Lifestyle

Những “hàm cá mập” chuyên nuốt dữ liệu người dùng trên sóng Internet

Trong thời đại “thế giới phẳng” ngày nay, người dùng Internet chắc hẳn đã không còn xa lại gì với những “bẫy” thu thập dữ liệu từ các trang mạng xã hội hay website lớn nhỏ. Internet tuy là một phần tất yêu trong cuộc sống chúng ta, nhưng liệu đó có phải là một nơi an toàn để cung cấp dữ liệu và thông tin cá nhân?

Có thể bạn chưa biết, những nền tảng trực tuyến “biết” về bạn nhiều hơn bạn tưởng đấy. Clario vừa công bố một bảng khảo sát nhằm tổng kết sức thu thập dữ liệu của các công ty trên thế giới.

93% ứng dụng lưu trữ địa chỉ email của bạn. 18% biết bạn nặng bao nhiêu. Còn những con số bất ngờ nào nữa? Hãy đọc hết bài viết dưới đây.

Mạng xã hội – Cái “bẫy” lớn nhất bạn cần cảnh giác

Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi đứng đầu danh sách những công ty thu thập dữ liệu người dùng nhiều nhất là mạng xã hội. Hai vị trí đầu tiên thuộc về hai trang mạng xã hội nhất nhì hiện nay: Facebook (70,59%) và Instagram (58,82%)

Là “ông lớn” trong thị trường mạng xã hội toàn cầu, Facebook được đa phần người dùng cung cấp nhiều dữ liệu cá nhân – như tên, vị trí, địa chỉ email và ngày sinh v.v. Đổi lại, họ có cho mình những thông tin cần thiết hàng ngày từ các đề xuất quảng cáo, nhóm riêng tư, hay bạn bè chung.

Chính lượng data khủng đó đã giúp cho việc quảng cáo trên Facebook trở nên vô cùng thông dụng với các nhãn hàng và cả người tiêu dùng. Theo thông tin được chính công ty cung cấp vào năm 2018, quảng cáo là nguồn thu nhhập lớn nhất của Facebook – với 16,6 tỷ USD kiếm được từ việc bán dữ liệu của người dùng cho các nhãn hàng.

Theo Trung tâm trợ giúp của Facebook, những bức ảnh bạn đăng lên sẽ bị ứng dụng phân tích ở một mức độ nào đó. Công nghệ của Facebook phân tích các điểm ảnh (pixel) trong ảnh và video – chẳng hạn như ảnh profile, bài đăng bạn được gắn thẻ,… để xác định và lưu nhớ khuôn mặt của người dùng qua vô số các dữ liệu được cung cấp.

Ngoài ra, Facebook có thể kiểm soát số lần bạn đăng nhập vào ứng dụng, vị trí khi bạn đăng nhập và thiết bị bạn sử dụng để đăng nhập vào ứng dụng.

Đứng sau Facebook, Instagram chính là công ty được gọi tên tiếp theo trong danh sách. Ứng dụng do Facebook sở hữu thu thập 58,82% tất cả dữ liệu cơ bản (và tương đối riêng tư) – chẳng hạn như sở thích, chiều cao, cân nặng và xu hướng tình dục của người dùng. Bên cạnh đó, Instagram còn thu thập các thông tin bao gồm các hashtag người dùng theo dõi, các trang cá nhân họ đã xem qua, cũng như danh sách theo dõi của họ.

Và tương tự như Facebook, Instagram sử dụng hầu hết các thông tin này để quảng cáo và đề xuất các tài khoản người dùng nên theo dõi.

Khi “thả thính” cũng bị người khác kiểm soát

Nối tiếp hai trang mạng xã hội lớn nhất thế giới, các ứng dụng hẹn hò chính là “bẫy” thu thập thông tin mà người dùng thường mắc phải.

Ứng dụng hẹn hò Tinder kiểm 55,88% dữ liệu của người dùng để giúp họ tìm kiếm và trò chuyện cùng những người bạn có chung sở thích. Không chỉ thế, ứng dụng còn “nắm” thông tin như độ tuổi, xu hướng tình dục, chiều cao, sở thích của người dùng, thậm chí còn biết được họ có sở hữu một con vật cưng hay không. Tinder cũng lưu trữ chi tiết ngân hàng của những người dùng nâng cấp thành Tinder Plus.

Ngoài những thông tin hết sức riêng tư đó ra, Tinder còn có thể theo dõi cách bạn sử dụng trang mạng xã hội khác (nếu bạn liên kết các tài khoản của mình). Nó cũng lưu trữ tất cả các tin nhắn “trao gửi yêu thương” của bạn và đối phương – đồng nghĩa là tất cả các cuộc trò chuyện đường mật của người dùng trở thành công cụ để các nhãn hàng có thể sử dụng và phân tích.

Không thua kém gì Tinder, Grindr thu thập 52,94% thông tin người dùng khi họ đang trên hành trình tìm kiếm tình yêu.

