Show & Event

Nhà thực hành trị liệu cho Cha Mẹ Kiệt Sức – Tô Hồng Vân: “Làm mẹ đừng cố chấp”

TML – Khi tâm sự về câu chuyện làm mẹ và giáo dục con, Nhà thực hành trị liệu cho Cha Mẹ kiệt sức Tô Hồng Vân cảm thấy việc làm mẹ của bản thân là một hành trình thú vị và đầy thử thách. Trên hành trình đó có nhiều bài học mà chị không bao giờ lường trước được.

Bài viết này thuộc series Đa Vũ Trụ Làm Mẹ. Chương trình giúp  khám phá từng “vũ trụ” khác nhau của mỗi người mẹ và con mình. Thông qua đó, mở ra cho họ tìm về mong cầu hạnh phúc thực sự của mình mà bấy lâu đã bỏ quên do những áp lực vô hình từ việc làm mẹ!

Xuất hiện trong chương trình Đa Vũ Trụ Làm Mẹ số đầu tiên là Diễn giả, tác giả Tô Hồng Vân. Ngoài làm mẹ full time của ba cô con gái: Bánh Mì (17 tuổi), Bơ (15 tuổi), Hành Tây (11 tuổi), chị có một chức danh khác khiến nhiều người khá tò mò là Nhà Thực Hành Chuyên Nghiệp trong chẩn đoán và trị liệu cho những Cha Mẹ Kiệt Sức.

Trong buổi trò chuyện, chị Vân đã chia sẻ với Mẹ Thảo về quá trình làm mẹ trẻ con, và song song với đó là những thay đổi không ngờ tới khi có con, từ một bà mẹ không thấy sự kết nối với con mình, đến một người mẹ điềm tĩnh, thấu hiểu và làm bạn với con.

Chưa bao giờ sẵn sàng làm mẹ

Bắt đầu làm mẹ khi chỉ 21 tuổi, mẹ Vân đã có những lúc cảm thấy mình chưa bao giờ gắn kết với con.Đến lúc đẻ xong cũng vẫn chưa thấy được cái hình hài làm mẹ của mình. Các mẹ khóc vì lo lắng con sẽ không có sữa để bú. Còn thực sự với mình, khóc lúc đó chỉ  vì đau và thiếu ngủ. Mình lo lắng là tại sao mình không làm được cái chuyện này. Chứ việc lo cho con dường như chưa tới. Mình chưa cảm nhận được sợ con đói.

Đến lúc đẻ xong cũng vẫn chưa thấy được cái hình hài làm mẹ của mình. Các mẹ khóc vì lo lắng con sẽ không có sữa để bú. Còn thực sự với mình, khóc lúc đó chỉ  vì đau và thiếu ngủ. Mình lo lắng là tại sao mình không làm được cái chuyện này. Chứ việc lo cho con dường như chưa tới. Mình chưa cảm nhận được sợ con đói.

Trong suốt 6 tháng đầu làm mẹ, được sự hỗ trợ của gia đình, mẹ Vân không cần dành quá nhiều thời gian trong ngày cho các hoạt động chăm sóc con như tắm rửa, cho con phơi nắng,… Chị tự nhận thấy có thể việc đó khiến bản thân luôn chưa thật sự gắn kết với con.

Chỉ khi bắt đầu thiếu bớt sự hỗ trợ của gia đình chị mới dành nhiều thời gian cho con hơn. Từ đó, chị dần nhận ra làm mẹ cũng không toàn những mảng màu “xám” như thế. Vẫn có những khoảnh khắc tươi vui, thú vị, cùng học và làm bạn với con.

Cả hai vợ chồng đều là những du học sinh nên việc giao tiếp và dạy con ở gia đình chị đều khá cởi mở. Với chị, có lẽ giờ đây không phải là “chưa sẵn sàng làm mẹ” mà phải là “không chỉ làm mẹ mà còn làm bạn cùng con”

Đến hành trình thay đổi phương pháp dạy con bằng đòn roi

Tuy hai vợ chồng cùng hưởng nền giáo dục phương Tây nhưng điều thú vị là gia đình mẹ Vân vẫn còn giữ phương pháp dạy con bằng ĐÒN ROI. Đây được coi như “thượng phương bảo kiếm” để dạy con vâng lời.

