Celebrity

Những nhà thiết kế thời trang vĩ đại của xứ Phù Tang

Nếu chọn một đất nước để đại diện cho danh hiệu “Kinh đô thời trang Châu Á” thì tôi sẽ không ngần ngại nhận định rằng đó chính là “Đất nước mặt trời mọc”. Nơi đấy tồn tại những con người thiên tài cùng đầu óc thẩm mỹ và khiếu nghệ thuật vô cùng phong phú. Bàn tay khéo léo cùng tầm nhìn của họ đã tạo nên những bước ngoặt lớn cho nền văn hóa thời trang quốc tế. Những đóng góp của họ đã để lại một di sản vô cùng to lớn cho văn hóa thời trang nói riêng và nghệ thuật phương Đông nói chung.

Dưới đây, mời bạn điểm qua 6 gương mặt nổi bật nhất trong lĩnh vực thời trang tại Nhật Bản.

1. Yohji Yamamoto: “Xấu xí, bẩn thỉu đôi khi cũng rất đẹp”

Trong suốt những năm tháng tuổi trẻ, Yohji đã chọn không theo đuổi con đường ổn định khi quyết định từ bỏ ngành Luật. Một phần vì ông cảm thấy lĩnh vực này quá nhạt nhẽo, một phần vì ông nhận ra trong mình cũng chứa đựng rất nhiều tâm tư muốn giải phóng ra bên ngoài.

Ông xin làm phụ tá cho tiệm may của mẹ mình là bà Fumi Yamamoto sau một thời gian dài thuyết phục. Cũng chính nơi đó, sự nảy mầm của một huyền thoại bắt đầu. Một thời gian sau, ông theo học trường đào tạo thời trang Bunka Fashion College nổi tiếng để học về thiết kế thời trang. Năm 1972, Yohji mở ra một công ty cổ phần mang tên Y’s với ý nghĩa là “Yohji Yamamoto clothing”.

Ảnh: Yohji Yamamoto

Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, thương hiệu của ông ngày càng được nhiều người trong giới biết đến và dành những lời khen vô cùng có cánh. Các thiết kế của ông hiện rõ lối tư duy đơn giản, thiên kiến của ông luôn đi ngược lại những phong trào thịnh hành. Chính điều đó đã khiến cho danh tiếng của Yohji Yamamoto vang rộng đến phương Tây. Năm 2013, Yohji bắt tay cùng Adidas để tạo ra những sản phẩm mang tính đột phá đại diện cho tương lại với cái tên Y-3.

Yohji cực kỳ yêu thích màu đen nên những thiết kế của ông vô cùng huyền bí và tối giản về màu sắc. Những bộ trang phục của Yohji luôn chú trọng đến từng vết cắt tỉ mỉ cùng những đường may cầu kỳ phức tạp nhưng vẫn tạo sự thoải mái cho người mặc.

Ảnh: Show diễn Y-3

2. Rei Kawakubo

Rei là người đã sáng lập nên thương hiệu thời trang danh tiếng Comme des Garçons mà không thông qua bất kỳ trường lớp chính quy nào. Các thiết kế của bà luôn mang tính avant-garde và phản thời trang. Khác với nhiều nhà thiết kế thời trang nữ khác, Rei kiên quyết không tạo ra những trang phục hở hang da thịt. Những thiết kế của bà luôn có phần trừu tượng và sử dụng màu đen là chủ đạo. Dù là một người phụ nữ có thân hình nhỏ nhắn nhưng những đóng góp của bà dành cho thời trang Châu Á thì ngược lại.

Ảnh: New Yorker
Nhà thiết kế Edna Mode trong phim Incredibles được lấy cảm hứng tạo hình từ Rei Kawakubo

3. Jun Takashi

Những câu chuyện tuổi thơ về cuộc chiến của anh hùng và quái vật đã định hình nên phong cách nổi loạn của nhà thiết kế này. Khi chỉ vừa bước sang tuổi 15, Jun đã có hứng thú với thời trang và theo học tại Bunka Fashion College. Năm 1990, ông cùng một người bạn sáng lập nên Undercover với thông điệp: bí ẩn và vô định.

Ảnh: hypebeast

Mọi người vẫn thường coi ông là “Kẻ ngoại đạo” vì cái điên và sự nổi loạn của Jun đã vượt qua khỏi những ranh giới an toàn của thời trang. Theo quan niệm của ông, kỹ năng thì có thể học hỏi từ người khác nhưng sự sáng tạo trong thẩm mỹ thì phải do tự mình phát triển. Người ta có thể tóm gọn những thiết kế của ông trong 2 chữ “nổi loạn”. Sự nổi loạn dị thường chính là điều làm nên sự khác biệt của Jun đối với những nhà thiết kế khác.

Undercover không chỉ là đơn giản là một thương hiệu mà nó còn là một vũ trụ riêng do Jun Takahashi tạo ra. Một thế giới để anh có thể lan tỏa triết lý của mình và mặc kệ những tiêu chuẩn nhàm chán mà mọi người có thể áp đặt.

Ảnh: hypebeast

4. Kenzo Takada

Cũng như Yohji Yamamoto, Jun Takahashi, Kenzo cũng là một sinh viên ưu tú từ trường Bunka Fashion College. Bị ấn tượng bởi nhà thiết kế người Pháp Yves Saint Laurent, chàng trai Kenzo Takada quyết tâm sang Paris vào năm 1965 để có thể tiếp nhận tinh hoa văn hóa của “Kinh Đô Ánh Sáng”. Ban đầu ông kiếm sống bằng nghề vẽ phác thảo cho các nhà mốt. Với số tiền ít ỏi tiết kiệm được, ông quyết định tự tạo ra những bộ trang phục cho riêng mình. Với óc thẩm mỹ và tính cách táo bạo, ông được giới báo chí để ý thông qua phong cách “Kính vạn hoa” đặc trưng. 

Ảnh: nuvomagazine

Ngoài thương hiệu mang tên mình, Kenzo còn phát triển thêm những dòng nhỏ cho những sản phẩm nước hoa cũng như quần áo cho đối tượng trẻ em. Năm 1993, ông bán toàn bộ thương hiệu của mình cho tập đoàn LVMH danh tiếng lẫy lừng của Pháp.

Ảnh: nuvomagazine
Bình Viết Gì

Sharing Good Stuff

Recent Posts

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

17 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

3 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

5 ngày ago