Chắc hẳn, không ít người trong chúng ta từng cảm thấy ngán ngẩm hoặc lo lắng khi ngày ngày phải hoàn thành công việc trong một môi trường làm việc độc hại. Những áp lực đó có thể đến từ công việc, đồng nghiệp thích buôn chuyện hoặc cảm thấy không được tôn trọng trong một tập thể.
Tuy nhiên, hầu hết chúng ta chỉ là một mắt xích nhỏ trong cả bộ máy khổng lồ. Ta sẽ luôn gặp những hạn chế và khó khăn nhất định trong việc cố gắng thay đổi văn hóa, phong cách làm việc của một tổ chức. Vậy nhưng nếu chỉ than thở, rắc rối có thể sẽ không bao giờ được giải quyết. Vì thế, ta có thể hướng tới một phương án tích cực hơn, cố gắng tiếp cận và giải quyết từng vấn đề bất ổn tại môi trường làm việc.
Thông thường, chúng ta khó có thể nhận ra môi trường làm việc không lành mạnh có thể tác động tiêu cực tới một người như thế nào. Chính vì thế trong một vài thời điểm, ta cần đi chậm lại và xem xét toàn bộ công việc của mình, bao gồm nhiệm vụ, lãnh đạo và những đồng nghiệp xung quanh. Sau đây là một vài gợi ý giúp chúng ta xác định như thế nào là một môi trường làm việc độc hại:
Môi trường sẽ sinh ra tính cách. Vậy nên dù cho chúng ta có thân thiện, tử tế đến mấy, khi làm việc ở môi trường độc hại, tính cách của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đôi khi cách tốt nhất để tránh xa drama công sở là giữ cho bản thân không dính dáng đến nó ngay từ đầu. Nếu trực giác mách bảo rằng đây có thể là một trải nghiệm tồi tệ thì có lẽ bạn nên “chọn con tim và nghe theo luôn lý trí” để… chạy khỏi đó càng xa càng tốt.
Để đảm bảo công việc có thể được tiến hành thuận lợi, chúng ta nên thẳng thắn chia sẻ những rắc rối và khúc mắc của mình với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, trước bất cứ phát ngôn nào, ta cũng nên suy nghĩ thật kỹ càng, tránh thái độ đổ lỗi hoặc xúc phạm người nghe. Khi trò chuyện, ta nên đề cập trực tiếp vào vấn đề mà không cần “rào trước đón sau”, tránh sử dụng những từ ngữ khó hiểu, dài dòng. Một lưu ý khác là đừng chỉ nói, hãy lắng nghe người khác nữa. Lắng nghe giúp ta nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, giúp các bên có thể hiểu nhau hơn và cùng giải quyết vấn đề.
Nếu có những đồng nghiệp đáng tin cậy, bạn có thể tự tin hơn trong việc cải thiện môi trường làm việc lành mạnh và thỏa đáng cho tất cả mọi người. Hãy nhìn vào những tiến bộ mà các nhóm công đoàn ở nhiều công ty khác đã vận hành. Một trong những phương pháp mà các công đoàn thường thực hiện là tập trung một nhóm đồng nghiệp có cùng chí hướng với nhau. Họ cùng đồng lòng giải quyết vấn đề một cách lành mạnh, trao đổi rõ ràng với lãnh đạo để cả nhân viên lẫn quản lý đều có thể trải nghiệm môi trường làm việc tốt nhất.
Đến cuối cùng, điều quan trọng nhất vẫn là đưa ra lựa chọn để xác định hành trình sự nghiệp của mình. Bạn sẽ rời đi hay tiếp tục gắn bó với tập thể này? Nếu quá trình cải thiện sau nhiều cố gắng vẫn đi vào ngõ cụt, rất có thể việc tìm đến một công ty, doanh nghiệp khác mà bạn cảm thấy thoải mái, muốn gắn bó lâu dài sẽ là lựa chọn tốt hơn.
Theo Psychology Today
Có thể bạn quan tâm:
#NgườiLớnĐiLàm: 7 báo động đỏ của gaslighting chốn văn phòng
#NgườiLớnĐiLàm – Những bài học im lặng của phụ nữ trong công việc
#Nghĩ x #NgườiLớnĐiLàm: 6 nhân vật của vở kịch ‘Bắt Nạt Nơi Công Sở’
VIỆC LÀM MỚI NHẤT TỪ JobHopin
Thuật xem chỉ tay đã cuốn hút con người suốt nhiều thế kỷ bởi lời…
Mối quan hệ mập mờ nghe có vẻ lý tưởng. Nhưng điều đó không có…
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…