Lifestyle

7 lý do nửa kia hay mập mờ trong một mối quan hệ

Không có gì gây khó chịu hơn cảm giác mập mờ từ người mà bạn yêu cả! Dù bạn đã đầu tư thời gian, cảm xúc và sự chân thành, đôi khi đối phương vẫn ‘sớm nắng, chiều mưa’ với mối quan hệ của 2 người. Vậy đâu là lý do khiến nửa kia của bạn có thái độ này.

Việc ai đó mà bạn đang hẹn hò là kiểu người hay mâu thuẫn trong tình cảm sẽ có thể khiến bạn khó hiểu, tức giận và thậm chí là cực kỳ bối rối. Vào một thời điểm nào đó họ dường như hoàn toàn say mê bạn, nhưng ngay sau đó thì lại tỏ ra lạnh nhạt và không quan tâm. Họ bất chợt buông lời cam kết với bạn trong một khoảnh khắc, rồi đột nhiên lại bày tỏ sự do dự ở một lần khác. Mọi thứ hoàn toàn không tạo được cảm giác ổn định.

Khi ở trong mối quan hệ không rõ ràng như thế, bạn cần xác định rõ ranh giới và sức chịu đựng của mình với những hành động mập mờ từ bạn đời của mình. Việc tìm hiểu rõ hơn về lý do tại sao nửa kia lại có những hành động như vậy ngay từ đầu có thể giúp ích cho bạn trong việc điều tiết mối quan hệ này cũng như những cảm xúc cá nhân. Và dưới đây là 7 lý do khiến người yêu của bạn mang đến cảm giác mập mờ và mâu thuẫn trong mối quan hệ của hai người:

Những lý do khiến nửa kia mập mờ trong một mối quan hệ

7 lý khiến nửa kia hay mập mờ

1. Họ không tin tưởng bạn

Không phải ai cũng sẽ tin tưởng người khác ngay từ đầu, cả bạn cũng vậy. Cho dù họ đang cẩn trọng hay có lý do gì đó ngại ngần tin tưởng bạn, có thể vì từng bị tổn thương trước đây. Bạn sẽ cần phải để tâm hơn trong quá trình tìm hiểu trong thời gian quen nhau. Một vài điều nhỏ nhặt nhất như: đến muộn khi hẹn hò, giấu giếm về quá khứ hay ý định của mình,… và những điều này làm họ cảm thấy khó chịu, thì đó chính là lý do người ấy cảm thấy không tin tưởng và đáp trả lại bằng những hành động mập mờ tương tự.

2. Người kia sợ cam kết với bạn

Một số người rất coi trọng sự độc lập và tự do của mình. Một số còn có kiểu né tránh gắn bó, khiến họ coi sự gần gũi là mối đe dọa. Cũng có thể người đấy đang trong quá trình bắt đầu sự nghiệp và muốn ưu tiên cho công việc. Họ lo ngại rằng một mối quan hệ có thể cản trở tiến trình phát triển. 

Chính vì thế, hãy để ý xem liệu người đó có đang ẩn ý rằng mình không muốn bị ràng buộc, bằng cách ít chia sẻ hoặc không để bạn đi vào nội tâm tình cảm của họ hay không. Ví dụ: không muốn lên kế hoạch cho tương lai xa và không giới thiệu bạn với bạn bè hoặc người thân của họ.

3. Họ còn lưu luyến người yêu cũ

Mập mờ trong mối quan hệ có thể đến từ ‘tình sử’ mà người đó đã trải qua. Dù họ có thể phủ nhận thế nào đi chăng nữa, nhưng có thể thấy rõ lý do họ chưa sẵn sàng tiến tới với bạn hoặc bất kỳ ai khác là vì ‘cánh cửa’ với người yêu cũ của họ chưa hoàn toàn đóng lại.

Nếu một người mới vừa kết thúc một mối quan hệ và thể hiện tình cảm với bạn hôm nay nhưng lại biến mất vào ngày mai, rồi sau đó lại nhắn tin cho bạn như chưa có gì xảy ra cả, thì hãy cẩn thận! Họ có thể đang dựa vào mối quan hệ, mập mờ, không cam kết với bạn để quên đi người yêu cũ. Hãy tránh làm tổn thương mình trên móc câu của người yêu cũ vẫn còn vương vấn trong lòng họ!

4. Bị lạm dụng trong quá khứ

Nếu người đó muốn tiến xa hơn trong mối quan hệ với bạn nhưng đồng thời lại đẩy bạn ra xa thì đó có thể là dấu hiệu của kiểu gắn bó bị rối loạn (hay còn gọi là kiểu Gắn bó – Lo âu). Đây là một kiểu quan hệ mâu thuẫn và thường được hình thành trong hệ thần kinh của một người từ thời thơ ấu do trải qua sự lạm dụng. 

