Đối với nhiều người, chủ nghĩa khắc kỷ là một cụm từ ẩn dụ cho những người lạnh lùng, nguyên tắc. Khi chúng ta nói ai đó là “khắc kỷ” chúng ta thấy rằng họ thường khá bình thản trong đa số trường hợp, không thể hiện phản ứng đặc biệt trước những tình huống ngoài ý muốn. Thế nhưng khi đối mặt với tình yêu- điều được coi là khởi nguồn của vạn vật và có sức mạnh thay đổi mọi thứ, những người theo chủ nghĩa này sẽ cảm thấy gì?
Bên cạnh những định kiến có sẵn, người ta thường tiếp cận cách mà những người khắc kỷ yêu bằng việc phân tích trích dẫn của các triết gia. Qua đó, chúng ta có thể hiểu thêm quan điểm của họ đối với cảm xúc và các mối quan hệ. Hãy cùng bắt đầu từ một trong những triết gia khắc kỷ nổi tiếng nhất, Marcus Aurelius:
Marcus Aurelius – Thiền định
“Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, hãy nghĩ rằng đó là một đặc ân quý giá để được sống – hít thở, suy nghĩ, tận hưởng và yêu thương.”
Đối với những người theo chủ nghĩa khắc kỷ, cuộc sống xoay quanh việc chúng ta phải trân trọng từng khảnh khắc. Yêu những gì chúng ta có là điều vô cùng quan trọng, bao gồm cả việc yêu chính mình và những người xung quanh. Do đó, tình yêu đơn phương sẽ không xuất hiện trong tư tưởng của họ. Với những người theo chủ nghĩa này, cuộc sống sẽ thật lãng phí nếu chúng ta tự làm khổ bản thân để mong muốn một thứ mà có thể không bao giờ đạt đươc.
Nhưng điều đó không có nghĩa là những người hâm mộ trường phái triết học này khô khan, ích kỷ hay bài trừ sự lãng mạn. Marcus Aurelius cũng nâng niu mọi cung bậc cảm xúc của bản thân và tin rằng chúng ta nên học cách yêu mọi thứ xung quanh bằng tất cả khả năng của mình:
“Hãy chấp nhận những điều mà số phận đã sắp đặt, đồng thời yêu thương những thứ mà định mệnh đưa đến bên ta. Tuy nhiên, hãy làm điều đó bằng tất cả trái tim mình.”
Marcus Aurelius
Điều này đặc biệt đúng trong một thế giới mà truyền thông, mạng xã hội được lan truyền rộng rãi nhờ internet. Hàng ngày, chúng ta đều cảm thấy bị “tấn công” bởi sự hào nhoáng, đẹp đẽ từ những điều mà người khác chia sẻ về cuộc sống của họ. Những trải nghiệm thú vị, sự giàu sang, thành đạt đó có thể khiến chúng ta xanh mắt ghen tị hoặc đắm mình trong khát khao đầy bất lực. Đó là lý do tại sao những người khắc kỷ luôn nhắc nhở bản thân rằng yêu và trân trọng những gì mình có là loại tình yêu chân chính nhất. Đơn giản là bởi nó mang lại cho chúng ta một món quà vô cùng đáng quý trong thời đại đầy xáo trộn này: Sự cân bằng.
Marcus Aurelius
“Hãy yêu những gì đã xảy ra với chúng ta, những điều đã được định sẵn là của mình. Không có sự hài hoà nào lớn hơn điều đó.”
Bên cạnh đó, một triết gia khắc kỷ nổi tiếng khác – Epictetus cũng đã nhắc nhở bản thân và mọi người xung quanh rằng tình yêu vốn là một điều gì đó vô thường. Ý tưởng này là một nguyên lý cơ bản khác của chủ nghĩa khắc kỷ khi cho rằng mọi thứ mà chúng ta gắn bó, bao gồm cả bản thân ta đều không tồn tại vĩnh viễn.
