Những lời khuyên về việc làm thế nào để sống một cuộc đời hạnh phúc và khỏe mạnh, được chứng thực và đúc kết từ dữ liệu nghiên cứu của nhà nghiên cứu, chuyên gia tâm thần học Robert Waldinger.
Bạn đã bao giờ ước rằng mình có siêu năng lực du hành thời gian, sau đó dùng nó để kiểm tra xem những quyết định mình đưa ra ở thời điểm hiện tại sẽ dẫn đến kết cục như thế nào trong tương lai?
Tất nhiên, năng lực du hành thời gian không có thật (hoặc ít nhất là vẫn chưa được chứng minh, tính đến thời điểm hiện tại), nhưng chúng ta vẫn có thể thỏa ước muốn ‘quan sát cuộc đời’ với nghiên cứu Adult Development do Đại học Y khoa Harvard thực hiện. Nghiên cứu này kéo dài 78 năm, là một trong những nghiên cứu dài hơi nhất từng được thực hiện về đời sống của người trưởng thành.
Mỗi 2 năm, nhóm nghiên cứu sẽ khảo sát 724 người tham gia là nam giới về sức khỏe thể chất, tinh thần, công việc, tình trạng hôn nhân, và các mối quan hệ bạn bè của họ. Ngoài ra, 724 đối tượng nghiên cứu còn tham gia những lần phỏng vấn trực tiếp định kỳ, thực hiện kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm máu, và quét não.
Trong suốt quá trình, các nhà nghiên cứu đã có cơ hội dõi theo cuộc đời của những người tham gia – hoàn cảnh sinh sống, những quyết định họ đưa ra, cũng như tác động của chúng lên suốt chiều dài cuộc sống của họ. Trong bài phát biểu trên TED Talk về nghiên cứu Adult Development,chuyên gia tâm thần học Rober J. Waldinger – người điều hành và điều tra viên chính của nghiên cứu – cho biết:
“Trong suốt 75 năm, chúng tôi đã cho công bố những phát hiện của mình trong những bài báo xuất bản trên các tạp chí khoa học về nghiên cứu phát triển tuổi thọ – cũng là những tờ tạp chí rất ít người đọc. Hàng triệu đô la đã được đầu tư cho nghiên cứu này, vậy thì sao không tìm cách phổ biến nó rộng rãi hơn?”
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 100 bài báo về nghiên cứu này được xuất bản. Con số này chưa dừng lại ở đó, Adult Development đã tiếp tục được mở rộng sang ‘thế hệ thứ hai’ – tức con cái của những người tham gia nghiên cứu đợt một. Tựu trung, chuỗi nghiên cứu này là cơ hội để con người có cái nhìn sâu rộng hơn về cuộc đời nói chung và cách làm thế nào để tìm được hạnh phúc trong đời nói riêng.
Sức mạnh của một tuổi thơ hạnh phúc có thể kéo dài qua nhiều thập kỷ. Những đứa trẻ có mối quan hệ nồng ấm với cha mẹ sẽ có xu hướng phát triển mối quan hệ ấm áp và gắn kết hơn với những người thân thiết khi lớn lên. Không những thế, sức khỏe thể chất của họ cũng tốt hơn trong độ tuổi từ trưởng thành cho đến khi về già. Trong trường hợp thiếu đi sự gắn kết với cha mẹ, thì việc thân thiết với ít nhất một người trong số anh chị em khi còn bé cũng có thể đem lại những lợi ích tương tự.
Vì chúng ta hoàn toàn có thể ‘bù đắp’ cho việc này trong độ tuổi trung niên. Không phải ai cũng may mắn có được một tuổi thơ hạnh phúc. Những người trưởng thành từng lớn lên trong một gia đình độc hại hoặc kinh tế không ổn định sẽ thấy mình kém hạnh phúc hơn.
