Lifestyle

Suy nghĩ quá nhiều (Overthinking): Kẻ thù số một của hạnh phúc

Trong cuộc sống hiện đại, con người thường xuyên phải đối mặt với áp lực từ công việc, học tập, và các mối quan hệ xã hội. Điều này khiến nhiều người có xu hướng Overthinking (suy nghĩ quá nhiều) về mọi vấn đề, từ những điều nhỏ nhặt đến những quyết định quan trọng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, chính thói quen suy nghĩ quá nhiều này lại là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mất đi cảm giác hạnh phúc.

Hạnh phúc là một cảm xúc quý giá và khó nắm bắt mà tất cả chúng ta đều tìm kiếm trong cuộc sống. Đó là cảm giác ấm áp lấp đầy trái tim bạn, nụ cười thắp sáng khuôn mặt bạn và cảm giác hài lòng tràn ngập cơ thể. Tuy nhiên, trong xã hội với tốc độ phát triển nhanh chóng và bão hòa thông tin, nhiều người trong chúng ta cảm thấy khó đạt được và duy trì sự hạnh phúc. Một trở ngại phổ biến trên con đường đến với sự an nhiên của cuộc đời là suy nghĩ quá nhiều.

Suy nghĩ quá nhiều về quá khứ khiến chúng ta mắc kẹt trong những hối tiếc, không thể buông bỏ những sai lầm đã qua. Việc lo lắng quá nhiều về tương lai lại tạo ra một nỗi sợ hãi vô hình, khiến chúng ta mất đi động lực và niềm tin vào bản thân. Thậm chí, việc suy nghĩ quá nhiều về hiện tại cũng có thể khiến chúng ta bỏ lỡ những khoảnh khắc đẹp và những trải nghiệm thú vị trong cuộc sống.

Khi chúng ta quá tập trung vào việc phân tích, đánh giá mọi tình huống, chúng ta dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất. Các triệu chứng như mất ngủ, đau đầu, rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện ở những người hay suy tư về đủ thứ.

Trong trường hợp bình thường, việc xem xét lại hoặc nghĩ về tương lai sẽ giúp ta định hình được cuộc đời ta đang đi. Nhưng khi nó đi quá xa, nó sẽ như cát lún kéo bạn xuống, cướp đi hạnh phúc của bản thân. Suy nghĩ quá nhiều thường tạo ra trong đầu những câu hỏi “nếu” và “nên” trong tâm trí của bạn, dẫn đến cảm giác lo lắng, căng thẳng, sợ hãi và có thể giết chết hạnh phúc. Tuy nhiên, giải pháp ở đây không phải là tắt hẳn suy nghĩ của bạn, thay vào đó, ta nên học cách quản lý.

Overthinking hủy hoại hạnh phúc của bạn như nào?

  1. Cơ chế hoạt động

Overthinking là một thói quen phổ biến khi tâm trí của bạn quá đắm chìm vào điều gì đó tiêu cực, chẳng hạn như những sai lầm trong quá khứ hoặc những nỗi sợ hãi trong tương lai. Điều này khác với việc giải quyết vấn đề hoặc lập kế hoạch; bởi đây là một vòng lặp suy ngẫm dẫn đến lo lắng, căng thẳng và trầm cảm.

Bạn đắm mình trong những điều rối ren cứ lặp đi lặp lại trong tâm thức của bạn thân, chúng dày vò thể xác lẫn tâm trí của bạn cho đến khi kiệt sức. Suy nghĩ quá nhiều kích hoạt “Mạng chế độ mặc định” (DMN – Default Mode Network) trong não bạn, một mạng lưới liên quan đến suy nghĩ tự tham chiếu và lang thang tâm trí. Nhiều nhà tâm lý học mô tả hai hình thức suy nghĩ quá nhiều là suy ngẫmlo lắng.

Suy ngẫm là suy nghĩ về quá khứ, giống như khi bạn đắm chìm trong một khoảnh khắc  đáng xấu hổ hoặc một cơ hội đã mất. Trong khi đó, lo lắng là suy tư về tương lai. Bạn lo lắng về những gì có thể xảy ra, dự đoán các kịch bản xấu nhất. Cả 2 hình thức này đều tạo nên một chu kỳ khó bị phá vỡ trong tâm trí, và cuối cùng tác động đến hạnh phúc và sức khỏe tinh thân của bạn.

  1. Ảnh hưởng đến hạnh phúc

Suy nghĩ quá nhiều không những lấy đi hạnh phúc của bạn mà còn ảnh hưởng đến khả năng đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề và chất lượng hoạt động của bản thân. Nó khiến những vấn đề nhỏ lại “hóa to” hơn so với thực tế và khiến bạn mất tập trung vào những điều tích cực và hiệu quả.