Những cái “bẫy” người dùng tự nguyện “lọt” vào

Đứng ở vị trí thứ 8 trong danh sách của Clario, nền tảng phát nhạc trực tuyến Spotify thu thập 35,29% dữ liệu của người dùng, khai thác hồ sơ mạng xã hội của họ để hiểu sở thích cũng như gu âm nhạc, từ đó giúp họ gợi ý nội dung họ nên nghe.

Nếu bạn đã từng tham gia một buổi biểu diễn âm nhạc và chia sẻ những hình ảnh đó trên mạng xã hội, và thắc mắc vì sao khoảng hai ngày sau, một list nhạc của người nghệ sĩ đó xuất hiện trên Spotify của mình, thì giờ bạn đã hiểu lý do rồi đó.

Không chỉ thế, dựa vào những bài hát được “ấn tim” hay được nghe đi nghe lại nhiều lần, Spotify cũng sẽ “tặng” ngay bạn một danh sách những bài nhạc của cùng ca sĩ hoặc thể loại dựa trên thể loại bạn thích. Spotify Wrapped giúp tổng kết một danh sách các ca khúc được bạn phát nhiều nhất trong năm vừa qua.

Tương tự như vậy, Netflix (thu thập 26,47% dữ liệu, đứng thứ 13) theo dõi loại chương trình bạn xem để có thể đề xuất các tiêu đề tương tự. Dữ liệu mà ứng dụng thu thập được thiết kế để mang lại cho bạn trải nghiệm người dùng tốt hơn, đồng thời “khuyến khích” người dùng sử dụng nền tảng để xem những gợi ý mà chính Netflix đã gợi ý.

Công bằng mà nói, Spotify và Netflix là những ví dụ điển hình về “bẫy” thu thập dữ liệu mà người dùng không bận tâm khi “lọt” vào. Như với hầu hết các trang web giải trí, người dùng cung cấp thông tin cần thiết chỉ để thỏa mãn sở thích của họ từ những gợi ý các nền tảng mang đến.

Trang bán hàng trực tuyến “thất thủ” trong lĩnh vực thu thập dữ liệu?

Một điều đáng ngạc nhiên là các công ty bán hàng trực tuyến có dữ liệu người dùng ít hơn so với nhiều mạng xã hội và ứng dụng hẹn hò. Amazon – “ông lớn” trong ngành bán lẻ, thậm chí còn không lọt vào Top 10.

Mặc dù là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới (và chi khoảng 11 tỷ đô la cho quảng cáo vào năm 2019,) Amazon chỉ thu thập một phần thông tin so với các doanh nghiệp khác – chỉ với 23,53% dữ liệu và ở vị trí 23.

Theo trang web Trợ giúp và Dịch vụ khách hàng của Amazon, những ảnh được tải lên thông qua tài khoản Amazon Prime của người dùng được tự động phân tích để nhận diện khuôn mặt, vị trí và đối tượng. Tất nhiên, đây là một lựa chọn hấp dẫn nếu họ muốn lưu trữ ảnh của mình và có những bức ảnh được sắp xếp tự động. Amazon cũng đã tuyên bố rằng họ sẽ không bao giờ chia sẻ hay phân tích ảnh của bạn với bên thứ ba.

Ngoài các thông tin cơ bản – như tên, địa chỉ email, địa chỉ nhà và chi tiết ngân hàng, Amazon không lưu trữ những dữ liệu khác của người dùng. Nền tảng chỉ cần những thông tin như lịch sử tìm kiếm, mục yêu thích, hay danh sách sản phẩm “tồn” trong giỏ hàng quá lâu với mục đích gợi nhắc người dùng mua hàng.

Lĩnh vực bán lẻ nói chung có vị trí thấp nhất trong danh sách các công ty lưu trữ dữ liệu của người dùng. IKEA (23,53%), Nike (26,47%) và Depop (26,47) đều chỉ biết tên, địa chỉ email và địa chỉ nhà của khách hàng, cùng với chi tiết ngân hàng của họ để giúp trải nghiệm mua hàng trực tuyến dễ dàng. Riêng chỉ có Nike và Depop mới lưu trữ chiều cao và cân nặng của người dùng nhằm hỗ trợ tìm kiếm các sản phẩm phù hợp.

Tham khảo: Clario

Xem thêm:
#LocalZine: Việt Nam có Internet không? – Câu hỏi ngớ ngẩn nhưng hot không tưởng trên Quora
Sony Pictures và hợp đồng phát hành “siêu to khổng lồ” với ông lớn streaming Netflix
#KhôngQuạu: “Bà cả” Kakao M ra tay, 200 nghệ sĩ và Spotify chia đôi cuộc tình

Nghi To

Recent Posts

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

22 giờ ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

2 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

2 ngày ago

#Nghĩ: Tương lai của sự lãnh đạo thuộc về nữ giới hay phải linh hoạt?

Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…

3 ngày ago

7 phong cách sống hạnh phúc – Bạn là người chơi hệ nào?

Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…

3 ngày ago

Hoạ sĩ Nguyễn Việt Anh và Mifa chia sẻ góc nhìn về triển lãm tranh “Những địa hạt phù du”

"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…

4 ngày ago