Fashion

Nhà là phải có nóc – 7 ông trùm thời trang có cái đầu hiểm hóc

Thời trang là một ngành cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Hôm nay thương hiệu của bạn có thể được mọi người khắp nơi tìm kiếm, nhưng ngày mai có thể bốc hơi trong vòng một nốt nhạc.

Để có thể tồn tại được, những người đứng đầu của các thương hiệu lớn phải cực giỏi và liên tục cung cấp hàng loạt thiết kế đáp ứng đúng chuẩn nhu cầu người tiêu dùng. Hãy cùng theo dõi danh sách dưới đây để chiêm ngưỡng 7 gương mặt đứng đầu của các thương hiệu xa xỉ và đẳng cấp nhất thế giới

Bernard Arnault – Chủ tịch tập đoàn LVMH

Dân chơi thời trang mà không nhắc đến thương hiệu LVMH thì quả là một thiếu sót lớn. Đứng đầu trong danh sách này chính là Bernard Arnault, gã đàn ông quyền lực nhất trong ngành thời trang. Ông từng giữ danh hiệu người giàu thứ 2 thế giới và giàu nhất Châu Âu với số tài sản trị giá 122,1 tỷ USD.

Tập đoàn LVMH sở hữu gần hết các thương hiệu xa xỉ hiện nay như: Céline, Dior, Fendi, Givenchy, Louis Vuitton, … cùng nhiều hãng nước hoa và đồng hồ danh tiếng khác.

Ảnh: Paris Match

Không có xuất thân từ thời trang, Bernard Arnaul từng làm kỹ sư trong công ty của bố chuyên về kỹ thuật dân dụng. Nhưng với tầm nhìn của mình, ông đã giúp công ty phát triển và lấn sân sang nhiều lĩnh vực khác nhau. Năm 1984, với sự trợ giúp của một người bạn, ông thâu tóm được hãng Dior.

Năm 1987, Bernard Arnault chính thức sáng lập ra LVMH rồi dần mua lại những thương hiệu thời trang có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới.

Phil Knight – Ông trùm đế chế giày Nike

Từng nắm giữ khối tài sản lên đến 48,6 tỷ USD và đứng trong top 20 những người giàu nhất thế giới. Đế chế giày khổng lồ nhất thế giới thuộc về người đàn ông sinh năm 1938 – Phil Knight.

Năm 1962, trong một lần du lịch, ông phát hiện ra Nhật Bản có một hãng giày chất lượng cao nhưng cực rẻ có tên Onitsuka. Phil lập tức xin quyền phân phối ở Mỹ và đề nghị hãng Bowerman hợp tác. Ngay trong lần bán đầu tiên, khi thấy doanh số bán ra cao ngất ngưởng, ông biết mình đã đi đúng hướng. Không lâu sau đó, ông thành lập đế chế Nike.

Ảnh: CNBC

Tadashi Yanai – Người sở hữu UNIQLO

Từng sở hữu khối tài sản lên đến 35 tỷ USD, doanh nhân 71 tuổi người Nhật này chính là người đứng đằng sau thương hiệu UNIQLO đình đám.

Tadashi Yanai khởi nghiệp bằng việc bán đồ bếp và quần áo nam tại siêu thị Jusco năm 1971. Làm được 1 năm thì ông bỏ việc và về làm cho gia đình trong một cửa hàng may đo. Với đầu óc chiến lược, công ty ngày trở nên lớn mạnh. Năm 1984, ông đổi tên công ty bố từ Ogori Shoji thành Fast Retailing.

Ảnh: Business Insider

Ngày nay, Fast Retailing nói chung và UNIQLO nói riêng đều là những tên tuổi quyền lực trong ngành kinh doanh, thời trang, Tadashi Yanai đã từng nói:

“Trông tôi có vẻ thành công nhưng để có được ngày hôm nay, tôi đã làm nhiều điều sai lầm. Con người thường tự dằn vặt mình quá nhiều về những lỗi lầm. Điều quan trọng cần làm là suy nghĩ tích cực và tin tưởng bản thân sẽ thành công trong lần tiếp theo”.

Alain Wertheimer và Gérard Wertheimer – Những gã khổng lồ của thương hiệu Chanel

Được thừa hưởng từ người sáng lập và ông nội của mình – Pierre Wertheimer. Hai anh em Alain và Gérard Wertheimer từng sở hữu khối tài sản 24,6 tỷ USD. Là ông chủ của một trong số thương hiệu thời trang dễ nhận diện nhất trên thế giới.

2 anh em thường ít khi xuất hiện trước công chúng, họ hường để cố giám đốc sáng tạo Karl Lagerfeld ra mặt thay mình.

Ảnh: Harperbazaar

Stefan Persson – Đồng sở hữu kiêm Chủ tịch H&M

Đứng trong top 100 người giàu nhất thế giới. Stefan Persson sở hữu khối tài sản trị giá 18 tỷ USD. H&M của Stefan Persson là một trong những đối thủ đáng gờm nhất của Zara trong phân khúc bình dân.

Stefan Persson sinh năm 1947, hiện ông là Chủ tịch trong công ty thời trang H&M. Thương hiệu này là tài sản ông thừa hưởng từ cha mình vào năm 1982. Ông làm giám đốc điều hành cho hãng trong suốt 6 năm và lên tới vị trí hiện nay.

Ảnh: Esquire

Amancio Ortega – Nhà sáng lập Zara

Từng vượt mặt Bill Gates trong năm 2015 để trở thành người giàu nhất thế giới với khối tài sản khổng lồ – 80,3 tỷ USD. Trong lĩnh vực thời trang, ông vẫn là người quyền lực nhất trước khi bị hạ bệ bởi Bernard Arnault vào năm 2018.

Ông có lẽ khá xa lạ với công chúng vì ít xuất hiện trước báo chí. Nhưng khi nhắc đến thương hiệu Zara mà ông sở hữu hẳn mọi người sẽ nhận ra được ngay, vì thương hiệu đã từng là hiện tượng của làng mốt thế giới trong nhiều năm.

Ảnh: Victor Mochere

Francois Henri Pinault – Giám đốc Điều hành Tập đoàn Kering

Tập đoàn Kering sở hữu nhiều thương hiệu xa xỉ toàn cầu như Alexander McQueen, Balenciaga, Gucci, Puma, Saint Laurent…Cha của Francois là người sáng lập Kering, còn ông giữ vị trí giám đốc điều hành. Với tổng tài sản trị giá 44,8 tỷ USD, ông từng đứng trong top 30 người giàu nhất thế giới.

Một phần công lớn có lẽ thuộc về sự trỗi dậy của 2 thương hiệu Balenciaga và Gucci trong những năm trở lại đây.

Nhờ khả năng của mình, Francois Henri Pinault nhanh chóng tìm được chỗ đứng trong công ty. Năm 2005, ông được chỉ định làm Chủ Tịch kiêm giám đốc điều hành của Tập Đoàn.

Tham khảo: Cafef

Bình Viết Gì

Sharing Good Stuff

Recent Posts

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

11 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

1 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

2 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

3 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

4 ngày ago