Explore

#TìmNguồnLẫnGốc: Lịch sử đĩa than

Dù đã trải qua nhiều thay đổi theo thời gian, tuy nhiên lịch sử đĩa than (hay còn gọi là đĩa vinyl) cũng như giá trị của chúng vẫn luôn là một phần quan trọng trong tiến trình phát triển của âm nhạc. Cho đến nay, nhiều người vẫn chuộng nghe nhạc từ những chiếc đĩa vinyl bởi chất lượng của chúng, dù rằng việc sưu tầm những sản phẩm này này không hề rẻ. 

Đĩa than là gì?

Đĩa than là một loại vật liệu được dùng để lưu trữ âm thanh, phần tiếng được ghi lại thành từng rãnh với độ dập nổi khác nhau ở mặt trên và mặt dưới của đĩa. Khi đặt đĩa than lên trên turntable, con kim trên máy phát sẽ đi quanh các rãnh trên bề mặt đĩa, tạo ra âm thanh dựa trên từng chi tiết được khắc sẵn. Thông thường, phần tiếng được lưu lại trên đĩa than sẽ là âm nhạc, nhưng đôi khi cũng có thể là sách thoại, các chương trình hài kịch hoặc nhiều loại hình liên quan đến hoạt động nói. 

So sánh giữa đĩa shellac và đĩa vinyl

Ngoài tên gọi đĩa than, loại đĩa này còn được gọi là đĩa vinyl (vật liệu chính tạo nên sản phẩm). Ngày nay, những chiếc đĩa than còn được làm từ nhựa polyvinyl chloride (PVC) – một loại nhựa nhiệt dẻo. Do chất liệu này có nhiều màu khác nhau nên chúng ta có thể thấy những chiếc đĩa vinyl xuất hiện trên thị trường thường khá đa dạng về mặt màu sắc. 

Tuy vậy, trong quá khứ, đĩa than thực chất lại được làm từ nhựa shellac (hay còn gọi là nhựa cánh kiến). Tuy nhiên đến nay, loại đĩa sử dụng vật liệu này không còn được sản xuất. Lý do là bởi trong Thế chiến thứ II, do sự thiếu hụt của nguyên liệu nhựa shellac những nhà sản xuất đĩa than đã buộc phải dùng một chất liệu mới để thay thế. Điều này khiến cho những chiếc đĩa bằng nhựa shellac đã dần biến mất khỏi thị trường vào khoảng năm 1960.

Lịch sử đĩa than – Loại đĩa Shellac. Ảnh: Discogs
Lịch sử đĩa than – Loại đĩa Vinyl. Ảnh: Erik Mclean

Những chiếc đĩa shellac cũ (hay còn gọi là đĩa 78 vòng) có bề mặt giòn và nặng hơn so với những chiếc đĩa vinyl mới. Trong khi đấy, những loại đĩa sử dụng vật liệu vinyl lại dễ bị cong vênh và trầy xước hơn chất liệu cũ. Dù vậy, vinyl vẫn được coi là vật liệu để làm đĩa thu âm tốt hơn vì tốc độ quay chậm, lưu trữ được nhiều bài hát. 

Phân loại các phiên bản đĩa than

Đĩa than thường được phân loại theo đường kính, đo bằng đơn vị inch với ba kích thước phổ biến gồm: 12, 10 và 7 inch. Hầu hết các album sẽ được thu lại trên đĩa 12 inch, các bài hát đơn sẽ được ghi lại trên đĩa 7 inch. Ngoài kích thước, đĩa than cũng được phân loại theo tốc độ quay, với các tốc độ phổ biến bao gồm 33⅓, 45, 78 vòng/phút. Hầu hết các hãng đĩa sẽ ghi lại tốc độ quay của đĩa trên vỏ đĩa. Trong trường hợp không ghi, một quy tắc thường được áp dụng là độ dài tương ứng dung lượng, theo đó, lần lượt các đĩa 12, 10 và 7 inch sẽ quay ở tốc độ 33⅓, 78 và 45 vòng/phút. 

Những chiếc đĩa được làm ngày nay sẽ có nhiều tốc độ quay khác nhau. Để biết được liệu đĩa đang chơi ở đúng tốc độ hay không, bạn sẽ nghe thấy âm thanh của đĩa nhạc bị rè hoặc không rõ tiếng. Trong trường hợp này, hãy điều chỉnh lại tốc độ quay để phát được âm thanh trong đĩa. 

