Lifestyle

Những người tự luyến thao túng người khác như thế nào?

Không phải người tự luyến nào cũng có ngoại hình và cách cư xử giống nhau. Hãy tưởng tưởng đến nhân vật của Leonardo DiCaprio trong Wolf of Wall Street. Anh ta là một người ồn ào, tự cao tự đại, biết rõ mình có ngoại hình bắt mắt. Đó là kiểu người thường đặt bản thân mình lên hàng đầu – đối tượng mà rất nhiều cô gái nếu vô tình gặp ở quán bar sẽ muốn tránh xa.

Ảnh: The Wolf of Wall Street

Thật không may, không phải người mắc chứng tự luyến nào cũng có các dấu hiệu điển hình, dễ nhận biết như vậy. Vì thế chúng ta cần tự chú ý, trang bị kiến thức để có cách cư xử phù hợp. 

Tự luyến là một căn bệnh tính cách đã được nghiên cứu và theo dõi trong một thời gian dài. Theo DSM-5 (Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ), những đặc điểm nổi bật nhất của một kẻ tự luyến là khoa trương, luôn tìm kiếm sự ngưỡng mộ thái quá và khả năng đồng cảm thấp.

Để xác định mức độ tự luyến, một nhóm nghiên cứu đã đưa ra một bài kiểm tra với thang điểm 40. Hầu hết kết quả đều ra giữa 20 điểm. Điều này không ám chỉ điều gì xấu, mà chỉ cho thấy tất cả chúng ta đều có lòng tự trọng và ý thức được giá trị của chính mình. Những người có ngoại hình hấp dẫn sẽ có điểm số cao hơn, nhưng đây vẫn chưa đủ để quy cho họ là những người tự luyến.  

Nếu đã từng tiếp xúc với nhiều hơn một người tự luyến, chúng ta sẽ nhận ra họ có những cách cư xử, hành động và nét tính cách khác nhau. Nguyên nhân cho sự khác biệt này không liên quan gì đến mức độ tự ái của mỗi người mà nó nằm ở thói quen gắn bó tình cảm của họ.

Mức độ gắn bó tình cảm của một người có tác động thế nào đến sự tự luyến

Tình cảm mà đứa trẻ có với người chăm sóc mình sẽ ảnh hưởng đến cách mà chúng ta đối xử với người khác khi trưởng thành. Điều này là bởi những biểu hiện tình cảm, mức độ kết nối thường đến từ những hành vi và khuôn mẫu được hình thành từ thời thơ ấu. Có ba kiểu gắn bó tình cảm điển hình: an toàn (hoặc thiếu an toàn), lo lắng hoặc trốn tránh.

Khoảng 50% dân số thế giới được cho là có sự gắn bó an toàn. Một nửa còn lại trải đều ra cho hai kiểu lo lắng và trốn tránh. Ngoài ra, con người còn có những phong cách gắn bó được kết hợp bởi sự sợ hãi – trốn tránh, hoặc pha trộn giữa thái độ gạt bỏ – trốn tránh. 

Gốc rễ của những hành vi tự luyến có thể đến từ thói quen gắn bó của mỗi người. Hầu hết những người tự luyến chưa từng có mối quan hệ lành mạnh với người chăm sóc mình ngày thơ bé, khiến họ thiếu đi những kỹ năng cần thiết để hiểu rõ thế nào là một mối quan hệ gần gũi và lành mạnh.

Có người sẽ tự luyến một cách công khai, có người lại cố giấu đi điều này. Mỗi một biểu hiện rối loạn cũng theo đó mà có các dấu hiệu khác nhau. Những người có hành vi tự luyến thái quá thường sẽ giống hình ảnh mà chúng ta vẫn thường hình dung trong đầu: Họ có cái tôi lớn, ít quan tâm tới cảm xúc của người khác và sẽ làm bất cứ thứ gì có thể để đứng ở vị trí đầu tiên. Họ đánh giá cao bản thân và cho mình cái quyền lấn lướt người khác. 

Minh họa: Francesco Ciccolella

Các nghiên cứu cho thấy kiểu người thể hiện sự tự luyến công khai có thể liên quan đến cách “gắn bó lo lắng” hoặc “gắn bó lảng tránh trong quá khứ “. Hai thói quen gắn bó này có thể dẫn đến những hành vi tự luyến khác nhau, song rất có thể nguyên nhân đều đến từ sự lơ là của phụ huynh.

Sau đây là một vài “phong cách” tự luyến, cũng như những đặc điểm để nhận ra họ.

Tự luyến thái quá

Một người tự luyến thái quá (overt narcissist – hay còn gọi là grandiose) bị kiểm soát bởi xu hướng “gắn bó lo lắng” có thể gồm những đặc điểm sau:

  • Chỉ quan tâm đến bản thân
  • Rất nhạy cảm với lời chỉ trích, hoặc ý kiến của người khác.
  • Tự thổi phồng quyền lợi của mình, không nghĩ đến cái chung.

