Mọi người thường cảm thấy đề phòng, sợ hãi đối với các vấn đề liên quan ma quỷ. Thế lực này tượng trưng cho điềm xấu, sự mất mát, những dấu hiệu chẳng lành… Nhưng mâu thuẫn thay, bên trong mỗi người đều tồn tại một sự tò mò, hứng thú với những điều kỳ lạ mà không sao giải thích nổi. Dưới đây là những trò chơi gọi hồn khá thịnh hành, thường được lấy làm cảm hứng cho nhiều bộ phim kinh dị. Tuy nhiên chúng ta tuyệt đối không nên thử nhé.
Với những bạn đã lớn lên ở miền Nam, chắc hẳn cũng không xa lạ gì lắm với trò ma lon. Đó là một nghi thức gọi hồn dành cho trẻ em từ 10-13 tuổi. Đối tượng chơi phải là con nít thì các thế lực khác mới dễ xuất hiện. Theo truyền thuyết, những linh hồn nhập vào lon khi còn sống thường là trẻ con chết ngoài đường, rất ham chơi hiếu động khi còn sống. Thông qua trò chơi này, những linh hồn đó sẽ có thêm những người bạn từ đó dễ nguôi ngoai và siêu thoát.
Chuẩn bị: Không cần phải ra nghĩa địa cho chuẩn công thức, chỉ cần một nơi vắng vẻ, lạnh lẽo, và ít người qua lại vào ban đêm – nơi mà dân gian vẫn thường hay gọi là âm thịnh dương suy. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị 1 lon sữa nhỏ, 1 điếu thuốc lá, 3 cây nhang và ít bánh kẹo.
Luật chơi: Trước hết, cần cử một người dũng cảm lên làm đại diện, lật úp cho đáy lon hướng lên trên, sau đó châm 1 điếu thuốc lá, 3 cây nhang và bánh kẹo đã chuẩn bị đặt kế bên lon. Sau đó bắt đầu đọc câu vè để gọi vía: “Ma ơi mày hãy lên chơi với tao.”
Quan sát kỹ, nếu đọc xong mà điếu thuốc như có ai đó vừa rít thì đợi đến khi điếu thuốc tàn là cái lon sẽ dí theo người gần nhất. Ai mà bị dí thì phải dùng hết sức bình sinh để chạy nếu không muốn có điều “thú vị” xảy ra với mình. Cuộc chơi rượt bắt sẽ kéo dài cho đến khi 3 nén nhang cùng tàn, khi đó mới được dừng lại và sẽ thật đen đủi cho ai chạy không kịp.
Cầu cơ, hay còn gọi là Ouija (ouija là từ tiếng Anh, bắt nguồn từ tiếng Pháp “oui” và tiếng Đức/ Hà Lan “ja” – đều có nghĩa là có, vâng, phải…) là một phương pháp giao tiếp với thế giới tâm linh hoặc những thế lực huyền bí. Những bàn cầu cơ thường được sản xuất và bán bởi hãng Parker Brothers, nó đã trở thành một thương hiệu khá phổ biến trong lĩnh vực này.
Chuẩn bị: Bạn có thể liên hệ mấy người coi mộ để xin ván từ hòm chôn người chết. sau đó đem đi mài nhẵn. Bàn cơ có 29 chữ cái, các dấu câu và số từ 0 đến 9. Chính giữa bàn cơ có kí hiệu hình trái tim (cơ). Dưới mũi nhọn của trái tim là chữ “THĂNG”, bên trái là 3 chữ ma – quỷ – tinh, bên phải là 3 chữ tiên – phật – thánh tất cả để nằm dọc.
Có thể rủ nhau chơi tại gia hoặc ra nghĩa địa, nếu bạn có đủ gan ra nghĩa địa thì chúc mừng bạn, xác suất sẽ là 10 trên 10.
Luật chơi: Dọn bàn cơ ra cùng 1 đĩa bánh trà và 3 nén nhang. Sau đó phải cúng vái đọc bài vè. Người cầm cơ dùng ngón tay trỏ để lên đồng tiền. Khi đọc bài vè xong, nếu hồn về thì sẽ thấy đồng tiền di chuyển kéo theo ngón tay đến các chữ cái để ráp chữ.
