Người Lớn Đi Làm

Người tham chiếu (references) trong CV: 6 điều bạn nên chuẩn bị trước khi thêm vào hồ sơ

Phần người tham chiếu (hay references), là một mục không thể thiếu trong CV của nhiều ứng viên ngày nay. Và những cái tên bạn điền vào chính là ‘chìa khoá’ sẽ giúp bạn tạo được sự tin tưởng trong buổi phỏng vấn sắp tới.

Trong khi nhiều ứng viên lo lắng về các chi tiết khác như trang phục, câu hỏi phỏng vấn, hay cách hành xử để tạo ấn tượng tốt; ta có thể bỏ quên rằng, chính những người đồng nghiệp hay sếp cũ của mình là lại có ảnh hưởng khá khá đến buổi phỏng vấn lúc này.

Khi thị trường lao động lao động ngày càng cạnh tranh với nhiều ứng viên, đồng nghĩa với việc sẽ có ít cơ hội việc làm hơn. Vì thế nếu hồ sơ của bạn có những người tham chiếu từ các công việc trước sẽ giúp CV của bạn nổi bật hơn so với các ứng cử viên khác. Điều này cũng sẽ giúp ích đối với các công ty tìm được những ứng cử viên phù hợp.

Giờ bạn đã hiểu tầm quan trọng của những người tham chiếu, nên khi điền những cái tên này vào CV của mình, chúng ta cần biết những điều quan trọng sau:

6 điều bạn nên chuẩn bị trước khi thêm vào hồ sơ

Trong những năm gần đây, nhiều ứng viên đã bị phát hiện nói dối trong CV của mình. Ngoài ra, nhiều sơ yếu lý lịch làm việc của các ứng viên thường bị ‘thổi phồng’. Đó là lúc những người tham chiếu trong CV sẽ giúp các công ty tuyển dụng xác nhận rằng bạn có đúng là ứng viên tiềm năng như bạn đã nói. Nhưng làm thế nào để đảm bảo rằng những người tham chiếu thực sự giúp bạn, cũng như không làm mất lòng họ?

Một cuộc gặp trực tiếp với người tham chiếu mang sẽ giúp bạn rất nhiều
1. Chọn những người bạn có quan hệ tốt nhưng không quá thân thiết

Với việc mạng xã hội ngày càng đóng vai trò lớn trong quá trình kiểm tra lý lịch, nhà tuyển dụng không chỉ xem hồ sơ của bạn mà còn có thể xem cả hồ sơ của người tham chiếu để đảm bảo họ có uy tín.

Do đó, bạn nên chọn những ai mà có những hình ảnh uy tín trên Facebook, đặc biệt nếu họ đăng tải thông tin về nơi làm việc, những hình trong quá trình công tác, ăn mừng thành tích và nếu những bức ảnh này bao gồm cả bạn thì càng tốt. Nhưng đó không nên là những bức ảnh quá thân thiết, riêng tư. Bời vì sau cùng, nhà tuyển dụng không muốn nhận phản hồi thiên vị từ một người tham chiếu có vẻ là bạn thân.

2. Nên nói chuyện trực tiếp với người tham chiếu

Đúng là email là một hình thức giao tiếp chuyên nghiệp. Nhưng nếu có thể, khi nhờ ai đó làm người tham chiếu trong CV, thì bạn nên trực tiếp trao đổi với họ về vấn đề này (hoặc ít nhất là qua điện thoại). Như thế, họ sẽ dễ dàng đồng ý với yêu cầu của bạn hơn. Gọi điện hoặc gặp mặt trực tiếp còn có một lợi ích khác. Ngoài ôn lại những công việc cũ, những khoảnh khắc vui vẻ, cuộc trò chuyện ngắn gọn như vậy cũng là cách để đánh giá liệu lời giới thiệu từ người đó có tuyệt vời hay không.

Nhưng trước khi làm vậy, bạn hãy lập danh sách những người có khả năng trở thành người tham chiếu, ngay khi bạn vẫn đang ở công việc hiện tại. Bạn có thể hỏi các đồng nghiệp này về lời khuyên nghề nghiệp và khuyến khích họ đưa những phản hồi về bạn. Khi đó, ta có thể cảm nhận được ai sẽ là người tham chiếu tốt.

3. Đừng quá làm phiền người tham chiếu của bạn

Cũng giống như việc bạn không muốn ở lại quá lâu trong nhà của người khác khi đang là khách mời, hoặc làm phiền người tham chiếu quá nhiều lần hay có những hành động làm họ khó xử. Với lý do đó, chúng tôi khuyên bạn không nên nhờ một người trở thành người tham chiếu cho bạn quá nhiều lần. Tại sao ư? Vì có thể bạn không phải là người duy nhất nhờ họ làm người tham chiếu đâu.

4. Cung cấp cho họ càng nhiều thông tin về vị trí đó càng tốt

Chỉ vì bạn đã nhận được lời đồng ý từ sếp hay đồng nghiệp cũ để làm người tham chiếu trong CV thì không có nghĩa là bạn có thể để họ tự lo liệu khi gửi sơ yếu lý lịch làm việc cho các công ty tuyển dụng.

Để giúp người đó không cảm thấy khó xử ở bất cứ câu hỏi nào, mỗi khi bạn biết nhà tuyển dụng sẽ liên hệ người tham chiếu được cung cấp trong CV; hãy cố gắng cung cấp càng nhiều thông tin chi tiết cho vị trí mới mà bạn đang tuyển dụng. Ngoài ra, hãy hỏi người đó muốn bên tuyển dụng sẽ liên hệ theo cách nào. Ví dụ, họ có thể muốn nhận email trước để hẹn một cuộc gọi thay vì nhận một cuộc đột ngột.

