Dù bạn có đang nói chuyện với kiểu người giao tiếp độc đoán, thụ động, thụ động-độc đoán hay quyết đoán, việc điều chỉnh cách tiếp cận phù hợp với mỗi phong cách là một điều cần thiết.
Giao tiếp hiệu quả là yếu tố then chốt để đạt được kết quả thành công trong bất kỳ sự tương tác nào giữa người và người, trong đời sống cá nhân và đặc biệt là tại nơi làm việc. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể đạt được khi thông điệp nói ra được tiếp nhận từ phía người nhận. Đó là lý do vì sao những người giao tiếp giỏi nhất thường điều chỉnh cách tiếp cận của mình tùy thuộc vào phong cách giao tiếp của người mà họ đang đối thoại.
Điều này không có nghĩa là họ là một người không thành thật hay giả tạo; mà thay vào đó, họ nhận thức rằng mỗi người có một phong cách riêng và không có một cách giao tiếp chung phù hợp cho tất cả.
Chính vì thế, bằng cách xem xét phong cách giao tiếp của người mà bạn đang tương tác, ta có thể tăng khả năng đạt được kết quả mong muốn và khơi dậy tiềm năng tốt nhất từ đối phương. Dưới đây là hướng dẫn về những điều nên và không nên khi đối phó với các kiểu giao tiếp: độc đoán (aggressive), thụ động (passive), thụ động-độc đoán (passive-aggressive) hoặc quyết đoán (assertive):
Những người thường bỏ qua và không tôn trọng cảm xúc cũng như ý kiến của người khác, được gọi là những người độc đoán. Họ chỉ tập trung vào việc cho mình là người đúng duy nhất, hoặc luôn tìm cách để chiến thắng trong một cuộc nói chuyện. Họ thường thẳng thắn thái quá, hay ngắt lời, nói át người khác, và luôn tìm cách để đối chất mà không sẵn sàng lắng nghe bên kia giải thích.
Ta nên làm gì?
Điều không nên:
Những người thụ động thường sẽ không dám đứng lên bảo vệ bản thân, quyền lợi hoặc niềm tin của mình và thường im lặng ngay cả khi họ muốn nói. Họ thường là những người muốn làm hài lòng người khác, luôn nói “có”trong khi thực tế là người đó muốn từ chối, xin lỗi khi không cần thiết, luôn hạ thấp bản thân, và hay muốn tránh xung đột.
Ta nên làm gì?
Điều không nên:
Những người mà bạn nghĩ là họ có sự kết hợp của 2 kiểu giao tiếp trên sẽ không trực tiếp nói ra điều họ muốn hay cần, hoặc điều gì đang không ổn; nhưng họ sẽ cho bạn biết thông qua hành động và thái độ. Họ sẽ phủ nhận việc họ tức giận dù hành vi của người đó nói lên điều ngược lại; họ cũng có thể còn thao túng tình huống và khiến bạn cảm thấy mình sai. Những hành vi khác như không nói chuyện với bạn hoặc chỉ trích sau lưng, cũng thuộc kiểu giao tiếp này.
Ta nên làm gì?
Điều không nên:
Những người giao tiếp quyết đoán biết khi nào cần lên tiếng và khi nào cần nhượng bộ. Họ luôn nhất quán, bình tĩnh, trung thực đúng mực và tiếp cận xung đột bằng cách giải quyết vấn đề. Họ không né tránh các cuộc đối thoại khó khăn nhưng cũng không lấn át người khác. Họ tìm kiếm giải pháp đôi bên cùng có lợi, lắng nghe và có những cuộc trò chuyện mạnh mẽ mà không công kích đối phương.
Ta nên làm gì?
Điều không nên:
Một trong những điều sẽ dẫn đến nếu ta không thể xác định được cách đối phó với phong cách giao tiếp của một người, đó chính là sự hiểu lầm. Nếu hiểu được tính cách của từng người (và cũng như của bản thân), bạn sẽ có thể làm chủ hơn trong cách truyền đạt rõ ràng và hiệu quả những thông điệp quan trọng.
Mỗi phong cách giao tiếp sẽ gợi ra những cảm xúc cụ thể từ những người nhận thông điệp. Nó có thể khiến ai đó cảm thấy tự tin, thất vọng, tin tưởng, có lỗi hoặc bất cứ cảm xúc nào khác. Vì thế, việc các công ty/người chủ/quản lý tạo ra một môi trường làm việc tích cực có nghĩa là chấp nhận những kiểu giao tiếp mà mang lại sự khuyến khích cho nhân viên và tránh những phản ứng tiêu cực không đáng có.
Để xác định phong cách giao tiếp của bản thân, một cách thủ công mà ta có thể làm là thực hiện một bài đánh giá tính cách, hoặc yêu cầu phản hồi từ người khác. Một cách khác nữa là ta hãy ngồi lại và suy ngẫm về thói quen giao tiếp của chính mình: cách bạn tiếp cận một vấn đề hoặc quyết định, cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của mình, cách lắng nghe và phản hồi với người khác, xử lý căng thẳng và xung đột cũng như thích nghi với các tình huống và đối tượng khác nhau như thế nào.
Khi tự bản thân thấu hiểu được kiểu giao tiếp của chính mình, bạn có thể tận dụng tối đa điểm mạnh và giải quyết bất kỳ điểm yếu nào, từ đó việc giao tiếp với các thành viên trong tổ chức sẽ hiệu quả hơn.
Ngược lại, để xác định phong cách giao tiếp của người khác, hãy quan sát các tín hiệu ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của họ, đặt câu hỏi mở và lắng nghe họ; hãy chú ý cách họ phản ứng với những thông điệp và tình huống khác nhau. Ví dụ, ta nên để ý đến lời nói và giọng điệu của họ, ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm khuôn mặt, chủ đề và câu hỏi họ đưa ra hoặc tránh đề cập hay điều gì thúc đẩy và làm họ thất vọng. Từ đó, bạn có thể dự đoán được nhu cầu của họ và giao tiếp một cách tôn trọng hơn.
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…
"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…