Sau đó người cầu sẽ hỏi quý danh của phần hồn nhập vào bàn cơ, lúc đó đồng tiền sẽ chạy đến các chữ cái để trả lời. Đa phần là hồn sẽ tự xưng danh. Sau đó người cầu cơ cũng sẽ tiếp xúc nói chuyện nếu đó là người quen, còn nếu không thì bắt đầu hỏi về những gì bạn muốn biết.
Nếu hồn đó không muốn nói nữa thì đồng tiền sẽ đến chữ “THĂNG.” Sau đó hồn khác vào dành cơ. Nếu bạn muốn ngưng chơi nữa thì hô to “THÔI”, đồng xu sẽ tự chạy về ô chữ “THĂNG” là xong.
Ở Việt Nam, trò chơi nâng người bằng ngón tay thật ra không phải bây giờ mới có, nó có điểm tương đồng với trò chơi “khiêng ma” hay “đưa cậu ra đồng” của trẻ chăn trâu ngày xưa. Trò “khiêng ma” theo lời kể sẽ có 2 tư thế: ngồi và nằm, trong đó tư thế ngồi không khác với cách chơi Finger Lift Challenge – từng là một trào lưu phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Để bắt đầu trò chơi, trước hết đội bạn phải có đủ 8 người. Trong đó, có một người nằm ngửa, khép thẳng chân, tay đặt lên bụng, mặt đắp lên một chiếc khăn.Những người chơi lần lượt hỏi nhau những câu “chú” để có thể thực hiện trò chơi. Ở thời điểm kết thúc bài “chú”, cả bảy người cùng thọc ngón tay trỏ vào vị trí đã được phân công và cùng nâng lên. Khi đó, người nằm sẽ được nâng lên cao khỏi chỗ nằm. Nếu chơi tốt, cả đoàn có thể khiêng được người nằm đi một vòng khá xa và quay về đặt lại đúng vị trí cũ.
Đặc biệt là khi chơi phải thật sự nghiêm túc, cười giỡn là không chơi được, cố đến mấy cũng sẽ không thể nâng người đó lên.
Khác với trò bắt trốn (hay còn gọi là ú tìm) mà trẻ con thường chơi, trò trốn tìm một mình là một nghi lễ kết nối giữa nhân gian với cõi âm. Có không ít linh hồn còn vất vưởng chốn nhân gian, và chúng luôn cố gắng tìm kiếm một cơ thể cho bản thân. Trong nghi lễ này bạn sẽ triệu hồi linh hồn đó bằng cách hiến tặng cho chúng cơ thể búp bê thay vì tự hành xác mình (hoặc người khác).
Đây là một trò chơi bắt nguồn từ truyền thuyết Nhật Bản , có tên gọi Hitori Kakurenbo. Bạn sẽ chơi trò này với một con búp bê bị linh hồn nguyền rủa. Tất cả những gì bạn cần làm là tìm một hình nộm, tháo bỏ phần bông bên trong nó và đổ đầy với gạo và một ít móng tay của bạn sau khi cắt.
Khâu nó lại bằng một sợi chỉ đỏ và quấn phần chỉ còn thừa xung quanh con búp bê. Bạn sẽ phải đặt cho nó một cái tên, đặt nó trong bồn tắm đầy nước rồi tìm chỗ trốn. Tắt đèn và bật TV lên, đừng quên ngậm một ngụm đầy nước muối, tuyệt đối không được nuốt.
Bây giờ, hãy ra ngoài tìm con búp bê vì nó không còn trong phòng tắm nữa. Một khi tìm thấy nó, hãy phun nước muối vào con búp bê, đốt nó đi và chôn phần tro còn lại. Lưu ý, hãy kiểm tra TV thường xuyên trong khi chơi vì một khi tivi đột ngột tắt đi, có nghĩa là xung quanh bạn là những hồn ma được con búp bê triệu hồi đấy.
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…
"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…