Rising Vietnam

Nail Room Mit’s House và câu chuyện vượt qua khủng hoảng truyền thông

Đối với người Việt Nam hình ảnh những salon luôn đông ngập các khách hàng nữ đến làm đẹp là điều không còn gì xa lạ. Nhưng ít ai biết được rằng, thị trường làm đẹp nói chung và nghề làm nail nói riêng cũng có những biến cố mà người kinh doanh không lường trước được. Hãy tìm hiểu rõ hơn về điều này thông qua những chia sẻ từ chị Thu Hiền đến từ Mit’s House.

Nail Room Mit’s House là chuỗi tiệm nail nổi tiếng với 17 cơ sở trên toàn quốc và nước ngoài, được điều hành bởi cô chủ Nguyễn Thu Hiền hay còn được biết đến với cái tên dễ thương là Hạt Mít. Khởi nghiệp tay ngang khi đang mang bầu, chị Hạt Mít đã tự học, tự mày mò về kinh doanh, chỉ trong 1 năm ngắn ngủi, Hạt Mít đã đưa thương hiệu tiệm nail của mình phát triển mạnh mẽ, doanh thu 2 tỷ/tháng chỉ sau vỏn vẹn 2 năm.

Tuy nhiên đi kèm với những thành công đó cũng là những khó khăn, không chỉ từ việc cạnh tranh với những đối thủ khác mà còn là những lần Mit’s House phải xoay chuyển tình huống khi bị khủng hoảng truyền thông. Vậy nên chị Thu Hiền cùng tiệm nail của mình đã vượt qua như thế nào? Hãy cùng xem những chia sẻ từ người sáng lập Mit’s House trong số tiếp theo của podcast Chapter 0 do Rising Vietnam thực hiện.

Từ khởi điểm khiêm tốn của Mit’s House…

Chị là một người rất thích Startup.[…] Những cái lúc đầu đối với mọi người thì nó stress, nhưng mà đối với chị sẽ thích.” Đó là câu nói từ chị Hạt Mít, một người mà giờ đây đã là chủ tiệm của gần 20 cơ sở (cả nhượng quyền) nail tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Với số tiền đầu tư khởi điểm chỉ là 150 triệu, chị Hiền đã phải sử dụng bộ óc kinh doanh của mình để ‘gầy dựng’ lên chuỗi tiệm nail room thành công như ngày nay.

Với xuất phát điểm là 8 năm trước khi còn mang Bầu, chị Thu Hiền đã nuôi dưỡng ước mơ mong muốn đưa mô hình kinh doanh nail phổ biến tại Việt Nam. Lúc đó ở Hà Nội, thị trường nail vẫn còn là một điều gì đó mới mẻ, và chị biết được điều này vì những đồ nghề làm nail hầu như không có ở đây. 

Ở Hà Nội chưa có nhiều chỗ làm nail nó chất lượng […] chỗ ngồi nó rất là khó vì mình không có cái bàn làm nail […] Ở Hàn với Việt Nam thì đồ nail nó khác nhau rất là nhiều, về giá cả và cái technique của họ cũng khác. […] Đồ nail lúc đó rất là ít và mọi người cũng không có bán online nhiều […] nên là chị đã nhập mấy cái công cụ về Việt Nam, nhưng mà chủ yếu sơn vẫn là nhập bên Hàn về.”

Cơ sở nội thất bên trong của Nail Room Mit’s House

Bản thân chị Thu Hiền là một trường hợp của ‘như diều gặp gió’ vậy. Với xuất phát điểm là người làm tay ngang tại Hàn Quốc trong 5 năm nhưng tự nhận mình là “người không biết làm nail”, cùng với việc kinh doanh trong một lĩnh vực khá mới mẻ, thật may khi Mit’s House đã có những trợ thủ đắc lực trong những ngày đầu của nail room.

Cái thời điểm đó rất may mắn là không hiểu sao khi mà chị up (đăng) lên cái bài tuyển dụng thì rất nhiều các bạn thợ nail cứng từ các nơi khác apply (ứng tuyển) về làm cho chị. [..] Khi mà mọi người biết chị làm nail style Hàn thì mọi người rất là thích […] Bản thân khi mà họ nhìn vào cái rổ [dụng cụ làm nail] họ cũng rất là thích [vì] đấy là cái gì đó rất mới với họ, và họ cũng muốn cùng chị xây dựng cái đó lên.” 

…Đến định hướng cạnh tranh với đối thủ và khi nail room bị khủng hoảng cả ngoài đời lẫn trên không gian mạng

Ở thời điểm hiện tại, Mit’s House đã có chỗ đứng nhất định trong thị trường nail Việt Nam ngày càng nở rộ và cạnh tranh. Chị Thu Hiền cảm thấy may mắn vì có sự hỗ trợ của các bạn nhân viên, chất lượng sản phẩm và cũng như định hướng đúng đắn trong chính sách kinh doanh và Marketing, hay theo chị là “trộm vía” vậy.