Người có kiểu gắn bó bị rối loạn có thể tin rằng họ không xứng đáng được yêu thương, nghĩ là sự gắn bó sẽ luôn đi kèm với những tổn thương lớn hoặc bị bỏ rơi. Nhưng cùng lúc đó, họ lại khao khát được biết và yêu thương. Những cảm xúc mâu thuẫn này sẽ tạo nên một vài hành động mập mờ, không rõ ràng trong mối quan hệ của hai người.

Nếu không thật sự đề cập để giải quyết vấn đề này, cả hai người có thể tiến vào một mối quan hệ bất ổn. Khi đó, có lúc bạn sẽ cảm thấy được chăm sóc tận tình rồi đột ngột bị buộc tội là người có lỗi trong sự việc nào đó. Chính vì thế, hãy thận trọng vì những người thuộc kiểu gắn bó bị rối loạn có thể rất khó đoán.

5. Người đó không tôn trọng bạn

Nếu nửa kia của bạn không để tâm trả lời cuộc gọi hoặc tin nhắn của bạn, hiện diện trong vài ngày hoặc vài tuần rồi lại biến mất trước khi xuất hiện trở lại, thì bạn cần đối mặt với sự thật rằng họ có thể không đối xử với bạn bằng sự tôn trọng cần có trong một mối quan hệ lành mạnh. Bạn hoàn toàn có quyền đề cập đến vấn đề này và đặt ra những kỳ vọng rõ ràng về cách bạn muốn được đối xử. Và nếu họ tiếp tục lặp lại những hành động như trước… thì hãy coi như bạn đã tránh được cái rủi rồi.

6. Muốn có sự kiểm soát trong mối quan hệ

Điều này có thể xuất phát từ nỗi sợ bị bỏ rơi hoặc mất lòng tin (như điều 1 đã nói ở trên). Nhưng cũng có thể tính cách này đã được hình thành từ lâu.

Người càng có tính cách tự ái thì họ càng khao khát quyền lực và kiểm soát trong các mối quan hệ. Việc giữ bạn trong trạng thái liên tục phải suy đoán và thiếu sự chắc chắn có thể là cách để họ cho bạn “làm quen” với cách họ đang nắm quyền là như thế nào. Nếu không muốn trở thành “món đồ chơi” của người đấy, bạn cần đặt ra ranh giới rõ ràng về những gì bạn sẽ và không chịu đựng được với họ.

7. Người đấy không biết mình muốn gì hoặc là ai

Mâu thuẫn trong mối quan hệ cũng có thể bắt nguồn từ sự mâu thuẫn trong chính nội tâm của một người. Nếu người bạn đang quen có thể đang trải qua khủng hoảng hiện sinh (ví dụ: mất việc hoặc người thân, già đi, nghi ngờ đức tin, xu hướng tính dục, lựa chọn nghề nghiệp,…).

Hãy chú ý xem người đó có thường xuyên bày tỏ sự không chắc chắn về bản thân và tương lai của họ, cũng như giá trị và mục tiêu của họ hay không. Khi đối mặt với những hành động mập mờ trong mối quan hệ với họ thì bạn nên chuẩn bị tinh thần rằng họ có thể cần thêm thời gian để có thêm sự tự tin vào bản thân và những gì họ muốn, trước khi người đó có thể thật sự quyết định cam kết lâu dài.

Nên làm gì với những người luôn mập mờ?

Dù bất kể lý do là gì đi chăng nữa, chúng ta luôn phải có trách nhiệm là đặt ra ranh giới rõ ràng về những gì chúng ta sẽ và không thể chịu đựng, cũng như đặt ra những câu hỏi cần thiết cho cuộc sống tình cảm và cá nhân của mình. Nếu không bị phát hiện và không có trách nhiệm về tác động tiêu cực của hành vi đó lên người khác, thì những người có thói quen mập mờ trong một mối quan hệ sẽ tiếp tục hành vi của họ đến khi mà nó vẫn tiếp tục mang lại lợi ích cho họ.

Nhưng liệu có thể những hành vi mập mờ cử họ chỉ xuất phát từ sự vô thức không? Đương nhiên là có. Đôi khi người hay mâu thuẫn có thể cần sự hỗ trợ và kiên nhẫn từ bạn, để hồi phục từ những tổn thương trong quá khứ, từ sự bất an hoặc do dự. Bạn hoàn toàn có thể hỗ trợ họ để vượt qua sự khó khăn này. Chỉ khi đó cả hai mới có thể đạt được mối quan hệ chân thành và đáng tin cậy theo những hướng tích cực, lành mạnh.

Dao Thomas

Recent Posts

Triển lãm “Tằm” của Kén Lab: Sự bình dị của dương gian qua tranh lụa

Sự kiện trưng bày tác phẩm lần thứ hai của nhóm những hoạ sĩ "vẽ…

11 giờ ago

Mai Ngọc Linh – Founder của LaBase: Sự khác biệt giữa kinh doanh trên sàn thương mại và dịch vụ trong ngành làm đẹp

Thương hiệu LaBase Cosmetics & Spa của chị Mai Ngọc Linh đã làm thế nào…

1 ngày ago

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

2 ngày ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

3 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

3 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

4 ngày ago