Culture

#LocalZine: Triển lãm “Ảo Mỡ” và Body Shaming – khi định kiến ngoại hình được kế thừa từ quá khứ

Việc hít thở sâu giúp cơ thể chúng ta nhận thêm nhiều oxy, suy nghĩ sâu giúp não nhận thêm nhiều thông tin, hạn chế việc bị phụ thuộc quá nhiều vào một tín điều nhất định. Tương tự như vậy, một triển lãm nghệ thuật mang chủ đề về Body shaming là cơ hội để chúng ta tìm hiểu và nhìn nhận đa chiều hơn về chủ đề dường như đã khá là quen thuộc này.

Ảnh: Phòng khách của jun
Ảnh: Phòng khách của jun
Ảnh: Phòng khách của jun

Buổi triển lãm tạo nên bối cảnh cho dòng tư duy này diễn ra tại Sài Gòn, mang tên “Ảo Mỡ” do Twee sáng tạo. Chủ đề của buổi triển lãm xoay quanh lối tư duy chủ quan của người Việt đối với vẻ ngoài cơ thể. Ở đây, chúng ta sẽ cùng nhau truy tìm căn nguyên của những định kiến về cái đẹp cũng như điều gì đã dẫn đến hành động nhục mạ thân thể. Đằng sau hành vi tiêu cực thường thấy trong đời sống hiện đại chính là những câu chuyện được hình thành qua nhiều thế hệ.

Đối với khái niệm “Body shaming”, có hai phương diện cần xem xét: “nhục mạ” và “thân thể”. Từ trước đến nay, mọi tiêu chuẩn cơ bản đều không tự nhiên mà có. Chúng xuất phát từ giáo dục, từ những cọ xát,trải nghiệm với thế giới xung quanh. Người thực hiện hành vi nhục mạ thường dùng các tiêu chuẩn từ xã hội mà họ được rèn dũa và “cho là đúng đắn” để áp đặt lên người khác.

Triển lãm “Ảo Mỡ” và Body Shaming – Ảnh: Phòng khách của jun

Từ lâu, người xưa đã tạo ra những chuẩn mực hành xử cho riêng họ. Chúng ta chỉ đang thừa hưởng chúng, đồng thời tạo thêm những hệ giá trị mới. Nếu ngày xưa, các giá trị được quy định do chỉ dụ ban hành bởi nhà vua, những quan niệm về cái đẹp được định hình nhờ bàn tay những nhà điêu khắc, họa sĩ, thì ngày nay chính những xu hướng thời trang, những cuốn tạp chí về sắc đẹp và trào lưu “retouching” đang dần hình thành nên các tiêu chuẩn ngoại hình hiện đại. 

Gần đây nhất, Tik Tok Trung Quốc bất chợt nổi lên phong trào dùng tờ giấy A4 để đo vòng eo. Qua đó người viết nhận ra mặc dù các phong trào sắc đẹp liên tục được tạo ra bởi truyền thông, song cần một sự cân nhắc khi áp dụng và cổ xúy những phong trào sắc đẹp xuất hiện vừa võ đoán lại vừa không có tính thực tế như chiếc vòng eo vừa vặn trong tờ A4.

“Tình dục’ và “ăn uống” là hai thứ luôn xoay quanh cuộc sống và lịch sử của nhân loại. Chính vì vậy, rất khó để phân tách các yếu tố này với các tiêu chuẩn hình thể của con người. Trong một tiểu luận của Bernard Flynn trên “dòng tư duy tình dục” có trích dẫn nhận định của nhà xã hội học Levi Strauss: khi loài người từ bỏ cuộc sống du mục thuở hồng hoang để theo đuổi văn minh nông nghiệp cũng chính là lúc ta từ bỏ cuộc sống tình dục theo bản năng tự nhiên. Ngoài ra các buổi bàn luận về vấn đề sức khỏe sinh sản không còn là phạm trù kín đáo, tế nhị mà là đề tài chung của toàn xã hội. Những vấn đề về dân số và sự phát triển của nền kinh tế đều dựa trên cơ sở các thảo luận về tình dục và sinh sản (Bernard Flynn – 1981). Xã hội đặt nặng tất cả chuẩn mực tình dục nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất và sự ổn định dân số cho thế hệ sau này. Vì những mối quan tâm đến sức khỏe sinh sản và sự di truyền gene, chuẩn mực về sức khỏe liên tục được cập nhật, thay đổi, vô hình trung đã ảnh hưởng thái quá đến các tiêu chuẩn hình thể.

