Explore

Nhân loại sẽ làm gì với những giấc mơ

Người ta nói hãy để giấc mơ trở thành đôi cánh của bạn. Nhưng đôi khi chúng ta lại quên mất không chỉ riêng thiên thần, mà ác quỷ cũng có cánh. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu khoa học có thể lưu giữ giấc mơ thành một tác phẩm điện ảnh?

Từ đâu mà người ta muốn tái hiện giấc mơ thành phim ảnh?

Trong bộ phim khoa học viễn tưởng Until the End of the World được sản xuất vào năm 1991, đạo diễn Wim Wender đã tạo ra một thế giới giả tưởng trong tương lai với rất nhiều đặc điểm tương đồng với cuộc sống của chúng ta. Trong bộ phim này, một thiết bị thực tế ảo (VR) được phát triển nhằm đem lại thị lực cho những người khiếm thị. Nhưng dần dần, dụng cụ này được biến thành công cụ ghi lại những giấc mơ, khiến người sử dụng chìm đắm vào trong những ảo tưởng, thậm chí dành mọi thời gian để ngủ và chỉ tỉnh dậy để xem lại những hình ảnh đấy.

Ảnh: Criterion

Thiết bị này nhìn gần giống với kính thực tế ảo Oculus, nhưng điều đặc biệt là sản phẩm này  lại được phát triển trong một câu chuyện hư cấu từ tận 30 năm trước của Wender. Ngày nay, một dự án gồm các nhà nghiên cứu từ nhiều trường đại học trên thế giới đã được triển khai nhằm tìm cách tái tạo lại thế giới trong mơ và lưu giữ chúng trong đời sống thật thông qua màn ảnh. Tuy nhiên cũng giống như Until the End of the World, chúng ta vẫn chưa rõ công nghệ này rốt cuộc sẽ đem lại những giá trị thiết thực gì cho nhân loại.

Dự án chưa có tên này hiện đang là sản phẩm trí tuệ của nhà nghiên cứu giấc mơ Daniel Oldis. Nó đại diện cho sự tiếp nối của câu hỏi mà ông và những người cùng lĩnh vực đã bắt đầu tìm hiểu từ hàng thập kỷ trước: Ta học được gì thông qua việc nằm mơ, và những giấc mơ liệu có ảnh hưởng đến hành vi của con người trong đời sống thật.

Câu trả lời là “”. Kết quả của một nghiên cứu cho thấy rằng khi ta mơ, cơ thể ta vẫn chuyển động và có phản ứng

Ảnh: Dribbble

Oldis nói, “Mắt và các múi cơ trong cơ thể bạn vẫn hoạt động như thể bạn vẫn đang tỉnh vậy. Bạn đang phản ứng với những câu chuyện diễn ra trong mơ. Giống như lúc bạn tỉnh, cơ thể đang “học” những trải nghiệm khác nhau. Con người học từ giấc mơ, và nó ảnh hưởng đến tính cách của chúng ta”. 

Trong nhiều thập kỷ gần đây, những tranh luận về việc giấc mơ liệu có ý nghĩa hay không vẫn đang là một chủ đề gây nhiều tranh cãi giữa các nhà tâm lý học và nhà thần kinh học. Trong khi một số chuyên gia tin rằng giấc mơ chỉ đơn thuần là kết quả của các neuron trong não di chuyển ngẫu nhiên, thì một số khác lại tin rằng giấc mơ có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống và có mối liên hệ mật thiết tới sức khỏe của chúng ta. Một số nghiên cứu cổ vũ cho lập luận thứ hai cho thấy việc nằm mơ giúp chúng ta thấu hiểu cảm xúc tốt hơn, nhớ lâu hơn và có thể phần nào ngăn ngừa bệnh trầm cảm. Giống Sigmund Freud và Carl Jung, cho đến nay, vẫn có một số nhà tâm lý học sử dụng giấc mơ như một cách điều trị tâm lý để giúp mọi người hiểu bản thân và cảm xúc của chính mình.

