Explore

#Nghĩ: Hội chứng Paradise: Thiên đường trước mắt nhưng vẫn mải mê kiếm tìm

#Nghĩ là series về những vấn đề, hiện tường cần được quan tâm trong xã hội từ trước đến nay.

Bạn có bao giờ rơi vào trạng thái vô định và không bao giờ cảm thấy hạnh phúc – ngay cả khi bản thân vừa đạt được những mục tiêu hằng mong ước?

Dù bạn đã có một sự nghiệp thành công, một người bạn đời luôn yêu thương mình, và mọi thứ trong cuộc sống đều hoàn hảo khiến nhiều người ganh tị; nhưng bạn vẫn không cảm nhận được sự hạnh phúc, thậm chí là luôn có một cảm giác trống rỗng hiện diện. Đó là vì bạn đã mắc phải hội chứng Paradise – khi thiên đường ở ngay trước mắt nhưng bạn vẫn mải mê tìm kiếm.

Hội chứng Paradise là gì?

Hội chứng Paradise sẽ khiến một người luôn cảm thấy thất vọng và không hài lòng với bản thân, mặc dù đã đạt được mọi thứ họ mơ ước hoặc mong muốn có được. Đến nay, hội chứng này vẫn đang là vấn đề tranh cãi giữa các chuyên gia vì nó thường bị chẩn đoán nhầm là triệu chứng của rối loạn lo âu.

Tuy vẫn chưa được các bác sĩ tâm lý chính thức công nhận về mặt y học, nhưng vẫn có rất nhiều các trường hợp mắc phải hội chứng này – chủ yếu là những người rất giàu có và đã có những thành tựu trong cuộc sống. Theo đó, khi một người không có những thử thách mới để vượt qua hay bất cứ điều gì khác trong cuộc sống để theo đuổi (vì đã quá thành công), họ sẽ có xu hướng cảm thấy thất vọng về bản thân.

Một người thành công rất dễ để bị hội chứng Paradise nếu không còn mục tiêu nào khác để theo đuổi. Nguồn ảnh: B Design/Adobe Stock.

Những biểu hiện của hội chứng Paradise

Giảng viên – Tiến sĩ Tâm lý học Yong Wah Goh tại Đại học Nam Queensland cho rằng, hội chứng Paradise là kết quả của thời đại ái kỷ mà chúng ta đang sống.

Thế giới hiện nay đang vận hành bằng cách đề cao và ủng hộ chủ nghĩa ái kỷ. Con người chúng ta liên tục đặt ra những chuẩn mực mới cho bản thân và cố gắng đạt được mục tiêu đó. Vòng lặp cứ thế tiếp diễn và nhiều người sẽ không bao giờ cảm thấy “đủ” thỏa mãn bởi mục tiêu của họ luôn thay đổi.

Ai cũng mong muốn một cuộc sống diễn ra theo đúng cách mà ta luôn kỳ vọng. Tuy nhiên, khi kỳ vọng khác với thực tế, chúng ta buộc phải giảm bớt chuẩn mực về sự hài lòng – và điều đó khiến những người mắc chứng Paradise phiền não.

Vấn đề này từng được giải thích qua nghiên cứu của Watzlawick và cộng sự vào năm 1974. Theo đó, tâm trí những người mắc hội chứng Paradise luôn có xu hướng tìm kiếm những ý nghĩa và mục đích trong mọi vấn đề, nên khi không còn mục đích nào để theo đuổi, họ thường trở nên chán nản và không hài lòng với bản thân.

Nhóm người này sẽ luôn bị cuốn vào suy nghĩ “chúng ta là ai” – đến mức quên mất việc phân tách con người của công việc và con người thật sự trong cuộc sống thường ngày. Paradise trở thành hệ quả của việc kỳ vọng quá cao vào bản thân và không thể để đầu óc thư thái.