Người tự luyến thái quá bị kiểm soát bởi xu hướng “gắn bó lảng tránh” lại có những đặc điểm:

  • Tự tâng bốc hoặc tự khen thưởng bản thân quá đà.
  • Không chấp nhận rằng bản thân có bất kỳ điểm yếu, thiếu sót hoặc thất bại nào.

Để dễ hình dung về sự khác biệt giữa hai kiểu người này, ta có thể liên hệ họ với vài hình mẫu mà mình đã từng bắt gặp. Một người tự luyến bị tác động bởi “sự gắn bó lo lắng” thường trầm tính hơn chút, đó có thể là một cô gái ít nói nhưng xấu tính. Ngược lại, những người tự luyến do bị tác động của “thói quen gắn bó lảng tránh” sẽ giống một anh đồng nghiệp khó ưa, thích khoe khoang và phiền nhiễu.

Trong cả hai trường hợp, những người tự luyến một cách công khai đều cảm thấy rất khó để hình thành mối quan hệ lành mạnh với người khác.

Tự luyến ngầm

Người tự luyến ngầm (covert narcissist) cư xử khác hơn một chút. Họ không thường thể hiện những hành vi tự luyến như cách chúng ta vẫn hình dung về những người tự cao, ích kỷ. Thay vào đó, họ có thể là những cá nhân rất nhạy cảm, bị động và có phần rụt rè.

Kiểu người này dễ thao túng người khác bởi sự trầm ổn, âm thầm về mặt tính cách. Họ dùng sự bình tĩnh của mình để khiến bản thân mình vượt trội hơn, khiến chúng ta nghĩ rằng bất kể những gì mình nói đều có thể làm họ tổn thương. Đồng thời, họ cũng sẵn sàng hạ thấp bản thân để được người khác khen thưởng và chiều chuộng .

Phong cách gắn bó của kiểu người này là sự kết hợp giữa nỗi sợ và cảm giác lo lắng. Họ luôn mong được yêu thương, nhưng lại muốn tránh các mối quan hệ thân mật, gần gũi. Một vài lưu ý về các nét tính cách của những người này là: 

  • Có thái độ tiêu cực về bản thân.
  • Lảng tránh sự thân mật.
  • Không có khả năng đối mặt với cảm xúc tiêu cực.
  • Thường xuyên rơi vào tình trạng lo lắng cực độ.
  • Có xu hướng gây hấn.

Khi tiếp xúc với kiểu người này, hãy cẩn thận với vẻ ngoài ngây ngô, yếu đuối của họ. Thông qua lớp nguỵ trang này, họ có thể khơi gợi cảm giác bảo vệ của người khác, điều khiển bạn bè, người thân và kéo những người ở gần mình vào những mối quan hệ không lành mạnh. 

Ảnh: The Guardian

Một vòng luẩn quẩn

Như đã nói, những người chăm sóc chúng ta ngày bé sẽ tác động tới cách mà chúng ta cư xử với người khác. Chính vì thế, những đứa trẻ được nuôi dạy bởi những ông bố, bà mẹ có tính cách tự luyến có khả năng sẽ lớn lên trong sự thiếu thốn cảm giác an toàn, thấu hiểu, từ đó nảy sinh ra những vấn đề về tâm lý.

Tin tốt là dù được nuôi dạy bởi những bậc phụ huynh yêu thương bản thân thái quá, ta vẫn có cách để phá vỡ vòng tròn này. Cách đầu tiên là nhận biết và chấp nhận rằng bạn được nuôi dạy bởi bố mẹ có tính tự luyến và phải tìm cách thay đổi những khuôn mẫu đó. 

Minh họa: Sy Tat

Nhận biết được đặc điểm tính cách của những người tự luyến và phong cách gắn bó của họ có thể giúp chúng ta tránh được việc bị tổn thương, đồng thời có những cuộc trao đổi để tìm ra gốc rễ của vấn đề và cùng nhau giải quyết. Đôi khi, những thói quen xấu lại bắt đầu từ một quá khứ đau buồn, đáng được cảm thông. Tuy nhiên, nếu đã cố gắng nhưng mọi thứ vẫn không thay đổi, bạn có thể lựa chọn rời đi. Ít nhất, ta cũng đã mở lòng và học cách thông cảm.

Mặc dù, những tổn thương trong quá khứ không thể được coi là lý do hợp lý cho sự ích kỷ, thao túng, nhưng xét cho cùng đây cũng chỉ là một chu kì tuần hoàn của nỗi buồn và sự cô đơn, một sản phẩm của môi trường không lành mạnh.

Theo Medium

Có thể bạn quan tâm:
Hiệu ứng Benjamin Franklin – Tranh thủ cảm tình của người khác bằng cách nhờ họ giúp đỡ
Pygmalion Effect: Hiệu ứng tâm lý từ lời khen của một người

Van Nguyen

Recent Posts

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

21 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

4 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

5 ngày ago