Vào những năm 1970, Oldis từng tham gia một dự án nghiên cứu giấc mơ và tác động của nó trong đời sống. Vào thời điểm đấy các nhà khoa học đã khám phá ra rằng cơ thể con người có chuyển động khi họ nằm mơ. Mặc dù đây là một thông tin quan trọng, nhưng phải đến năm 2014 Oldis mới thấy được tầm ảnh hưởng của phát hiện này khi biết rằng các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ chức năng (FMRI) để chụp lại giấc mơ. Ông đặt ra câu hỏi từ sự hiểu biết này: “Vậy tại sao ta không ghi lại mọi chuyển động cũng như từng cuộc nói chuyện trong mơ? Và nếu chúng ta đặt tất cả lại cạnh nhau, ta có thể tạo ra một bộ phim.”

Ảnh: Anchor Point

Chính những băn khoăn trên đã tạo ra câu hỏi mới cho ông: “Liệu giấc mơ có thể trở thành những bộ phim?” Nhờ đó ông đã có động lực theo đuổi một nghiên cứu tiếp theo cùng Đại học Texas vào năm 2017: theo dõi hành vi của người mơ ngủ bằng cách sử dụng điện cơ đồ (EMG), đo lường mức năng lượng của các xung thần kinh đến cơ. 

Thông qua buổi nghiên cứu này, các nhà khoa học đã thành công trong việc đo lại chuyển động trong giấc mơ của một tình nguyện viên. Đồng thời Oldis đã biến những chuyển động đấy thành một nhân vật hoạt hình và trình chiếu tại Hiệp hội Quốc tế nghiên cứu về giấc mơ trong năm 2017 – bước đầu trong việc phim ảnh hóa các giấc mơ.

“Việc này giống như những năm đầu tiên trong cuộc đua tiến vào vũ trụ vậy. Thế nhưng trong trường hợp này, không gian chính là các giấc mơ.” 

Thách thức lớn nhất mà Oldis phải đối mặt là việc thu thập lại hình ảnh trong mơ. Mặc dù ông chưa bắt tay vào thực thi, nhưng một nhóm nghiên cứu ở Đại học Kyoto – dẫn đầu bởi nhà thần kinh học Yukiyasu Kamitani – đã làm được điều này. Kamitani cho biết việc sử dụng chụp cộng hưởng từ chức năng (FMRI) và xây dựng một hệ thống như proxy của máy tính sẽ giúp tái tạo lại rõ nét hình ảnh xuất hiện trong mơ. 

Oldis hiện tại chưa làm việc cùng Kamitani, nhưng nhóm của Oldis dự định sẽ sử dụng phương pháp tương tự để xây dựng lại hình ảnh của một lucid dream, hoặc một giấc mơ mà người tham gia có quyền làm chủ giấc mơ và biết rõ họ đang mơ về điều gì. Điều này cho phép Oldis nói với người tham gia rằng họ phải nằm mơ điều gì và kiểm tra liệu hành động, lời nói hoặc hình ảnh ông thu lại được khớp với giấc mơ thật hay không. 

Ảnh: Samuel Markiewicz (Dribbble)

Những gì Oldis đã làm và đang lên kế hoạch chỉ để xem liệu việc ghi lại giấc mơ có khả thi hay không. Nhưng còn một câu hỏi khác cũng rắc rối không kém là vì sao ta phải làm vậy, và nhân loại sẽ thu lại được những kiến thức gì thông qua công nghệ trình chiếu giấc mơ này.

Dẫu cho Oldis nghĩ rằng đây là một ứng dụng đáng để phát triển thì không phải ai cũng đồng ý với ý tưởng của ông. Rubin Naiman, một chuyên gia về giấc mơ và giấc ngủ của Trung tâm Y học Tích hợp của Đại học Arizona, người cũng được mời tham gia nhóm dự án của Oldis, cho rằng đấy là một ý tưởng có phần quỷ dị. “Tôi tôn trọng ý tưởng đấy… Nhưng mặt trái của nó là, chúng ta có rất nhiều cách để thể hiện giấc mơ trong đời thực thay vì nhảy bổ vào nó mà.” 

Dự án của Oldis hiện vẫn chỉ đang ở trong những giai đoạn đầu tiên. Có thể sẽ mất tới 10 hoặc 20 năm nữa trước khi công nghệ ghi lại giấc mơ thành phim ảnh hoàn thiện. Cho đến lúc đó, chúng ta chưa biết được những giấc mơ sẽ trở thành thứ gì – hoặc các nhà khoa học sẽ làm với những giấc mơ khi công nghệ này trở thành hiện thực. 

Theo Medium

Van Nguyen

Recent Posts

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

21 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

4 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

5 ngày ago