Kim Serafini – tác giả của cuốn sách I Am Gr8full For Life tin rằng: “Hội chứng Paradise xảy ra khi chúng ta tách mình khỏi ‘vai trò’ hiện tại và cho phép bản thân được nghỉ ngơi nhưng lại cảm thấy ‘bị bỏ rơi’ khi phải rời xa danh tính của mình.

3 Dạng của hội chứng Paradise

1. Nội tâm

Khi mắc phải Paradise ở dạng này, những người thuộc hội chứng sẽ nhận ra bản thân không đạt được những mục tiêu mình đề ra – vốn là những điều “không tưởng” và phi thực tế. Họ sẽ cảm thấy xấu hổ vì sự kém cỏi của bản thân. Lúc này, một số vấn đề về sức khỏe tâm thần – như lo lắng, trầm cảm, hành vi tự làm đau bản thân…, có thể xảy ra.

2. Vô hại

Dạng thứ 2 của hội chứng Paradise ít phức tạp và vô hại hơn. Triệu chứng này đề cập đến việc tận hưởng quá trình phấn đấu để đạt được những mục tiêu “xa vời” hơn là thành tựu thực tế. Theo nhà thơ Constantine Kavafis, ông đã mô tả triệu chứng Paradise này giống như thái độ của một du khách luôn biết cách tận hưởng và hạnh phúc với chuyến đi, ngay cả khi hành trình rất dài và gian khó.

Ở dạng này, những người mắc hội chứng Paradise thường yêu thích quá trình hơn là đích đến của một mục tiêu đề ra nào đấy. Nguồn ảnh: Adobe Stock.

3. Sự phản chiếu cá nhân

Những cá nhân trải qua dạng hội chứng này thường có niềm tin tuyệt đối vào chân lý mà mình đang theo đuổi. Họ không chỉ mong muốn người khác chấp nhận quan điểm của mình mà còn muốn thay đổi mọi người xung quanh. Đồng thời, khi quan điểm của họ không được chấp nhận, họ thường trở nên đay nghiến và cáu gắt, cũng như cho rằng những người khác đang cố gắng làm tổn thương niềm tin của họ.

Kết

Bày tỏ sự biết ơn là phương pháp tốt nhất dành cho những ai đang gặp phải triệu chứng này. Hãy học cách biết ơn những gì chúng ta đang có, ghi nhận những thành tích của chính mình và tập trung tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề hiện tại thay vì theo đuổi những ý tưởng trừu tượng và các mục tiêu không tưởng.

Xem thêm những bài viết khác dưới đây:

Nghi To

Recent Posts

Triển lãm “Thẩm/Thấu, Thưởng” khắc hoạ bức tranh ngày Tết Ất Tỵ qua mỹ thuật

Triển lãm là nơi nghệ thuật đương đại và di sản văn hóa Việt hòa…

4 ngày ago

#Thoáng: Giấc mơ nhạy cảm – Não bộ muốn nói gì khi không ai nhờ mà tự “vẽ”?

#Thoáng là series những bài viết thuộc chủ đề tình dục dưới lăng kính cởi…

5 ngày ago

Bạn biết gì về âm thanh trắng, hồng, và nâu trong cuộc sống?

Bạn có biết rằng những tiếng ồn này có sự khác nhu rõ rệt không?

5 ngày ago

Làm sao để chuyện tiền bạc không còn là “nguồn cơn” của những lần cãi vã giữa các cặp đôi?

Lý do sâu xa đằng sau những cuộc cãi vã về chuyện tiền bạc là…

6 ngày ago

Mối quan hệ yêu xa và 5 lời khuyên để duy trì (cũng như 5 dấu hiệu để từ bỏ)

Nếu muốn tiếp tục cùng họ xây dựng mối quan hệ tình cảm ngay cả…

7 ngày ago

6 kiểu người độc hại cần được “xanh lá”

Lỡ kết thân với những người độc hại là điều không thể tránh khỏi. Vậy,…

1 tuần ago