Explore

12 món ăn tạo nên tinh hoa ẩm thực Đông Nam Á

Khi bạn du lịch đến các nước trong khu vực Đông Nam Á ngoài những cảnh sắc được thiên nhiên ban cho. Nơi đây còn nổi tiếng với những món ăn ngon tạo nên tinh hoa ẩm thực độc đáo mà bạn sẽ không dễ tìm thấy ở bất cứ nơi nào.

Các điểm đến như Thái Lan hay Việt Nam được cả thế giới đánh giá cao nhờ vào nền ẩm thực thơm ngon đậm vị, đặc biệt là những món ăn đường phố tuyệt vời. Ngoài ra, các quốc gia như Campuchia, Lào và Myanmar dù bị đánh giá thấp hơn nhưng họ cũng đã góp vào sự đa dạng văn hóa ẩm thực của Đông Nam Á những món ăn ngon đến bất ngờ.

Sau đây là danh sách 12 món ăn ngon nhất trong Đông Nam Á năm 2024. Hãy cùng mình điểm qua các món ngon trong danh sách này.

1. Roti Canai – Malaysia

Roti Canai – Malaysia

Bánh Roti Canai là một loại bánh mì dẹt chiên chảo truyền thống, được làm từ bột mì, nước, trứng và chất béo có nguồn gốc từ ẩm thực Ấn Độ, nhưng lại phổ biến nhất ở Malaysia và các nước lân cận như Indonesia, Brunei và Thái Lan. Bột bánh Roti Canai được nặn đi nặn lại một cách kỹ lưỡng, trước khi tạo ra thành phẩm cuối cùng có nhiều lớp, bên trong mềm mại và lớp ngoài giòn rụm.

Loại chất béo phổ biến nhất được sử dụng nhiều trong Roti Canai là Ghee, bơ Ghee (bơ clarified) truyền thống của Ấn Độ. Người ta tin rằng món ăn này có nguồn gốc từ Ấn Độ. Do là khi những người lao động Ấn Độ di cư đến Malaysia đã mang theo công thức và truyền thống chế biến món bánh giòn rụm này đến đất nước mới.

Nguyên liệu chính: Wheat Flour, bơ Ghee, dầu thực vật, muối

2. Phat Kaphrao – Thailand

Phat Kaphrao – Thailand

Mặc dù không được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới như là Pad Thái, Phat Kaphrao được xem như là “món quốc dân không ngai” của Thái Lan. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy món ăn này được bày bán từ các quán ăn đường phố cho đến cả trong nhà hàng sang trọng. Phat Kaphrao chinh phục thực khách bởi sự đơn giản, dễ chế biến và phù hợp với mọi tầng lớp.

Công thức truyền thống của Phat Kaphrao sử dụng thịt lợn hoặc thịt gà, húng quế Thái (lá húng quế có mùi thơm đặc trưng), ớt, tỏi, cùng nước mắm và đường thốt nốt để nêm nếm. Đôi khi, món ăn này còn có thêm đậu đũa dài. Ngày nay, một số biến thể của Phat Kaphrao có thể bao gồm dầu hào, nước tương và hành tây.

Món ăn xào thơm ngon này thường được thưởng thức kèm với gạo lài và điểm xuyết cùng một quả trứng ốp la trên cùng. Ngoài ra, Phat Kaphrao thường đi kèm với nước mắm Thái (Prik Nam Pla) – một loại nước chấm gồm ớt, nước mắm, tỏi, và nước cốt chanh.

Nguyên liệu chính: Thịt lợn, thịt gà, thịt bò và hải sản xào với hung quế và tỏi, Prik Nam Pla

3. Khao Soi – Thailand

Khao Soi – Thailand

Khao Soi là món ăn tiêu biểu của vùng phía Bắc Thái Lan. Đây là một sự kết hợp độc đáo của nhiều hương vị vùng miền, tạo nên một món súp dừa thơm ngon đặc sắc. Nước dùng của Khao Soi có vị cay nhẹ, được tạo thành từ sự hòa quyện của nước cốt dừa và sốt cà ri đỏ. 

Súp Khao Soi được ăn kèm với mì trứng sợi bản dẹt và thịt theo lựa chọn, thường bao gồm thịt gà, thịt bò và thịt lợn. Món ăn thêm hấp dẫn với những sợi mì chiên giòn rụm và ngò rí cắt nhỏ. Khao Soi thường được dùng kèm với các loại gia vị như chanh tươi, bắp cải muối, hành tím và ớt.