Tình yêu là món quà dành cho hiện tại, không ai có thể cướp khỏi tay bạn nhưng cũng không phải là thứ ta có thể chiếm hữu mãi mãi. Giống như một quả sung hay một chùm nho, bạn sẽ gặt hái nó vào thời gian thích hợp của năm. Tuy nhiên, nếu bạn mong ước những điều này vào mùa đông, rõ ràng bạn là một kẻ ngốc
Epictetus
Mặc dù chúng ta đều biết điều này là đúng, nhưng chấp nhận tính vô thường của vạn vật, đặc biệt là với những mối quan hệ ta luôn nâng niu là điều rất khó để thừa nhận. Đối với Epictetus, nhắc nhở bản thân về bản chất của tình yêu chính là cách để ta đối diện với sự mất mát. Mặc dù điều này có vẻ lạ lẫm với cuộc sống hiện đại, khi mọi thứ luôn đầy đủ và có thể dễ dàng thay thế, chúng ta cũng không thể phủ nhận một thực tế rằng: tình yêu là thứ có thể dễ dàng biến mất hoặc thay đổi.
Khi nghĩ về những đồ vật mình yêu thích hoặc cảm thấy gắn bó sâu sắc, hãy nhắc nhở mình về bản chất thật của chúng, bắt đầu từ những điều bình thường nhất. Ví dụ nếu bạn yêu thích một chiếc cốc cụ thể, hãy nhớ rằng đó chỉ là một chiếc cốc sứ trong vô vàn chiếc cốc trên đời này, và bạn chỉ tình cờ gắn bó với nó. Sau đó nếu chiếc cốc có bị vỡ, bạn sẽ không quá phiền muộn. Nếu bạn hôn vợ hay con, hãy nhớ họ cũng là con người, dù quý giá đến mấy họ cũng sẽ không thể tồn tại vĩnh viễn…”
Epictetus
Chúng ta nhất định phải yêu thương mọi người và vạn vật, nhưng suy nghĩ về bản chất của mọi thứ là cách để chúng ta nâng niu hiện tại đồng thời giảm thiểu những mất mát đi kèm.
Khi nói đến việc tìm kiếm tình yêu, Seneca cũng giống nhiều người theo chủ nghĩa khắc kỷ, họ thích giữ mọi thứ đơn giản. Ông từng trích lời của một triết gia khác như sau:
Seneca (Trích dẫn từ Hecato)
“Tôi sẽ chỉ ra cho bạn một loại tình dược mà không có chất gây nghiện, không có câu thần chú hay bất cứ bùa phép phù thuỷ nào: Nếu bạn muốn được yêu hãy bắt đầu bằng việc yêu trước.”
Thông qua việc nghiên cứu các triết lý khắc kỷ, người ta có thể đi trên con đường rộng hơn nhằm hướng tới sự cân bằng và thấu hiểu cuộc sống. Chúng ta hiểu rằng tình yêu và những mối quan hệ không phải là thứ vĩnh cửu. Chúng không ngừng thay đổi nhưng luôn tồn tại và dạt dào như dòng hải lưu hướng về đại dương mà chảy.
Những người theo đuổi chủ nghĩa khắc kỷ hiểu rằng mỗi người đều có thể hết lòng yêu thương mọi thứ xung quanh nhưng vẫn phải cân bằng để không đánh mất bản thân trong những ảo tưởng hão huyền hoặc ngã khuỵu trước những thay đổi bất ngờ. Cuộc đời của chúng ta có thể trở nên hài hoà và tươi đẹp hơn khi chúng ta học cách yêu và sống theo những góc nhìn mới mẻ.
Nguồn: Medium.com
Có thể bạn quan tâm: 5 kiểu sở thích để đạt trạng thái đỉnh nhất trong cuộc sống 9 sở thích đặc biệt dành cho nữ giới 8 cách xây dựng thói quen tập thể dục
Mối quan hệ mập mờ nghe có vẻ lý tưởng. Nhưng điều đó không có…
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…