Triển lãm “Ảo Mỡ” và Body Shaming – Ảnh: Phòng khách của jun
Triển lãm “Ảo Mỡ” và Body Shaming – Ảnh: Phòng khách của jun

Vậy nên chúng ta có thể rõ ràng nhận thấy những tiêu chuẩn đều mang các quy ước chung của xã hội, và con người thường sẽ hứng chịu hệ lụy từ chính những tiêu chuẩn đó. Do đó, khi các cá thể bắt đầu nhục mạ một người dựa trên những tiêu chuẩn có sẵn, chúng ta phải hiểu rằng căn nguyên của vấn đề xuất phát từ: phản ứng tự bảo toàn của xã hội dành cho cộng đồng và các thành viên đơn lẻ.

Bài phân tích từ trường Đại học Cambridge do Lucy McDonald viết năm 2020 đã nghiên cứu sâu hơn vấn đề liên quan đến triết học đạo đức này. người phụ nữ này đã đặt câu hỏi rằng tại sao người nhục mạ (shaming) muốn đổ lỗi (blaming) hoặc công kích danh dự người khác, trong khi danh dự đặc biệt quan trọng trong xã hội Á Đông. Tại sao nạn nhân bị cưỡng hiếp hay người khiếm khuyết thường xuyên bị nhục mạ thân thể, tại sao người nổi tiếng bị đặt điều tai tiếng? Những điều trên không hoàn toàn đến từ bản chất tàn độc của con người. Thực tế suy nghĩ này đến từ cảm giác kinh tởm, sợ hãi, thương hại, khinh bỉ – thứ được hình thành qua trải nghiệp của nhiều thế hệ. Nạn nhân bị cưỡng hiếp thường mang lại cho người đối diện một tâm lý giống với cảm giác khi đối mặt với bệnh truyền nhiễm, không sạch sẽ từ các bệnh tình dục. Người có những khiếm khuyết dễ thấy trên cơ thể cũng là nạn nhân của cách cư xử như vậy.

Triển lãm “Ảo Mỡ” và Body Shaming – Ảnh: Phòng khách của jun

Nếu Chúng ta có thể yêu quý một người vì đặc điểm tự nhiên có sẵn (sắc đẹp, tính cách), thì chúng ta cũng có thể ghét người khác dựa trên những khía cạnh mà họ không được chọn lựa (cưỡng hiếp, bệnh tật , khiếm khuyết bẩm sinh). 

Để thấu hiểu những hệ luỵ và các vấn đề mà nạn nhân nhục mạ thân thể phải đối mặt, trước hết ta bắt buộc phải thừa nhận bản thân mỗi người thường xuyên và dễ dàng chịu ảnh hưởng từ môi trường sống, phương pháp giáo dục mà ta nhận được. Từ đó, mỗi người sẽ hiểu được tường tận lý do tại sao mình lại có những định kiến về ngoại hình như vậy. Sau cùng, mỗi người sẽ tự đưa ra được các nhận định mang tính cá nhân ( authenticity theo Kierkegaard), chứ không mang những đánh giá bị ảnh hưởng từ quan điểm của báo chí, truyền thông hoặc bất cứ tín điều có sẵn nào đó.

Triển lãm “Ảo Mỡ” và Body Shaming – Ảnh: Phòng khách của jun

Một hơi thở sâu sẽ đem lại cho chúng ta sự tỉnh táo, lối tư duy đa chiều giúp mỗi người sống đúng với bản thân, dễ dàng cởi bỏ những tín điều từ dư luận hơn. Kierkegaard, một triết gia người Đan Mạch sau khi bị công kích cá nhân trên tạp chí Corsair đến mức suy sụp tinh thần, đã đưa ra một nhận định rằng: Góc nhìn của tập thể, dư luận, đám đông… có sức ảnh hưởng tới mỗi người theo chiều hướng tốt, song cũng có thể khiến họ trở mặt với bản chất tốt đẹp của riêng mình khi bị truyền thông đại chúng chi phối.

Tóm lại, từng cá nhân nên tự tạo ra sự cẩn trọng cho bản thân trước những tiêu cực phát sinh từ bản năng vốn có trong chúng ta.  


Bài viết có tham khảo:
-Sexuality, knowledge and power in the thought of Michel Foucault, Bernard Flynn (1981)
-Shaming, Blaming, and Responsibility, Journal of Moral Philosophy, Lucy McDonald (2020)



CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
#Localzine: Nhìn về thời bao cấp với lăng kính màu hồng
#LocalZine: Tổ nghiệp sân khấu và chuyện kiêng kỵ của giới nghệ sĩ
#LocalZine: Tất cả chỉ còn là kỉ niệm: Saigon Water Park – Công viên nước đầu tiên ở Việt Nam

Phòng khách Của Jun

Recent Posts

Mai Ngọc Linh – Founder của LaBase: Sự khác biệt giữa kinh doanh trên sàn thương mại và dịch vụ trong ngành làm đẹp

Thương hiệu LaBase Cosmetics & Spa của chị Mai Ngọc Linh đã làm thế nào…

2 giờ ago

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

1 ngày ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

4 ngày ago