Những chiếc thùng rác đôi khi lại phản ánh một phần của cuộc sống.
Nếu sống ở thành phố lớn, hẳn chúng ta đã quen với những chiếc thùng rác, những món đồ không cần dùng được xếp đâu đó dưới cái cột điện hoặc một góc tường. Mỗi khu đô thị đều có trăm nghìn người di chuyền hàng ngày, để lại những thứ bỏ đi ở khắp nơi. Chúng ta thích nghi với điều này và quen với nó.
Trong thời gian xảy ra đại dịch, nhiếp ảnh gia Talya Adams đã bắt đầu ghi lại những bức hình về từng chiếc thùng rác, những món đồ bị bỏ đi trên các vìa hè. Với cô, đó giống như một triển lãm trưng bày đồ nội thất ngoài trời, để lại cho cô vô số cảm xúc.
Chúng ta thấy khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, chính phủ luôn khuyến khích người dân ở trong nhà, hạn chế tiếp xúc xã hội để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình. Song, những nhân viên vệ sinh lại không có điều kiện như thế. Họ phải chịu đựng rất nhiều hạn chế và nguy hiểm khi làm việc. Tại khu dân cư của Talya Adams, những bãi rác bắt đầu đầy dần trên bãi đậu xe hơi, bãi cỏ, bãi đậu xe… Bất cứ chỗ nào người ta cũng có thể nhìn thấy rác thải do chính sách cắt giảm nhân công của nước này. Những doanh nghiệp đóng cửa, nhưng con phố xuống cấp giữa từng khu chung cư đắt tiền chính là nguồn cảm hứng để nữ nhiếp ảnh này bấm máy.
Cô chia sẻ rằng: “Tôi đã từng nghĩ mọi chuyện sẽ ổn hơn khi ta bước vào năm 2012, nhưng cho đến nay, mọi thứ vẫn như cũ. Đầu tuần này, tôi đã chứng kiến một người đàn ông vô gia cư nhảy vào thùng rác ở bãi đậu xe của một nhà hàng, cố gắng tìm kiếm một món đồ nào đó có thể dùng được và ném rác xuống đất. Những món rác rơi ra vẫn nằm lại trên mặt đất, cạnh chiếc thùng rác ba ngày sau đó.”
Tại thời điểm này Talya Adams khó có thể tưởng tượng ra khu dân cư sẽ quay trở lại như trước khi đại dịch xảy đến như thế nào? Có lẽ sẽ mất rất nhiều thời gian để công nhân vệ sinh dọn dẹp sạch lại đường phố cũng như những chiếc thùng rác, đồng thời cần thêm rất nhiều chính sách và viện trợ để có thể thu xếp cuộc sống cho cộng đồng vô gia cư tại khu vực này.
Talya không có câu trả lời, nhưng cô có một chiếc máy ảnh.
Vì vậy, cô sẽ tiếp tục chụp những chiếc thùng rác cho đến khi có những điều khác để ghi lại.
Xem thêm
#KhôngQuạu: Gaslighting – Khi người yêu trở thành người điều khiển rối
#KhôngQuạu: Phụ nữ có tuổi tại sao không được “thân ai người nấy khoe”?
#KhôngQuạu: Rape culture – Nạn nhân hay ả phù thuỷ cần “ném đá”?
#KhôngQuạu: Gaslighting – Khi người yêu trở thành người điều khiển rối
Triển lãm của Nguyễn Hoài Hương là lời khẳng định cho sự nỗ lực trong…
Thuật xem chỉ tay đã cuốn hút con người suốt nhiều thế kỷ bởi lời…
Mối quan hệ mập mờ nghe có vẻ lý tưởng. Nhưng điều đó không có…
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…