Mặc dù có nguồn gốc từ miền bắc đất nước, nhưng nguồn gốc chính xác và thời điểm ra đời của món súp mì nổi tiếng này vẫn còn là điều bí ẩn. Ngày nay món súp đậm đà này là một sản phẩm chính hiệu của miền Bắc Thái Lan, có thể tìm thấy ở nhiều quán ăn và nhà hàng trên khắp vùng.

Khao Soi là món ăn không thể thiếu đối với người dân địa phương và cũng là món yêu thích của du khách. Ở nước láng giềng Lào, Khao Soi cũng là món ăn phổ biến. Tuy nhiên, phiên bản của Lào sử dụng các nguyên liệu khác và có phần khác biệt so với người “anh em” Thái Lan.

Nguyên liệu chính: Mì trứng sợi dẹt và thịt bò kho hoặc thịt gà, ăn cùng nước súp dừa, trên cùng là mì giòn, hành lá tươi, rau mùi, bắp cải muối và một lát chanh

4. Cà ri Phanaeng – Thailand

Cà ri Phanaeng – Thailand

Cà ri Phanaeng là một loại cà ri Thái đặc trưng bởi kết cấu sánh mịn và hương vị béo ngọt của đậu phộng. Món ăn được chế biến từ thịt hầm với nước cốt dừa, tương cà ri Phanaeng, lá trúc, nước mắm, và đường thốt nốt. Loại thịt thường được sử dụng cho loại cà ri này là thịt bò, gà, vịt hoặc có thể cả thịt heo. Theo truyền thống, món ăn này không bao giờ dùng kèm với rau.

Tên của món ăn bắt nguồn từ từ “panang”, nghĩa là “chữ thập”, để chỉ cách chế biến thịt gà cổ xưa với hai chân bắt chéo và đặt thẳng đứng. Mặc dù nguồn gốc của cà ri phanaeng vẫn còn nhiều điều bí ẩn, nhưng nó thường được liên kết với bang Penang của Malaysia, nhưng không có nhiều bằng chứng để hỗ trợ cho tuyên bố này.

Nguyên liệu chính: Đậu phộng, muối, mắm tôm, hành tím, ớt, riềng, sả, tỏi, lá chanh Thái (lá chanh kaffir), hạt thì là, hạt và rễ rau mùi.

5. Pempek – Indonesia

Pempek – Indonesia

Pempek là món bánh cá truyền thống của Indonesia, được làm từ thịt cá xay nhuyễn và bộ tapioca. Thực chất, nguồn gốc của món ăn này đến từ thành phố Palembang, nằm ở tỉnh Nam Sumatra. 

Câu chuyện kể về nguồn gốc của pempek rằng một người dân Palembang xưa kia đã cảm thấy ngán ngẩm với các món cá chiên hoặc nướng truyền thống. Vì vậy, ông đã nghĩ ra một cách sáng tạo để xay nhuyễn thịt cá, trộn với bột sago và rán chúng ngập dầu để có được món ăn vặt giòn rụm và thơm ngon. Theo thời gian, pempek được công nhận là một món ăn vặt ngon miệng, và ngày nay nó được coi là một món ngon truyền thống của Indonesia.

Những chiếc bánh hình tròn hoặc hình chữ nhật này thường được hấp chín, sau đó chiên lại trong dầu thực vật và cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn trước khi phục vụ cho các khách hàng của mình.

Nguyên liệu chính: Cá thu hoặc cá lóc, bột Sago hoặc bột năng kết hợp với khoai mì, trứng, muối

6. Bánh mì – Vietnam

Bánh mì – Vietnam

Bánh mì là một món ăn đường phố vô cùng được yêu thích tại Việt Nam, với điểm đặc trưng là sử dụng bánh mì baguette làm nguyên liệu chính. Bánh mì baguette được du nhập vào Việt Nam trong thời kỳ thuộc địa, và ngày nay, nó là một trong số ít di sản quý giá còn lại từ thời đó.

Sự phong phú của bánh mì gần như không giới hạn – bánh mì được kẹp với thịt nguội, bơ, sốt mayonnaise, pate gan, dưa chuột, ngò rí, đồ chua, nước tương… danh sách cứ thế kéo dài. Bánh mì nên có vỏ bánh nhẹ, lớp vỏ giòn mỏng và ruột bánh mềm, dai, hơi ngọt.

