Là một người theo đuổi lối sống tối giản, mình cũng áp dụng việc tối giản này vào việc sử dụng đồ công nghệ hằng ngày để bớt nghiện hơn. Nghiện công nghệ ở đây với mình là sử dụng mạng xã hội và điện thoại quá nhiều trong ngày.
Trước khi chữa nghiện, cần biết độ nghiện của bản thân đang ở mức nào để có cách chữa phù hợp. Nếu bạn dùng điện thoại iPhone, có thể vào Setting/Screen Time là biết được mỗi ngày trung bình bạn đang dùng bao nhiêu giờ cho điện thoại, bật tắt bao nhiêu lần, dùng ứng dụng gì nhiều nhất. Ngoài ra có rất nhiều các ứng dụng khác dùng để đo thời gian, bạn có thể xem tổng hợp ở trang này (https://www.tenorshare.com/screen-time/best-screen-time-app.html).
Những thông báo tin nhắn Zalo, Tinder mới, email mới, ai đó mới bình luận vào ảnh mình trên Facebook, Grab gửi một mã giảm giá đồ ăn, vân vân và mây mây – sẽ xuất hiện liên tục cả ngày nếu chúng ta không tắt nó đi.
Cứ mỗi lần nó ting một cái như vậy, phản ứng đầu tiên của chúng ta là mở ra đọc liền. Nếu lúc đó đang làm việc thật chăm, ta sẽ tự nhủ rằng mở ra đọc một cái thôi sẽ quay lại làm việc liền không sao đâu mà, nhưng thực tế thì đâu có được như vậy đúng không? Đọc một tin rồi tranh thủ hai tin, vèo cái một tiếng đã trôi qua.
Vậy nên, mình làm một việc cực đoan đó là tắt hết tất cả các Notification (thông báo) của tất cả các ứng dụng Facebook, chỉ trừ tin nhắn điện thoại mà thôi. Có bạn hỏi mình: lỡ như công việc ở trên Facebook nhiều thì sao? Mình trả lời: việc này phải được điều chỉnh linh động dựa trên tình cảnh của mỗi người.
Ví dụ với bản thân mình, mình vẫn để thông báo của Base và Google Hangout, là hai cái mà mọi người công ty mình dùng để giao tiếp khi đi làm, cần cập nhật nhanh, còn lại mình tắt hết. Cũng mất một thời gian để bạn bè biết rằng, nếu họ cần mình chuyện gì gấp thật gấp, họ nên gọi điện trực tiếp. Còn nếu chỉ nhắn tin thôi thì chưa gấp lắm, mình sẽ trả lời sau.
Trong nguyên tắc lối sống tối giản, càng nhiều đồ thì càng nhiều thứ phải quan tâm, càng đau đầu. Trong việc sử dụng điện thoại, càng nhiều ứng dụng thì ta càng táy máy ấn nhiều, càng tốn thời gian cho nó.
Vậy nên, một phương pháp nữa là mình ngồi lọc hết toàn bộ ứng dụng trên điện thoại, xóa đi những thứ mà đã không dùng trong một tuần vừa qua, cố gắng để lại làm sao cho số ứng dụng vừa vặn trong một khung màn hình điện thoại thôi – như vậy mình sẽ không bị táy máy nữa.
Nếu trong ngày bạn có thời gian dùng máy tính, và thấy bản thân đang nghiện quá là nghiện Facebook rồi Instagram các thứ, một cách cực đoan có thể làm là xóa hết toàn bộ những ứng dụng như Facebook, Instagram, Messenger, Tumblr các kiểu trên điện thoại.
Laptop thì để ở công ty, khi nào vào Laptop thì mới có thời gian để vào những trang kia – cũng là một cách để giảm bớt thời gian cho cơn nghiện.
Nếu các bạn tìm hiểu, các công ty về công nghệ thuê những kỹ sư giỏi nhất, những người hiểu về tâm lý nhất để làm sao tạo ra một newfeed để cho người dùng chúng ta nghiện nhất có thể. Đó là lý do ta tưởng rằng ta chỉ vào lướt newfeed một tí thôi, nhưng cứ lướt hoài lướt hoài cả ngày không xong.
Vậy nên có một cách mình làm với Facebook trên máy tính đó là xóa đi trang newfeed của mình. Như vậy, mỗi khi mình vào Facebook chỉ toàn là những câu truyền cảm hứng, không thấy newfeed gì cả. Khi mình cần xem một tin gì ở Facebook ai đó, mình sẽ có chủ đích ấn vào Facebook người đó coi.
Để cho việc xóa này, mình dùng add-on News Feed Eradicator for Facebook của Google Chrome.
Trên đây là một số cách ‘cai nghiện’ của mình. Chúc các bạn cai nghiện thành công.
Xem thêm:
Thuật xem chỉ tay đã cuốn hút con người suốt nhiều thế kỷ bởi lời…
Mối quan hệ mập mờ nghe có vẻ lý tưởng. Nhưng điều đó không có…
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…