Lịch sử đĩa than – Ảnh: Eric Krull

Lịch sử đĩa than

Là một phần quan trọng của lịch sử âm nhạc, chắc chắn đĩa than đã có nhiều cột mốc đáng nhớ. Theo đấy, dòng thời gian cấu tạo nên các thành phần của đĩa than có thể được tóm tắt như sau: 

  • Vào năm 1857: Léon Scott được cấp bằng sáng chế cho việc tạo ra thiết bị thu âm âm thanh. Chiếc máy thu âm mà ông tạo ra có thể ghi âm lại âm thanh, đồng thời có thể tạo ra bản in của âm thanh đấy, nhưng không thể chơi được nhạc.
  • Vào năm 1877: Thomas Edison sáng tạo ra máy thu âm mà vừa có thể ghi âm, vừa có thể chơi nhạc.
  • Vào năm 1887: Emile Berliner được cấp bằng vì tạo ra máy quay đĩa mà mặt đĩa được cắt phẳng.
  • Lần lượt vào ba năm 1894, 1901 và 1903: Các loại đĩa 7 inch, 10 inch và 12 inch ra đời.
  • Vào năm 1925: Tốc độ quay tiêu chuẩn của một loại đĩa than được ghi nhận là 78 vòng/phút
  • Vào năm 1931: RCA Victor cho ra mắt chiếc đĩa chơi lâu (LP) đầu tiên được ép trên đĩa nhựa plastic dẻo, tuy nhiên sản phẩm này bị coi là một thất bại.
  • Vào năm 1948: Columbia Record Company ra mắt chiếc đĩa LP 12 inch với tốc độ quay 33 ⅓ vòng/phút đầu tiên.
  • Vào năm 1949: RCA Victor giới thiệu chiếc đĩa 7 inch với tốc độ quay 45 vòng/phút, điểm khác biệt của chiếc đĩa này là có một chiếc lỗ nhỏ ở trung tâm.
  • Giai đoạn 1950 – 1960: Những chiếc đĩa shellac 78 vòng dừng sản xuất .
  • Vào năm 1962: Phillips sáng chế ra băng cassette đầu tiên.
  • Vào năm 1982: Những chiếc đĩa CD ra đời và nhanh chóng trở nên phổ biến với người tiêu dùng.

Từ sau khi CD phát hành, cùng với sự ra đời của những thiết bị tân tiến như máy nghe nhạc di động, iPod hay các dịch vụ stream nhạc, đĩa than đã dần mất đi sức hút trên thị trường. Tuy nhiên, vào năm 2008, lần đầu tiên kể từ năm 1984, lượng đĩa LP bán ra tăng mạnh với hơn 1 triệu đĩa , nhiều hơn hẳn 89% so với năm 2007. Kể từ thời điểm này, lượng đĩa than được tiêu thụ cũng đã ngày một ấn tượng hơn, với khoảng 9.7 triệu bản được bán ra tính riêng trong năm 2018. 

Lịch sử đĩa than – Ảnh: Kevin McCutcheon

Những sự thật thú vị về lịch sử đĩa than

  • Cụm thành ngữ tiếng Anh “like a broken record” không thực sự nói đến một chiếc đĩa bị vỡ, mà thay vào đấy là ám chỉ chiếc đĩa bị xước. Khi bề mặt đĩa bị xước, con kim sẽ bị kẹt tại vết xước và chơi đi chơi lại đoạn nhạc đấy, tạo ra ý nghĩa của “like a broken record” (nói đi nói lại một điều gì đấy).
  • Những chiếc đĩa 12 inch có thể chứa được nhiều nhạc hơn hai kích thước đĩa còn lại, biến đây trở thành loại đĩa nổi tiếng nhất hiện nay.

Theo Always The Holiday

Có thể bạn quan tâm:
#TìmNguồnLẫnGốc: Lịch sử ngày lễ Valentine
#TìmNguồnLẫnGốc: Lịch sử ngắn gọn của việc ly hôn
Nồi cơm điện – lịch sử của món đồ gia dụng khiến trẻ con bị mắng nhiều nhất

Van Nguyen

Recent Posts

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

15 giờ ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

1 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

2 ngày ago

#Nghĩ: Tương lai của sự lãnh đạo thuộc về nữ giới hay phải linh hoạt?

Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…

2 ngày ago

7 phong cách sống hạnh phúc – Bạn là người chơi hệ nào?

Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…

3 ngày ago

Hoạ sĩ Nguyễn Việt Anh và Mifa chia sẻ góc nhìn về triển lãm tranh “Những địa hạt phù du”

"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…

4 ngày ago