Sự đa dạng của bánh mì Việt Nam còn có thể kết hợp với nhiều loại nhân khác có thể như là thịt gà, thịt heo, thịt bò, hải sản, thịt nguội, pate, xúc xích và ruốc. Hầu hết các nguyên liệu kẹp và gia vị đều là những thứ khá lạ miệng với người nước ngoài, và đó chính là bí quyết tạo nên sự hấp dẫn của bánh mì.

Với lượng người hâm mộ đông đảo và các loại nhân đậm đà hương vị Việt Nam, bánh mì đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia từ rất lâu, và các cửa hàng bánh mì vẫn đang không ngừng “mọc lên” trên khắp thế giới.

7. Tom Kha Gai – Thailand

Tom Kha Gai – Thailand

Tom Kha Gai là món súp Thái Lan thơm ngon, kết hợp từ các hương vị tinh tế và nguyên liệu đơn giản. Món ăn bắt đầu với thịt gà, thường là đùi gà đã lọc xương, ninh trong nước cốt dừa và nước dùng gà hoặc nước lọc để tạo ra một lớp nền đậm đà cho phần nước dùng. 

Nguyên liệu chính của món ăn được tạo thành từ củ riềng, thứ có vị tương tự gừng nhưng có vị the đậm thêm chút hương cam chanh và mùi thông. Sả và lá trúc cũng là thứ không thể thiếu, mang đến cho món súp một chút hương cam chanh dịu nhẹ. Ớt Thái được thêm vào để tạo vị cay nhẹ, nhưng được cân bằng bởi vị mặn đậm đà của nước mắm. Nấm rơm hoặc nấm sò được cho vào để tạo độ dai. Vị ngọt nhẹ của súp đến từ đường thốt nốt và vị chua thanh từ một ít nước cốt chanh, những thứ nên được bỏ thêm vào sau khi tắt bếp.

Tom Kha Gai thường được dùng nóng, trang trí với ngò rí hoặc hành lá cắt nhỏ. Món ăn này được thưởng thức kèm với cơm trắng, tạo nên một bữa ăn đơn giản nhưng đầy đủ hương vị.

Nguyên liệu chính: Thịt gà, nước cốt dừa, riềng, sả, ớt, lá trúc, nước mắm và nấm

8. Bubur Ayam – Indonesia

Bubur Ayam – Indonesia

Bubur Ayam là món cháo gà theo phiên bản của ẩm thực Indonesia, một món cháo gạo đặc sánh ăn kèm với thịt gà xé và nhiều gia vị đậm đà khác. Món ăn sáng quen thuộc này có thể bắt nguồn từ cháo Trung Quốc, nhưng sử dụng các nguyên liệu và topping theo phong cách địa phương để tạo thành một món ăn Indonesia đích thực.

Quy trình chế biến món ăn này bắt đầu bằng việc ninh nhừ thịt gà (thường là phần đùi, có xương), và nước dùng này thường được dùng để nấu cùng gạo cho đến khi sánh đặc lại. Ngoài cháo gạo và thịt gà xé, Bubur Ayam còn có thể kết hợp với vô vàn nguyên liệu khác.

Bubur ayam là một trong những món ăn đường phố phổ biến nhất tại Indonesia – mỗi buổi sáng, du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người bán hàng rong di động với những nồi cháo nghi ngút khói, sẵn sàng mang lại bữa ăn sáng thơm ngon và bổ dưỡng.

Nguyên liệu chính: Thịt gà, gạo, hành, đậu nành rán, hành tây

9. Cà ri Massaman – Thailand

Cà ri Massaman – Thailand

Trong muôn vàn các loại cà ri trong nền ẩm thực Thái, Massaman curry nổi bật là loại nhẹ nhàng nhất, ngọt ngào và độc đáo nhất. Món ăn là sự kết hợp giữa nước cốt dừa béo ngậy, thịt, khoai tây và một loại sốt cà ri được làm từ các loại gia vị rang thơm. Nước cốt dừa là linh hồn của món ăn Thái chính hiệu, tạo nên một nền tảng phong phú cho các nguyên liệu khác.

Được nấu trong thời gian dài, Massaman curry thường sử dụng những miếng thịt bò dày hoặc thịt gà có xương, đôi khi là thịt cừu hoặc thịt dê. Danh sách các loại gia vị thường dùng trong Massaman curry rất đa dạng và phong phú. Thông thường, nó sử dụng kết hợp các loại gia vị khô như thìa là, rau mùi, đinh hương, quế và hạt tiêu đen, trộn với tỏi tươi, ớt, riềng, sả, cốt me, và đường thốt nốt.