Tuy nhiên, như mọi ngành dịch vụ khác, sẽ có lúc lên và lúc xuống, điều này là không thể tránh khỏi. Mit’s House đã từng phải đối mặt với nhiều khó khăn khi phải vừa giải quyết khủng hoảng từ khách hàng cả ngoài đời thật lân trên nền tảng mạng xã hội, mà trong khi đó còn phải giữ cho vị thế nail room của mình không bị chìm nghỉm giữa ‘rừng’ tiệm khác mọc lên. 

Với quy mô gần 20 cửa tiệm nail và ở vị trí đắc địa; chắc chắn ở những cơ sở nhượng quyền, khi mà chị sẽ không có sự giám sát chặt chẽ thì chất lượng dịch vụ sẽ có lúc đi lên đi xuống. Chị Thu Hiền cũng thấu hiểu được những lần phản ánh từ khách hàng như thế có thể ảnh hưởng đến cả thương hiệu:

Cái chuyện mà feedback (phản hồi) xấu thì nó […] gặp rất là nhiều. […] Con gái với nhau [con gái làm cho nhau] nữa, thì bản thân thợ sẽ cũng phải có ngày bé vui, và những ngày [đến kỳ kinh nguyệt] […] thì đâu có thể vui vẻ được 100%. Khách cũng thế, có hôm thì nhận được lương thì vui, mà [người yêu cũ] đến thì lại bực, thế nên sẽ có những hiểu lầm, có những cái feedback không tốt.”

Vậy, đối với chị Hiền và Mit’s House, tiệm nail room mà có chính sách đào tạo nhân viên luôn “bật 2 công tắc”: Sự chuyên nghiệp, cởi mở (khi khách hàng đến lần đầu) và sự thân thiện, làm bạn, nhớ tên (khi thân thiết với khách hàng); cũng như bộ phận telesale luôn thức trực gọi điện để hỏi về trải nghiệm của khách hàng, thì chị đã làm gì?

Dù là cái case (trường hợp) như thế nào thì chắc chắn là mình có lỗi. […] Có thể là vô tình hay chẳng may như thế nào đó. […] Đầu tiên bọn chị phải nhận lỗi trước. Thứ 2 là bọn chị sẽ tiến hành gọi khách quay lại bảo hành, còn nếu mà khách không muốn quay lại thì bọn chị sẽ có phương án là back (hoàn) tiền hoặc là tặng voucher tương đương số tiền đó.“, chị Hiền chia sẻ.

Có một vài case nó khá là lớn thì bọn chị sẽ có những cái thư xin lỗi công khai trên các nền tảng [mạng xã hội]. Một bộ móng sẽ có những cái mà mình không tránh khỏi, thì mình chỉ muốn khách biết là dù vấn đề [nào] xảy ra thì bọn chị vẫn đứng về phía khách và xử lý tốt nhất có thể ở khách.”, chị nói thêm.

Nói đến không gian mạng, Mit’s House cũng đã từng vướng phải nhiều ‘thị phi’ trên nền tảng mạng xã hội, đơn cử là TikTok. Khi mà lúc đấy định hình của kênh chưa hoàn thiện và không có tiếng nói, tiệm nail room đã bị nhiều bài ‘phốt’ được đăng tải lên rất nhiều, “lên cả báo luôn!” như chị nói. Nhưng nhìn lại, chị Thu Hiền lại khiến nhiều người ngỡ ngàng khi chính những tranh luận trái chiều đó lại giúp thương hiệu của mình phát triển hơn.

[…] Quan trọng là khách hàng của chị đang nghĩ gì thôi, còn chị không có quan tâm đến những người mà chưa làm [nail room] hay là sẽ không có định làm, hay là mọi người chỉ hùa theo. [..] Chị chỉ quan tâm là chị xử lý khách cái khách mà đang cảm thấy khó chịu cho họ thoải mái nhất. […] Chị [cũng] có cái kênh cá nhân của chị [có lượng] người follow (theo dõi) rất là nhiều, thì chị cũng tận dụng nó để xin lỗi khách hàng và xử lý công khai trên đó […] Trộm vía là sau những lần đó thì nail room rất là đông, [vì khách hàng thân thiết/người mới/các người làm nội dung] xem và họ nhìn nhận được.

