Lifestyle

Mùi cơ thể – Bạn thấy một người khác thấy mười

Mùi cơ thể chính là nỗi ám ảnh của bất cứ ai, đặc biệt trong thời tiết nóng nực khiến mồ hôi tiết ra nhiều. Đừng quá lo lắng khi bạn phát hiện ra mình có mùi hôi cơ thể, bất cứ ai trong chúng ta cũng có lúc “không được thơm tho” lắm vì những yếu tố ngoài ý muốn.

Ảnh: Els Decaluwe / TED-ed

Vậy tại sao cơ thể chúng ta lại có mùi hôi, thậm chí ngay cả khi đã chú ý vệ sinh sạch sẽ?

Hiểu thế nào về mùi cơ thể?

Một số người nói rằng, mùi cơ thể là mùi của vi khuẩn phát triển trên cơ thể, nhưng đó thực chất là kết quả của việc vi khuẩn phân hủy protein thành một số axit nhất định. Đó là mùi khó chịu mà cơ thể tạo ra khi mồ hôi bị vi khuẩn sống trên da phân hủy thành axit.

Mùi cơ thể của mỗi người có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, giới tính, sức khỏe và thuốc. Người béo phì, thường xuyên ăn thức ăn cay, hay những ai mắc bệnh tiểu đường thì dễ bị mùi cơ thể hơn. Những người có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh thì cơ thể cũng dễ có mùi khó chịu hơn.

Ảnh: Toby Triumph / GQ

Mùi cơ thể thường xuất hiện ở những vị trí sau:

  • Bàn chân
  • Háng
  • Dưới cánh tay
  • Bộ phận sinh dục
  • Lỗ rốn
  • Hậu môn
  • Sau tai

Những phần còn lại trên cơ thể vẫn tiết mồ hôi và mùi nhưng ở một mức độ thấp hơn và dễ “chấp nhận” hơn.

Vì sao cơ thể lại có mùi?

Cơ thể con người có hàng triệu tuyến mồ hôi và chúng được chia ra thành hai loại:

  • Tuyến eccrine (tuyến mồ hôi toàn vẹn): kích thước nhỏ, phân bố đều khắp trên bề mặt da. Tuyến này chỉ tiết ra hỗn hợp nước muối dùng để làm mát khi cơ thể bị quá nhiệt.
  • Tuyến apocrine (tuyến mồ hôi đầu hủy): kích thước lớn nhưng số lượng ít hơn, chỉ xuất hiện tại một số vùng nhất định như nách, rốn, cơ quan sinh dục,…
Ảnh: Corporate Compliance Insights

Trong hai tuyến mồ hôi thì apocrine chính là nguyên nhân gây ra mùi cơ thể. Thành phần mồ hôi của apocrine tạo ra không phải hỗn hợp nước muối mà gồm protein, chất béo, và steroid – vốn là thực phẩm “hảo hạng” dành cho vi khuẩn.

Bản thân mồ hôi hầu như không có mùi cho đến khi vi khuẩn xuất hiện. Mỗi centimet vuông cơ thể được bao phủ bởi hàng triệu con vi khuẩn. Chúng sống nhờ vào lượng protein và chất béo trong mồ hôi và tạo ra mùi khó chịu, hay còn gọi là mùi cơ thể.

Vi khuẩn sau khi “liên hoan” sẽ chuyển hóa và thải ra các chất có mùi. Vì vậy, nói cho đúng thì mùi cơ thể chính là chất thải của vi khuẩn. Loại vi khuẩn khác nhau tạo nên mùi khác nhau, và bởi hệ vi khuẩn trên da mỗi người là độc nhất, nên mùi cơ thể của chúng ta hoàn toàn khác nhau.

Cách kiểm soát mùi cơ thể

Vệ sinh cơ thể thường xuyên

Thời tiết mùa hè đặc biệt nắng nóng nên cơ thể dễ tiết mồ hôi. Nên tắm hai lần/ngày và dùng nước ấm thay vì nước lạnh vì nhiệt độ cao hơn sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn tốt. Có thể sử dụng những loại xà phòng có chức năng diệt khuẩn, bởi số lượng vi khuẩn trên cơ thể càng ít thì sẽ càng giảm bớt mùi cơ thể. Nên kết hợp tẩy da chết toàn bộ cơ thể 2-3 lần/tuần vì vi khuẩn có thể phát triển mạnh trên da chết.

Ưu tiên những bộ quần áo thoáng mát

Sợi tự nhiên cho phép làn da được thở, giúp mồ hôi bay hơi tốt hơn.

Ảnh: Thread

Tránh thức ăn cay

Cà ri, tỏi và các thức ăn cay khác có khả năng làm mồ hôi của một số người hăng hơn. Một số chuyên gia còn khuyến cáo rằng, thịt đỏ cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển mùi cơ thể nhanh hơn.