Đây chính là lý do tại sao Massaman curry sử dụng nhiều loại gia vị phương Đông thơm nồng, vốn không phổ biến trong khu vực. Massaman curry thường được ăn kèm với một bát cơm trắng hấp và ajad, món dưa chuột muối chua nổi tiếng. Lạc rang giã nhỏ hoặc nguyên hạt cũng có thể được cho vào món ăn hoặc rắc lên trên ngay trước khi thưởng thức.

Nguyên liệu chính: Thịt bò, thịt vịt, đậu hũ, gà, lợn và các loại gia vị khô   

10. Ayam Goreng – Indonesia  

Ayam Goreng – Indonesia

Ayam Goreng, món gà rán trứ danh của ẩm thực Indonesia, chinh phục thực khách với lớp vỏ ngoài vàng giòn rụm cùng hương vị đậm đà. Món ăn được chế biến đơn giản, bắt đầu từ những miếng gà, thường là các phần có xương như đùi và ống chân, được tẩm ướp kỹ lưỡng trong hỗn hợp gia vị. 

Nước xốt thường dựa trên các loại gia vị truyền thống như sả, riềng, nghệ và me, cũng vì món ăn này được yêu thích khắp cả nước nên nó cũng có nhiều biến thể theo từng vùng có thể bao gồm các loại gia vị và nước xốt khác hoặc nhiều loại bổ sung khác như dừa nạo hoặc vụn bột gạo.

Tất cả các loại Ayam Goreng đều có thể được thưởng thức thành từng món riêng lẻ, thường đi kèm với cơm và rau tươi hoặc salad, nhưng Ayam Goreng cũng là một món ăn phụ phổ biến trong các bữa tiệc ở Indonesia.

Nguyên liệu chính: Thịt gà, sả, riềng, me, nghệ

11. Sinigang – Philippines

Sinigang – Philippines

Sinigang là món súp chua cay trứ danh của ẩm thực Philippines, là bản hòa tấu tuyệt vời giữa vị chua thanh mát và chút tê cay, đánh thức mọi giác quan. Điểm nhấn của món ăn chính là sampalok (me chua), loại quả nhiệt đới đặc trưng, mang đến vị chua đặc biệt không thể thay thế.

Các thành phần như thịt lợn, cá, cá măng, tôm, thịt gà hoặc thịt bò cũng có thể được thêm vào súp. Sinigang theo truyền thống được phục vụ nóng như một món ăn chính, với cơm đi kèm. Đây là món ăn thường thấy trong những dịp đặc biệt như sinh nhật hay đám cưới, và theo thời gian, khi món ăn này trở nên phổ biến hơn, có những biến thể mới sử dụng ổi hoặc xoài sống thay vì sampalok, và mỗi vùng lại phát triển một phiên bản súp phổ biến của riêng mình. 

Nguyên liệu chính: Thịt lợn, cà chua, hành tây, nước mắm, Gabi, me, ớt

12. Phở Bò – Vietnam

Phở Bò – Vietnam

Phở bò là món ăn quốc hồn quốc túy của ẩm thực Việt Nam, chinh phục thực khách với hương thơm nồng cốt, vị ngọt thanh đậm đà từ nước dùng được ninh kỹ từ các loại xương, bắp bò, đuôi bò và thịt nạm.

Bí quyết tạo nên linh hồn của phở bò chính là phần nước dùng. Xương bò được ninh trong thời gian dài cùng các loại gia vị truyền thống như quế, hồi, đinh hương, thảo quả và hạt ngò, tạo nên vị ngọt thanh tự nhiên, lan tỏa hương thơm ngào ngạt. Thứ đi kèm tạo nên một tô phở hoàn chỉnh không thể nào thiếu đó là bánh phở. Mỗi miếng thịt bò mềm mại, hòa quyện cùng bánh phở dai ngon, nước dùng đậm đà, cùng hương thơm của các loại rau tạo nên một bản giao hưởng ẩm thực khó quên.

Nguyên liệu chính: Thịt bò (tái, nạm, gầu, gân, sụn), bánh phở, bò viên, quế, hồi, đinh hương, thảo quả và hạt ngò

Xem thêm:

Trinh Kevin

Recent Posts

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

17 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

3 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

5 ngày ago