Tuy nhiên, mọi chuyện có thể thay đổi khi con người đến tuổi trung niên (50–65 tuổi). Những người quan tâm đến cái mà các nhà tâm lý học gọi là ‘tính truyền thừa’ (generativity) – tức quan tâm đến việc chăm sóc, hướng dẫn thế hệ sau – sẽ điều chỉnh cuộc sống tốt hơn, và nhìn chung sẽ hạnh phúc hơn.
Yếu tố này không giới hạn trong việc chăm lo cho thế hệ sau của mình, mà được định nghĩa rộng hơn là những môi trường, tình huống, và những hoạt động có bao gồm việc hướng dẫn, giáo dục cho những người trẻ tuổi hơn.
Có kha khá cách mà con người sử dụng để đối phó với căng thẳng và những tình huống khó khăn khác trong cuộc sống. Một số ví dụ về những cơ chế đối phó lành mạnh như:
Thăng hoa (sublimation)
Phương pháp này giúp bộc lộ những thôi thúc không được chấp nhận bằng cách cải biến chúng theo cách thức dễ được chấp nhận hơn. Ví dụ, nếu cảm thấy giận dữ, thay vì chửi mắng người khác hay đập phá đồ đạc, một số người sẽ lao vào chơi đấm bốc, lấy đó làm phương tiện trút giận.
Vị tha (altruism)
Thỏa mãn những nhu cầu nội tại bằng cách giúp đỡ người khác. Ví dụ, một người từng phải vất vả chống chọi lại cơn nghiện, họ bèn tìm cách giúp đỡ những người nghiện khác như một cách để giúp bản thân luôn nhận thức để tác hại của nghiện ngập.
Đàn áp (suppression)
Đè nén (repression) và đàn áp (suppression) là một cơ chế tự vệ khá phổ biến. Với việc đàn áp, chúng ta cố tình loại bỏ, dồn ép những thông tin không mong muốn ra khỏi ý thức. Ví dụ như một người lo sợ rằng mình đang nằm trong biên chế cắt giảm của công ty, nhưng thay vì chuẩn bị ngay phương án dự phòng, họ quyết định sẽ không nghĩ đến nỗi lo lắng này cho đến một lúc thích hợp hơn.
Ngoài ra, con người còn sử dụng các cơ chế đối phó không lành mạnh khác như: chối bỏ (denial), phóng chiếu (projection), quấy phá (acting out). Sau quá trình nghiên cứu và quan sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng những người có xu hướng sử dụng các cơ chế đối phó lành mạnh (giải quyết vấn đề) sẽ có mối quan hệ tốt hơn với người xung quanh.
Một phát hiện khác của nghiên cứu Adult Development, đó là cả chất lượng và số lượng các mối quan hệ trong đời sống của chúng ta đều mang một ý nghĩa rất lớn. Những người tham gia nghiên cứu đánh giá quãng thời gian dành ra cho các mối quan hệ của họ là quãng thời gian có ý nghĩa nhất, thậm chí là những giây phút tự hào nhất trong đời với một số người.
Các cuộc phỏng vấn và khảo sát kéo dài trong gần một thế kỷ cho thấy, việc dành thời gian bên cạnh người khác khiến người tham gia cảm thấy hạnh phúc hơn mỗi ngày. Đặc biệt, những khoảnh khắc dành ra với bạn đời hoặc một đối tác tình cảm có sức tác động lớn, giúp họ chống lại những suy sụp tâm trạng và những cơn đau thể chất do lão hóa gây ra.
Xem thêm:
10 biện pháp ‘kỳ quặc’ để thấy đời hạnh phúc hơn
Đau khổ hay hạnh phúc đều không phải phép tính 1+1=2
Việt Nam là quốc gia hạnh phúc nhất châu Á
7 phong cách sống hạnh phúc – Bạn là người chơi hệ nào?
Đi tìm định nghĩa của hạnh phúc: Bạn đã trải qua 8 cung bậc cảm xúc này chưa?
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…
"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…