Em sắm cây roi với cái mục tiêu là tự kìm mình lại. Để khi cầm cái roi lên, đầu tiên là con sợ, cái thứ hai là mình tỉnh thức được ngay lúc cầm cái cây roi. Nguyên tắc là chỉ được phạt theo đúng thỏa thuận. Ví dụ thỏa thuận lỗi này là ba cây thì sẽ đánh đúng ba cây, không bỏ cảm xúc vào trong đó. Hồi xưa mẹ mình dạy mình bằng roi và bây giờ mình trở thành một người trưởng thành rất là hoàn hảo, mình nghĩ là không có vấn đề gì hết.

Mẹ Thảo và khách mời trong chương trình Đa Vũ Trụ làm mẹ

Nhưng đến một thời điểm, khi được nghe người bạn nói rằng “Mình chỉ dùng đòn roi vì biết người đó yếu thế, không phản kháng được thôi. Nếu ra ngoài đường, gặp người to cao hơn mình, mình có dám làm vậy không?” Câu hỏi này cứ quanh quẩn trong đầu người mẹ 3 con. Chị trằn trọc không biết có phải mình đã giáo dục con sai cách hay không? 

Và chị hạ quyết tâm: Bây giờ đã đến lúc mình thay đổi. Chị bỏ hẳn “thượng phương bảo kiếm”. Mọi chuyện chẳng dễ dàng gì. Thời điểm đó, khi con hành xử không ngoan, chị không còn cây quyền trượng để răn đe và làm con sợ nữa. Lời chỉ bảo con của chị đứa bé nhỏ xíu vẫn chưa thể nghe hiểu và thay đổi liền được.

Chị cảm thấy chưa bao giờ mình bất lực như vậy. Rồi giọt nước tràn li, vào một ngày bé Bơ ăn chậm, chưa kịp định thần lại, chị đã bế con quăng xuống đất từ khi nào. Đây là giây phút chị hoảng hốt nhận ra việc từ bỏ 1 phương pháp dạy con không phải là chuyện ngay lập tức, mà cần một thời gian để cả mẹ và con cùng dần thay đổi.

Từ đó, hành trình cắp bút đi học lại về tâm lí, nuôi dạy con của mẹ Vân bắt đầu. Đây cũng là cơ duyên để chị đến với công việc hiện tại – Nhà Thực Hành Chuyên Nghiệp trong chẩn đoán và trị liệu cho những Cha Mẹ Kiệt Sức. Công việc nhằm đồng hành và hỗ trợ những cha mẹ đang gặp phải hội chứng kiệt sức trong nuôi dạy con cái. Vì chị hiểu chỉ khi cha mẹ hạnh phúc, tâm lí thoải mái thì hành trình nuôi con mới trở nên hạnh phúc hơn.

Thông qua buổi trò chuyện, Mẹ Thảo và khách mời cũng gửi tới tất cả những bậc cha mẹ thông điệp: Không có phương pháp giáo dục nào là đúng hoặc sai hoàn toàn, chỉ có phù hợp với con, phù hợp tại thời điểm đó.

Cùng đón xem chương trình Đa Vũ Trụ Làm Mẹ tại đây.

Phoebe

Recent Posts

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

1 ngày ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

2 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

3 ngày ago

#Nghĩ: Tương lai của sự lãnh đạo thuộc về nữ giới hay phải linh hoạt?

Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…

3 ngày ago

7 phong cách sống hạnh phúc – Bạn là người chơi hệ nào?

Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…

3 ngày ago

Hoạ sĩ Nguyễn Việt Anh và Mifa chia sẻ góc nhìn về triển lãm tranh “Những địa hạt phù du”

"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…

5 ngày ago