Lifestyle

Vì sao tiếng cười xuất hiện vào những lúc không nên?

Đôi khi, chúng ta cười trong những trường hợp không nên, như đám tang buồn rầu, chia tay đau khổ, hay trong những tình huống nghiêm túc / nghiêm trọng khác. Những tiếng cười đó mặc dù không đúng lúc nhưng chúng hoàn toàn không nhằm mục đích giễu nhạo hay vì vui sướng khi thấy người khác đau khổ. Ngược lại, đó là một trong những phản ứng vô cùng bình thường của con người.

Những tiếng cười khác nhau

Cười là một trong những hình thức giao tiếp đầu tiên của con người (The Expression of the Emotions in Man and Animals­ – Charles Darwin). Theo Caspar Addyman, nhà tâm lý học phát triển tại InfantLab (Đại học Goldsmith), trẻ sơ sinh biết cười khi được một tháng tuổi, và bắt đầu cười ra tiếng từ ba tháng. Em bé cười như một cách phản hồi lại những hành động vui đùa của người khác, đặc biệt là những người chăm sóc. Tiếng cười trong giai đoạn sơ sinh giúp tăng tính gắn kết giữa đứa trẻ và cha mẹ của nó.  

Chúng ta có xu hướng cười nhiều hơn khi có người bên cạnh. Theo giáo sư thần kinh học nhận thức Sophie Scott (Uiversity College of London), những tiếng cười xã giao (social laughter) trong các tình huống giao tiếp xã hội thường có cao độ thấp, bắt đầu và kết thúc nhanh hơn so với thông thường. Nó còn được biết đến với tên gọi reward laughter vì tác dụng củng cố mối quan hệ xã hội của chúng ta với người khác.

Tiếng cười giả vờ (fake laughter) thường được sử dụng nhằm mục đích kiểm soát. Nó giúp phô bày địa vị hoặc thể hiện tính ưu thế / thống trị của một người. Chính trị gia hoặc diễn giả có thể sử dụng kiểu cười này như một chiến lược để bảo vệ hình ảnh của mình trước công chúng – ví dụ cười như một cách biểu hiện rằng mình không bị ảnh hưởng bởi những công kích từ phía đối thủ.

Chúng ta còn dùng tiếng cười để giải tỏa căng thẳng hoặc để tìm lại cảm giác kiểm soát trong những tình huống nguy hiểm. Theo giáo sư tâm lý học Margaret Clark (Đại học Yale), tiếng cười thường đi kèm với cảm giác hạnh phúc. Trong những trường hợp lo lắng cao độ, con người sử dụng nó như một cơ chế đối phó với căng thẳng, đồng thời gợi ý cho những người xung quanh rằng họ cũng nên ‘góp một tay’ để giúp điều chỉnh mức độ nghiêm trọng của tình hình.

Giảm nhiệt căng thẳng bằng tiếng cười là một trong những cảnh tượng rất hay bắt gặp trên phim ảnh – giữa lúc nước sôi lửa bỏng sẽ có một người (thường là nhân vật được xây dựng với nhiệm vụ ‘tấu hài’ trong câu chuyện) nói hoặc làm hành động bất kỳ trông có vẻ ngớ ngẩn, sau đó cả người trên phim lẫn người trước màn hình đều phá ra cười.

Nhưng trong cuộc sống thật, hành vi đó có thể gây phản tác dụng – cứ thử hình dung một cuộc chia tay mà người kia cứ cười hềnh hệch không nói năng gì nghiêm túc, hay trong tình huống mất mát đau buồn tự dưng lại có người đứng đó bụm miệng khúc khích…

Thật không may, chúng ta hầu như không thể kiểm soát được những tràng cười tự phát (spontaneous laughter) của mình – hãy nhớ lại những lúc bạn cười đến nỗi thấy khó thở và không ngừng lại để nói gì được. Cười là một trong những hành vi ‘cổ xưa’ nhất về mặt tiến hóa của con người, chính vì thế nó có thể lấn át những hành vi tự nguyện, có chủ đích hơn như nói.

Nghiên cứu về những tiếng cười không đúng lúc (inappropriate laughter) cũng là một công việc khó khăn, đơn giản vì không dễ để khiến người tham gia cười như thế trong điều kiện thí nghiệm với một bối cảnh hoàn toàn được kiểm soát. Trong một số trường hợp hiếm gặp, thì tình trạng cười không kiểm soát là do thất bại trong dẫn truyền tín hiệu thần kinh, xảy ra sau khi não bị tổn thương do thiếu máu cục bộ hoặc đột quỵ.

Những tiếng cười không đúng lúc

Cười là một cách để giải tỏa căng thẳng. Vì thế, chúng ta có xu hướng bật cười trong những tình huống gây lo lắng cao độ. Dù không có ác ý, nhưng những trận cười không phù hợp này hoàn toàn có thể dẫn đến những hệ quả không hay.

Nếu không có cách nào để kềm giữ thôi thúc phải cười, cách tốt nhất là nên nhanh chóng rời khỏi đó ngay khi cảm thấy âm thanh sắp bật ra khỏi họng. Hoặc bạn có thể ‘chữa cháy’ bằng cách biến tiếng cười thành tiếng ho. Giữ đầu óc bận rộn với những suy nghĩ buồn bã cũng được xem là một cách.

Nếu đã làm hết mọi thứ có thể và vẫn cười, thì có lẽ một lời xin lỗi chân thành cho hành vi không phù hợp vừa xảy ra là điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm.

(Nguồn: Anne Freier / Medium)

Xem thêm:
Lười vận động – sướng thì cũng sướng nhưng hại chẳng ngờ
Vì sao có những người không bao giờ chịu nhận lỗi?
Sống chân thực, và hãy ngừng rao bán chính mình

Mi Nguyen

Recent Posts

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

12 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

1 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

2 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

3 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

4 ngày ago