5. Đề cập rõ với nhà tuyển dụng rằng người tham chiếu sẽ kiểm định phần nào trong CV

Thay vì chỉ để danh sách tên và thông tin liên lạc bình thường trong CV của mình, bạn cũng nên kể thêm những thông tin nào mà người tham chiếu có thể xác nhận được cho bạn. Khi mà bây giờ nhà tuyển dụng chỉ dành 30 giây để lướt qua hồ sơ, phương pháp này có thể giúp bạn trình bày chi tiết hơn về công việc của mình một cách cụ thể hơn.

Khi bạn định dạng văn bản trong CV như thế này, nó có thể tạo ấn tượng tích cực và nhà tuyển dụng có thể thấy bạn là người chủ động. Không chỉ vậy, nếu nhà tuyển dụng biết chính xác những kỹ năng mà người tham chiếu có thể nói về, họ sẽ ít mất thời gian và hạn chế những câu hỏi khiến bạn, người tham chiếu của bạn cảm thấy khó xử.

6. Nhớ cảm ơn người đã giúp đỡ bạn nhé

Nhiều người thường có thói quen gửi thư cảm ơn nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn, vậy tại sao không làm điều tương tự với người tham chiếu? Mỗi lần họ hỗ trợ bạn với một nhà tuyển dụng mới, hãy gửi một lời cảm ơn (hoặc ít nhất là một email cũng được).

Càng tốt hơn nữa, hãy mời họ đi ăn trưa, một buổi cà phê, trà sữa… Đây không chỉ là cách tốt để thể hiện sự biết ơn, mà bạn còn có thể cập nhật cho người giúp mình về tiến trình sự nghiệp hiện tại và những lời khuyên bổ ích.

3 điều cần chú ý nếu bạn trở thành người tham chiếu cho người khác

Trong sự nghiệp của mình, có lúc bạn sẽ là người cần tham chiếu từ người khác, và cũng có lúc bạn chính là người trên cương vị đó. Mọi thứ là một vòng lặp cuộc sống. Đương nhiên, không có nghĩa là bạn sẽ ca ngợi người đó lên ‘9 tầng mây’ được; mà hãy nên trung thực, vì lợi ích chung của cả nhà tuyển dụng mới và nhân viên cũ. Vì vậy khi thực sự muốn giúp một nhân viên xuất sắc cũ nhận được cơ hội mới, thì bạn cũng cần quan tâm đến một vài điều.

1. Kiểm tra với bộ phận nhân sự về các quy định của công ty

Trước khi bạn đồng ý hoặc từ chối yêu cầu làm người tham chiếu, hãy kiểm tra với bộ phận nhân sự trước. Họ có thể có quy tắc riêng về việc liệu bạn có thể chia sẻ về kinh nghiệm làm việc của một đồng nghiệp cũ hay không. Một số công ty có thể có chính sách yêu cầu các quản lý chuyển tất cả thư giới thiệu đến phòng nhân sự. Chính vì thế, nếu từ chối hay nhận lời làm người tham chiếu một cách nhanh chóng có thể vi phạm chính sách, hình ảnh của công ty.

2. Nếu câu trả lời là “Không”, thì hãy nêu lý do vì sao

Nếu điều khiến bạn do dự không phải là chính sách của công ty mà là hiệu suất công việc không xuất sắc của đồng nghiệp, bạn có thể muốn giải thích cho họ lý do bạn đưa ra quyết định đó. Và mặc dù bạn có thể sử dụng lý do để cho qua, như “Tôi hiện quá bận”, thì trung thực có lẽ vẫn là cách tốt nhất.

Để từ chối một cách nhẹ nhàng, bạn có thể nói rằng bạn không nghĩ mình phù hợp để nói về kỹ năng của họ. Hoặc bạn có thể thẳng thắn thừa nhận rằng mình không hài lòng với hiệu suất của họ. Tất nhiên, sự trung thực này có thể khiến bạn mất mối quan hệ với người đó, nhưng đó vẫn là cách tốt nhất để xử lý nếu bạn không muốn nhận thêm những liên hệ tham chiếu về người nhân viên không tốt này.

3. Hãy thẳng thắn về những gì bạn có thể nói và không thể nói

Như đã đề cập ở trên, ngay cả khi bạn hoàn toàn sẵn lòng giúp đồng nghiệp của mình thăng tiến, bạn cũng không nên giúp họ bằng cách phóng đại quá mức. Vì vậy, tìm kiếm sự cân bằng hợp lý giữa những điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên là một phần quan trọng, nhưng đầy thách thức, trong quá trình viết thư giới thiệu.

Vì vậy, đừng ngại nói trước cho người cần tham về những gì bạn sẽ nói (về điểm mạnh hoặc  điểm yếu của họ). Bởi suy cho cùng, mục tiêu của bạn là cung cấp phản hồi không chỉ về con người mà còn về sự phù hợp của họ trong công việc.

Dao Thomas

Recent Posts

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

20 giờ ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

22 giờ ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

2 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

3 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

4 ngày ago

Nguyễn Viên An chia sẻ về quy trình nhượng quyền “trà sữa nướng” Yi He Tang Vietnam

Nếu là một tín đồ “nghiện” trà sữa, chắc có lẽ bạn không thể không…

5 ngày ago