và ứng tuyển vào những công việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của mình.

2. Dành thời gian để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ

Bị layoff (sa thải) nghĩa là bạn sẽ không còn công việc của mình. Khi đó, việc tìm kiếm việc làm mới sẽ nhanh chóng chiếm hết thời gian của bản thân. Tuy nhiên nếu có thể, hãy dành khoảng thời gian này để nâng cao kỹ năng chuyên môn để tiếp tục phát triển bản thân.

Bạn có thể tham gia các khóa học trực tuyến từ các tổ chức uy tín để học những kỹ năng và kiến thức, cũng như đạt được những chứng chỉ đi kèm. Hoặc nếu bạn thích học trực tiếp, thì các lớp dạy nghề ở xung quanh nơi mình sinh sống sẽ là địa điểm lý tưởng. Một cách khác để tận dụng thời gian này là tham gia tình nguyện hoặc một dự án khởi nghiệp nhỏ. 

Việc nâng cao kỹ năng theo những cách này có thể làm phong phú thêm hồ sơ xin việc của bạn và cung cấp cho bạn nhiều điều để thảo luận trong các cuộc phỏng vấn.

3. Điều chỉnh lại hồ sơ xin việc (CV/Resume) sau khi bị layoff (sa thải)

Sau khi bị layoff, nếu muốn có được công việc mới, phần quan trọng nhất chính là cải thiện lại hồ sơ xin việc của mình. Điều này có nghĩa là bạn phải sửa đổi và sắp xếp lại mọi thứ, từ nội dung đến format.

Nếu bị layoff một cách đột ngột, bạn sẽ cần phải thêm vào vị trí công việc gần đây nhất và bất kỳ kỹ năng mới, hoặc thành tựu nào mà bạn đã đạt được – bao gồm cả những khóa học bạn đang hoặc đã tham gia gần đây. 

Việc đầu tiên mà bạn phải làm chính là cập nhật lại CV/Resume của mình sau khi bị layoff

Vậy, giả dụ thời gian thất nghiệp của bạn dài, thì ta sẽ phải giải quyết điều này trong CV như thế nào? Lời khuyên của chúng tôi là: bạn không nhất thiết phải đề cập đến việc bị layoff (sa thải) trong hồ sơ của mình, nhưng bạn nên sẵn sàng trình bày về vấn đề này trong cuộc phỏng vấn. 

Nếu đã là một thời gian dài kể từ lần cuối bạn tìm việc, hãy cân nhắc lựa chọn một thiết kế và bố cục hiện đại hơn cho hồ sơ của mình, và nhấn mạnh những chi tiết quan trọng nhất của kinh nghiệm chuyên mô. Điều này sẽ giúp bạn nổi bật trong thị trường việc làm ngày càng đông đúc. 

Ngoài ra, khi bạn bắt đầu nộp đơn xin việc, hãy đảm bảo tùy chỉnh từng đơn ứng tuyển được gửi đi và cố gắng thêm từ khóa theo mô tả công việc (job description) càng nhiều càng tốt.

4. Tận dụng mạng lưới nghề nghiệp của mình

Nhà tuyển dụng thường có xu hướng chọn những người mà họ biết và tin tưởng. Và thông thường, đó sẽ là những người được đồng nghiệp của họ giới thiệu. Chính vì thế, sau khi bị layoff, việc xây dựng mạng lưới quan hệ trong ngành là một cách tuyệt vời để tránh tình trạng cạnh tranh với các ứng viên khác trên các trang web tuyển dụng

Hãy tận dụng mạng lưới của bạn bằng cách cho những người xung quanh biết rằng bạn đang tích cực tìm kiếm một vị trí mới. Cho dù là trực tiếp hay qua những nền tảng xã hội, rất có thể công việc mới của mình sẽ xuất hiện ở những cuộc xã giao này.

Những buổi workshop hoặc sự kiện trong ngành, là những thời điểm thích hợp để mở rộng mối quan hệ của mình

Hãy chắc chắn rằng bạn thể hiện được sự quan tâm chân thành đến người khác và công ty của họ. Xây dựng mạng lưới nghề nghiệp là một quá trình 2 chiều, vì vậy nếu có thể, hãy cho họ biết rằng bạn sẽ sẵn sàng giúp đỡ nếu cần.

5. Hãy kiên trì và tích cực trước nghịch cảnh

Có thể sẽ mất thời gian và năng lượng để tìm được công việc phù hợp với bạn sau khi bị layoff. Nhưng đừng vì thế mà bỏ cuộc! Việc duy trì sự kiên trì và tích cực sẽ là chìa khóa dẫn đến thành công của chính bản thân trong mỗi chúng ta.

Sẽ có đôi lúc, bạn sẽ cần phải nỗ lực thêm. Ví dụ như đối với việc mở rộng mạng lưới, bạn có thể phải đến một vài sự kiện trực tiếp để gặp mặt. Hoặc phải kiểm tra và nhắc lại (follow-up) các đơn ứng tuyển hoặc cuộc phỏng vấn khi bạn chưa nhận được phản hồi.

Đáng tiếc là bạn không thể cố gắng đẩy nhanh quá trình này. Tất cả những gì bạn có thể làm là kiên nhẫn và tận dụng tối đa mọi nguồn lực mà bạn có, để thuyết phục các nhà tuyển dụng hoặc quản lý tuyển dụng. Công việc tiếp theo của bạn có thể sẽ xuất hiện trong email tiếp theo đấy!

Xem thêm: Cách để đối phó với ‘languishing’ (chán nản) vì công việc

Dao Thomas

Recent Posts

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

9 giờ ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

1 ngày ago

Nguyễn Viên An chia sẻ về quy trình nhượng quyền “trà sữa nướng” Yi He Tang Vietnam

Nếu là một tín đồ “nghiện” trà sữa, chắc có lẽ bạn không thể không…

3 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb 2024 Việt Nam sẽ diễn ra vào tháng 10

Waterbomb 2024 sắp đến mảnh đất hình chữ S. Sau đây là những gì bạn…

5 ngày ago

Sự dung hoà giữa truyền thống và hiện đại tại “xứ sở kim chi”

Thời gian thấm thoát thoi đưa. Sau những chuyến đi lý thú, những trải nghiệm…

5 ngày ago

Tư duy “sử dụng nguồn lực” của anh Phạm Minh Tiến từ Ngân hàng số Timo

Trong tập thứ 4 của chương trình podcast Extra Money do Rising Vietnam và Dreamage…

6 ngày ago