Điện thoại di động đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hiện đại. Không chỉ đóng vai trò như một phương thức giao tiếp, đó còn là công cụ truy cập mạng xã hội, quản lý cá nhân, mua sắm trực tuyến, lịch, đồng hồ báo thức và ngân hàng di động.
Tuy nhiên, đằng sau những tiện ích thường nhật đó, một số ý kiến cho rằng việc lạm dụng thiết bị kỹ thuật số có thể là một triệu chứng “nghiện”. Sản phẩm do con người tạo ra để phục vụ cho nhu cầu chính đáng của bản thân, nhưng với cách dùng không hợp lý, chúng ta tự biến mình thành nô lệ của chúng.
Trên thực tế, trong một thế giới mà nhu cầu kết nối xã hội dường như quan trọng hơn bao giờ hết, con người ta “dán mặt” vào màn hình điện thoại, máy tính thậm chí còn nhiều hơn cả thời gian họ dành để ngủ. Theo báo cáo từ WGSN, có một số người kiểm tra điện thoại khoảng 150 lần mỗi ngày, và 66% trong số đó mắc phải hội chứng nomophobia.
Đối với những người thuộc thế hệ Millennials, thuật ngữ nomophobia được đặt ra gần đây nhằm mô tả nỗi sợ hãi thiếu vắng thiết bị di động – nghĩa là bao gồm việc mất, quên hoặc làm hỏng điện thoại, ở ngoài vùng phủ sóng v.v. Nỗi sợ hãi thiếu vắng thiết bị di động thường được coi là dấu hiệu bất thường, có thể dẫn đến cảm giác căng thẳng và lo lắng, hoặc thậm chí là hoảng sợ; một số chuyên gia cho rằng có thể có tác động xấu đến sức khỏe tâm lý.
“Nomophobia” là một thuật ngữ viết tắt của “no-mobile-phone phobia” (nỗi sợ khi không có điện thoại). Nỗi sợ hãi (phobia) – là một loại rối loạn lo âu được đặc trưng bởi nỗi lo lắng thiếu lý tính về một đối tượng hoặc tình huống cụ thể. Trong trường hợp này, nỗi sợ hãi là khi không có điện thoại hoặc không có dịch vụ điện thoại di động.
Mặc dù nomophobia không phải là một chẩn đoán lâm sàng, một số triệu chứng thường được xác định là có liên quan đến nó bao gồm:
Ngoài các triệu chứng về cảm xúc và nhận thức, các triệu chứng về thể chất cũng thường được biểu hiện: thở nhanh hơn, nhịp tim tăng lên, đổ mồ hôi nhiều hơn và run rẩy, có thể bắt đầu cảm thấy yếu hoặc chóng mặt. Nghiêm trọng hơn, các triệu chứng sợ hãi này có thể leo thang thành một cơn hoảng loạn.
Thuật ngữ này xuất phát từ một nghiên cứu vào năm 2010 của Bưu điện Anh. Nghiên cứu của nhóm này được thực hiện đối với 2,163 tình nguyện viên, cho thấy gần 53% người sử dụng điện thoại di động ở Anh có xu hướng lo lắng khi “làm mất điện thoại di động, hết pin, hết tiền hoặc nằm ngoài vùng phủ sóng”. Khoảng 58% đàn ông và 47% phụ nữ cảm thấy sợ hãi khi điện thoại di động của họ tắt nguồn.
Bên cạnh đó, theo nhận định của nhiều chuyên gia, nỗi sợ hãi thiếu vắng điện thoại có thể nghiêm trọng đến mức nhiều người không bao giờ tắt điện thoại, kể cả vào ban đêm hoặc những lúc họ không sử dụng. 55% đối tượng khảo sát đưa ra nhu cầu giữ liên lạc với gia đình và bạn bè, 10% vì lý do công việc và 9% cho biết việc tắt điện thoại khiến họ lo lắng.
Nỗi sợ bỏ lỡ điều gì đó có lẽ là điều khiến rất nhiều người sẵn lòng gián đoạn các hoạt động trong cuộc sống để đáp lại một cuộc gọi hoặc tin nhắn. 80% chọn nhấc máy khi đang xem tivi, 40% sẽ nhấc máy khi đang ăn một bữa ăn và 18% sẵn sàng nhấc máy khi họ đang ở trên giường với một người khác.