Giữ vùng dưới cánh tay sạch sẽ

Phần lông ở vùng da dưới cánh tay sẽ làm chậm quá trình bay hơi của mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có thêm thời gian để phân hủy thành các chất có mùi. Vệ sinh hoặc cạo phần lông này thường xuyên là một cách hiệu quả để kiểm soát mùi cơ thể ở khu vực đó.

Ảnh: Paul Blow / Hollywood Reporter

Không chỉ thế, hãy nên dùng lăn, xịt khử mùi cho vùng cơ thể này. Chất khử mùi làm cho da có tính axit hơn, khiến vi khuẩn khó phát triển. Chất chống mồ hôi trong các sản phẩm lăn, xịt còn có thể ngăn chặn khả năng tiết mồ hôi của các tuyến, dẫn đến việc tiết mồ hôi ít hơn.

Tuy nhiên, một số sản phẩm lăn, xịt khử mùi có chứa nhiều thành phần hóa học độc hại, là nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cần chọn những loại lăn, xịt chứa thành phần tự nhiên và an toàn.

Nhờ sự trợ giúp của chuyên gia

Nếu cơ thể của bạn không đáp ứng với những biện pháp khắc phục tại nhà được đề cập ở trên, hãy tham khảo với ý kiến của bác sĩ về những biện pháp y khoa có tác dụng mạnh hơn.

Ảnh: Men’s Health

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu:

  • Tình trạng đổ mồ hôi trên cơ thể trở nên nghiêm trọng vào ban đêm
  • Bạn đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường
  • Tình trạng đổ mồ hôi hột kéo dài
  • Mồ hôi và mùi cơ thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn
Ảnh: Els Decaluwe / TED-ed

Một số những biện pháp bác sĩ có thể đề cập đến khi chữa trị chứng đổ mồ hôi bất thường cũng như mùi hôi cơ thể:

1. Sử dụng nhôm clorua

Bác sĩ có thể sẽ gợi ý cho bạn những sản phẩm ngăn mùi cơ thể có chứa nhôm clorua – hoạt chất chính trong những sản phẩm chống mồ hôi.

Muối nhôm cũng là thành phần duy nhất được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) công nhận là chất có tác dụng giảm tiết mồ hôi được phép dùng trong các sản phẩm khử mùi.

Ảnh: Peter Oumanski / TIME

2. Tiêm botox chứa độc tố botulinum

Với sự phát triển của y khoa, chúng ta có thể chủ động kiểm soát mùi hôi cơ thể bằng nhiều cách khác nhau. Một phương pháp chữa trị hiệu quả dành cho những người đổ mồ hôi quá nhiều dưới cánh tay là tiêm botox vào khu vực tiết nhiều mồ hôi. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng một loại protein có nguồn gốc từ độc tố botulinum, với tác động làm hạn chế, tê liệt hoạt động một số tuyến mồ hôi ở khu vực này. Từ đó, tình trạng ra mồ hôi dưới cánh tay sẽ được kiểm soát hơn, mùi hôi cơ thể cũng sẽ giảm bớt đi.

Cá nhân được tiêm khoảng 12 mũi độc tố botulinum vào vùng dưới cánh tay và một quy trình sẽ thường kéo dài không quá 45 phút. Một đợt điều trị có thể kéo dài từ hai đến tám tháng.

Ảnh: Tara Jacoby / GQ

Theo đánh giá thì tiêm botox trị mùi hôi đạt hiệu quả cao đến 80% – đặc biệt hữu hiệu cho những người muốn kiểm soát mùi hôi cơ thể nhưng không muốn thực hiện thủ thuật cắt bỏ tuyến mồ hôi. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp được chống chỉ định với tiêm botox để chữa trị mùi khó chịu ở vùng da dưới cánh tay.

3. Phẫu thuật

Khi các biện pháp tự chăm sóc và dùng thuốc không có hiệu quả trong việc điều trị mùi cơ thể nghiêm trọng, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật nội soi cắt bỏ hạch thần kinh giao cảm lồng ngực (ETS). Thủ thuật này là biện pháp cuối cùng và có nguy cơ gây tổn thương các dây thần kinh và động mạch khác trong khu vực. Nó cũng có thể làm tăng tiết mồ hôi ở các bộ phận khác của cơ thể, được gọi là mồ hôi bù trừ.

Nguồn: Medical News Today

Xem thêm:
Mùi hương – Chiều không gian thứ năm và những điều bạn chưa biết
Dry Cleaning: Những điều bạn đã bỏ qua về phương pháp giặt hấp/giặt khô
#LàmGìvui: Đọ nhiệt mùa hè với 5 tiệm gelato ở Sài Gòn

Nghi To

Recent Posts

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

17 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

3 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

5 ngày ago