Giữ chân được khách hàng là một chuyện, tỏa sáng giữa những cửa tiệm nail khác để không mất khách là một điều khác hoàn toàn. Chị Thu Hiền nhận định rằng giờ đây ngành làm đẹp và nail đã thật sự phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên, chị thấy tư duy kinh doanh của mọi người vẫn còn quá bé, và hay dùng chiêu trò để dụ khách cũng như ‘dìm’ những đối thủ xuống.

Chị thấy là làm việc thì mình nên có một cộng đồng. Mọi người Việt Nam mình bây giờ đang không phát triển được nhiều bởi vì mọi người đang làm kiểu như là nhỏ lẻ quá, thành ra mọi người không có support được nhau và mọi người hay dìm giá nhau […] Chị thấy như vậy nó rất là khó, bởi vì [nhu cầu làm móng ở nước ngoài rất nở rộ], tại sao mình cứ phải hạ nhau xuống như vậy?

Chị Hiền nhớ lại vào năm ngoái, khi tổ chức một workshop giới thiệu sản phẩm mới và đã mời các chủ salon ở Sài Gòn đến để giao lưu và trao đổi kiến thức kinh doanh với nhau, đây theo chị là bước đầu tiên để xây dựng cộng đồng làm nail cạnh tranh lành mạnh.

Chị nói: “Sau khoảng 2 tiếng workshop khi mà nói chuyện với nhau thì mọi người cũng trao đổi số cũng như support (hỗ trợ) rất là nhiều.[…] Nó tốt hơn là cái chuyện cạnh tranh nhau, vì mọi người sẽ có sở trường khác nhau. [Chị muốn] thứ nhất là tăng được cái giá thành xứng đáng với công sức của mọi người […] Cái thứ 2 là chị cũng muốn các bạn có một sân chơi chung, có thể support được nhau.”

Lời khuyên của chủ tiệm Mit’s House cho việc xây dựng mô hình kinh doanh làm đẹp

Nail room ngày càng nhiều, nhu cầu cũng ngày càng cao, cả từ phía tuyển dụng và khách hàng; có thể thấy tiệm Mit’s House của chị Thu Hiền đang rất thành công trong thị trường làm đẹp trong nước. Với 1 shop trực thuộc hiện đang ở Hàn Quốc và mới đây chị nhận được lời ngỏ ý muốn xây shop ở Lisbon, cô chủ tiệm nail cũng đang nuôi dưỡng ý định xuất tiến ra thị trường nước ngoài. Chia sẻ trong podcast Chapter 0, chị cũng có đôi lời dành cho các bạn đang muốn phát triển mô hình nail này:

Họ phải chuẩn bị về kiến thức. […] Nó sẽ là một cái mà thiếu sót rất lớn khi mà mình kinh doanh. Bởi vì nếu mình không có một kiến thức về cái đấy, thì rất là khó để mình bắt đầu một cái gì đấy. [..] Startup mình phải chuẩn bị về tài chính. […] ngoài tiền startup ra thì mình nên có một khoản nữa để [phòng dự] những rủi ro, như là 3 tháng hay 6 tháng đầu mình chưa có lời […] mình nên có cái backup (khoản dự trù) để mình không bị cuốn vào tiền bạc nhiều. [Những bạn tay ngang] phải thử thì mới biết.”

Trong thị trường làm đẹp cũng như nhiều ngành khác, theo chị, mình phải có “đam mê”: “Tại vì có những cái lúc mình sẽ cảm thấy mệt […] Thì chắc chắn lúc đó chỉ có cái sự đam mê của mình có thể giúp mình [đứng dậy] và làm tiếp.

Để xem thêm thông tin chi tiết về câu chuyện từ chị Nguyễn Thu Hiền cũng như của tiệm nail room Mit’s House, các bạn có thể theo dõi podcast Chapter 0 dưới đây; hiện đã phát sóng 2 phần trên trang Youtube của Rising Vietnam:

Xem thêm: Tipsy Art và 3 yếu tố làm nên thành công của workshop vẽ tranh

Dao Thomas

Recent Posts

9 địa điểm cho các tín đồ nhạc Rock tại Sài Gòn

Nếu đang tìm một không gian Rock 'n' Roll để đắm mình trong những giai…

1 ngày ago

Triển lãm “Tằm” của Kén Lab: Sự bình dị của dương gian qua tranh lụa

Sự kiện trưng bày tác phẩm lần thứ hai của nhóm những hoạ sĩ "vẽ…

2 ngày ago

Mai Ngọc Linh – Founder của LaBase: Sự khác biệt giữa kinh doanh trên sàn thương mại và dịch vụ trong ngành làm đẹp

Thương hiệu LaBase Cosmetics & Spa của chị Mai Ngọc Linh đã làm thế nào…

3 ngày ago

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

4 ngày ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

5 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

5 ngày ago