Hội chứng nomophobia phổ biến hơn bạn tưởng. Đó đang là một “cơn sốt” lây lan trên toàn thế giới. Các số liệu nghiên cứu cho thấy riêng khu vực châu Á có tới 2,5 tỷ người dùng điện thoại di động – trong đó Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore là một trong những nước có tỉ lệ người mắc chứng nghiện điện thoại di động cao nhất thế giới. Thậm chí Singapore còn có hẳn đội ngũ chuyên gia nghiên cứu chứng bệnh này và thành lập một trung tâm y tế để chữa các bệnh liên quan công nghệ.
Tại Mỹ, chứng nghiện smartphone càng trở nên tồi tệ. Thống kê ở đây cho thấy, cứ 3 người thì có 2 người để điện thoại bên cạnh khi đi ngủ và hơn 50% số người được phỏng vấn không bao giờ tắt điện thoại.
“Xã hội ảo”
Theo TS John Laprose, chuyên ngành An ninh mạng thuộc Đại học North America (Mỹ), nguyên nhân con người ngày càng phụ thuộc vào điện thoại di động đến mức hành vi này trở thành bệnh trước hết do chính người sử dụng. Việc chiếc điện thoại thông minh ra đời giúp người sử dụng có một vỏ bọc hoàn hảo, thậm chí có phần ngụy tạo để tự tin giao tiếp trên “xã hội ảo”, nhưng lại khó khăn trong giao tiếp thông thường. Điều này diễn ra lâu dài sẽ dẫn đến mất khả năng giao tiếp, thậm chí mắc chứng bệnh tự kỷ. Không những vậy, nó còn có thể gây tổn hại sức khỏe như làm hỏng mắt, hại cột sống và đau cổ.
“Tiếng rung ma”
Trong một nghiên cứu khác của các GS Trường đại học Purdue (Ấn Độ), khoảng 89% số sinh viên đã từng trải qua hiện tượng “tiếng rung ma” – có nghĩa là nghe và cảm thấy tiếng rung của điện thoại, cho dù thực tế máy của họ không hề rung. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng những sinh viên này quá phụ thuộc vào các tin nhắn và mạng xã hội, luôn lo lắng khi điện thoại không rung.
“Các sinh viên được khảo sát trung bình chạm vào smartphone khoảng hơn 2,500 lần/ngày. Như vậy là nhiều hơn 100 lần ta động chạm người ta thương yêu. Lý do lý giải cho con số không thể tưởng tượng trên là vì thiết bị không ngừng gửi rất nhiều thông báo làm người dùng chú ý, chẳng hạn như mỗi lần có ai đó nhắn tin, ứng dụng cần cập nhật, thông tin quảng cáo và nhiều thứ vô bổ khác.
Một khi bạn khởi động smartphone, bạn sẽ không thể dừng sử dụng.” TS John Laprose kết luận.
Tim Elmore – tác giả bài viết về hội chứng nomophobia trên tờ Huffingtonpost cho biết, nguyên tắc của anh là không thể để thứ gì kiểm soát bản thân. “Tôi nhận ra rằng điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính và các công nghệ khác được áp dụng trong tương lai sẽ làm cho cuộc sống của tôi trở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tôi vẫn tự đặt ra cho mình một lời khuyên: Công nghệ chỉ là phụ tá, không phải một vị thánh để tôn sùng.”
Những việc cần làm để tránh mắc phải hội chứng nomophobia:
Theo tạp chí Cyberpsychology, Behavior and Social Networking, những người mắc hội chứng nomophobia cũng có thể tham gia những liệu pháp trị liệu đặc biệt mang tên Trị liệu thanh lọc điện tử (Digital detox). Biện pháp thanh lọc trị liệu này tập trung vào những sản phẩm công nghệ cao, cách ly người dùng và điện thoại để bản thân quen dần với việc không có thiết bị di động bên cạnh.
Nomophobia – cùng với những nỗi sợ hãi và hành vi gây nghiện khác gắn liền với thời đại số – ngày càng nhận được nhiều sự lưu tâm từ xã hội. Với mức độ phụ thuộc của nhiều người vào điện thoại di động vì công việc, học tập, tin tức, giải trí và kết nối xã hội, tạm biệt nomophobia có thể là một vấn đề cực kỳ khó khăn.
Điện thoại di động là phát minh vĩ đại khi đem lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống chúng ta, vì thế nên không có lí do gì phải từ chối sử dụng chúng cả. Thế nhưng, hãy sử dụng điện thoại một cách có chọn lọc để có những trải nghiệm cuộc sống được trọn vẹn nhất.
Mối quan hệ mập mờ nghe có vẻ lý tưởng. Nhưng điều đó không có…
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…