Overthinking luôn đặt tâm trí của vào trạng thái căng thẳng và lo âu liên tục. Bạn luôn ám ảnh với những điều tiêu cực, điều này rút cạn đi hết nguồn năng lượng tích cực và ngăn cản bạn tận hưởng khoảnh khắc hiện tại. Nó tước đi những niềm vui này, khiến bạn cảm thấy kiệt sức về mặt cảm xúc và luôn trong cảm giác lo âu, không hài lòng. Nó cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất của bạn, gây ra các vấn đề như mất ngủ, rối loạn ăn uống hoặc thậm chí là các bệnh về tim mạch.

Hạnh phúc, suy cho cùng, thường được tìm thấy trong những điều nhỏ nhặt, giản đơn của cuộc sống và khi bản thân có thể hiện diện hoàn toàn trong thực tại. Khi ấy, nó sẽ tự tìm đến bên bạn. 

Trong trường hợp bình thường, việc xem xét lại hoặc nghĩ về tương lai sẽ giúp ta định hình được cuộc đời ta đang đi. Nhưng khi đi quá xa, nó trở nên như cát lún và kéo bạn xuống, cướp đi hạnh phúc của bản thân.

Tại sao con người có xu hướng Overthinking?

  1. Dựa trên báo cáo

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ ra rằng, suy nghĩ quá nhiều có tác động xấu đến với hạnh phúc và sức khỏe của chúng ta. Người có xu hướng thường suy tư sẽ có khả năng cao phát triển các chứng rối loạn trầm cảm và lo âu. 

Những người overthinking, đặc biệt là những người hay lo lắng, có xu hướng phóng đại vấn đề, tưởng tượng ra những kết quả tồi tệ có thể xảy ra cho sự việc. Thói quen này dẫn đến mức độ căng thẳng cao và khiến giảm đi chất lượng cuộc sống. 

Hơn nữa, một nghiên cứu đã cho thấy Overthinking không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của chúng ta mà còn gây tác động tiêu cự lên sức khỏe thể chất của bản thân; thông qua các vấn đề như mất ngủ, rối loạn ăn uống và thậm chí là tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

  1. Theo các chuyên gia

Các nhà tâm lý học hàng đầu từ lâu đã cho rằng hạnh phúc bị ảnh hưởng đáng kể bởi suy nghĩ của chúng ta. Nhà tâm lý học nổi tiếng, Tiến sĩ Susan Nolen-Hoeksema, đã đề cập đến việc suy tư quá mức có thể dẫn đến một vòng lặp suy nghĩ tiêu cực khó phá vỡ, từ đó làm giảm đáng kể sự hạnh phúc trong cuộc đời bệnh nhân.

Tác giả và nhà tâm lý học lâm sàng nổi tiếng, Tiến sĩ David D. Burns, mô tả trong cuốn sách Feeling Good: The New Mood Therapy cách mà các biến dạng nhận thức như khái quát hóa, phóng đại (catastrophizing), và lo lắng quá mức có thể dẫn đến cảm giác bất hạnh và thậm chí là trầm cảm mãnh liệt.

Tiến sĩ Alice Boyes, trong cuốn sách The Healthy Mind Toolkit, giải thích rằng overthinking có thể khiến ta mắc kẹt trong vòng lặp tuần hoàn độc hại của những suy nghĩ không hiệu quả, làm cạn kiệt năng lượng, giảm khả năng giải quyết vấn đề của chúng ta và cuối cùng là giết chết đi hạnh phúc bản thân.

Suy nghĩ quá nhiều và sức khỏe của bạn

Overthinking không chỉ gây căng thẳng về tinh thần và cảm xúc, mà còn có những tác động đáng kể đến với sức khỏe thể chất.

  • Rối loạn giấc ngủ: Nó có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ, dẫn đến chứng mất ngủ và các rối loạn liên quan đến giấc ngủ.
  • Rối loạn ăn uống: Lo âu và căng thẳng từ chứng suy nghĩ quá nhiều có thể dẫn đến thói quen ăn uống không lành mạnh, gây ra tình trạng chán ăn hoặc ăn quá nhiều.
  • Vấn đề tim mạch: Suy nghĩ quá nhiều và căng thẳng kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim, huyết áp cao và các vấn đề tim mạch khác.
  • Hệ miễn dịch: Căng thẳng kéo dài có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc bệnh và nhiễm trùng hơn.

Nếu hiểu rõ được tác động toàn diện của việc overthinking, ta dễ dàng nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm soát nó vì sức khỏe tinh thần và thể chất.

Làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều và tìm thấy hạnh phúc

  1. Các bước có thể thực hiện

Việc phá vỡ chu kỳ suy nghĩ quá nhiều có thể là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng với các chiến lược phù hợp, bạn có thể kiểm soát được suy nghĩ của mình và tìm thấy sự bình yên. Dưới đây là một số phương pháp có thể giúp bạn:

  • Chánh niệm và thiền: Chánh niệm là việc tập trung sự chú ý vào khoảnh khắc hiện tại. Bằng cách thực hành chánh niệm và thiền định, bạn có thể rèn luyện tâm trí ngừng suy tư về những hối tiếc trong quá khứ hoặc lo lắng về tương lai.
  • Tập thể dục: Hoạt động thể chất thường xuyên có thể chuyển hướng sự chú ý của bạn khỏi những suy nghĩ thái quá bằng cách tạo ra cảm giác “hưng phấn tự nhiên” nhờ sự giải phóng endorphin. Tập thể dục cũng giúp cải thiện tâm trạng và giảm mức độ căng thẳng.
  • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT – Cognitive Behavioral Therapy): CBT là một hình thức trị liệu tâm lý giúp bạn quản lý vấn đề bằng cách thay đổi cách suy nghĩ và hành vi.
  • Dành thời gian nhất định để suy ngẫm: Lên lịch một khoảng thời gian cụ thể để viết nhật ký và suy nghĩ về những lo ngại của bạn có thể ngăn chặn việc suy nghĩ liên tục trong suốt cả ngày. Sau thời gian này, hãy chủ động chuyển sự tập trung sang những suy nghĩ có ích hơn.
  • Thách thức suy nghĩ tiêu cực: Hãy học cách nhận ra khi nào bạn đang trong tình trạng suy nghĩ quá nhiều và thách thức những suy nghĩ tiêu cực đó. Tự hỏi liệu những lo lắng đó có thực tế hay dựa trên những nỗi sợ phi lý.
  1. Phát Triển Thói Quen Tốt Trong Cuộc Sống

Ngoài việc thực hiện các chiến lược đã đề cập ở trên, việc phát triển thói quen tốt cũng có thể giúp giảm vấn đề overthinking và tăng cường hạnh phúc:

  • Duy trì mối quan hệ xã hội lành mạnh: Hãy kết nối bản thân mình với những người luôn tích cực và có thể hỗ trợ giúp bạn tránh rơi vào tình trạng suy nghĩ quá mức. Những người bạn tốt đó sẽ khuyến khích bạn suy nghĩ theo chiều hướng ngược lại, và giúp phân tâm khỏi những suy nghĩ tiêu cực.
  • Thực hành lòng biết ơn: Tập trung vào những khía cạnh tích cực của cuộc sống có thể giúp chuyển hướng suy nghĩ của bạn ra khỏi những điều tiêu cực. Viết nhật ký về hành trình biết ơn, nơi ghi dấu lại những điều khiến bạn biết ơn hàng ngày, có thể là một công cụ dù rằng giản đơn nhưng vô cùng hiệu quả.
  • Có lịch sinh hoạt ổn định: Một lịch sinh hoạt đều đặn có thể đảm bảo bạn có dành đủ thời gian nghỉ ngơi và ngăn chặn tâm trí bạn trở nên mệt mỏi và dễ dẫn đến suy nghĩ quá nhiều.
  • Áp dụng chế độ ăn cân bằng: Một số dưỡng chất có thể hỗ trợ sức khỏe não bộ và điều chỉnh tâm trạng. Ăn một chế độ ăn cân bằng với đủ vitamin, khoáng chất và axit béo Omega-3 có thể giúp quản lý xu hướng suy nghĩ quá nhiều.
  • Đọc Sách và Học Hỏi Những Điều Mới: Tham gia vào việc học những điều mới có thể giữ cho tâm trí bạn bận rộn, không có vị trí cho những việc vặt vãnh. Đọc sách cũng cung cấp một lối thoát hoàn hảo khỏi thực tại.

Việc vượt qua suy nghĩ quá nhiều không phải là điều xảy ra ngay lập tức, nó đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại. Hơn nữa, mục tiêu của ta không phải là loại bỏ tất cả những suy nghĩ tiêu cực, mà là ngăn chúng không áp đảo và cướp đi hạnh phúc của mình.

Tóm lại, việc suy nghĩ quá nhiều không chỉ đánh mất thời gian và năng lượng mà còn giết chết hạnh phúc của chúng ta. Nó khiến chúng ta bị mắc kẹt trong những lo âu không cần thiết, làm suy yếu khả năng tận hưởng cuộc sống và hành động. Tuy nhiên, bằng cách nhận thức rõ ràng và áp dụng những biện pháp phù hợp, chúng ta có thể vượt qua overthinking và tìm lại hạnh phúc thực sự trong những khoảnh khắc nhỏ nhặt của cuộc sống hàng ngày.

Trinh Kevin

Recent Posts

#Thoáng: Sexsomnia (Miên Dâm) là gì? Liệu nó có thực sự tồn tại?

Có một loại rối loạn giấc ngủ liên quan đến tình dục mà bạn có…

1 ngày ago

Phó Giám đốc Điều hành T&A Ogilvy đập tan lời đồn về mức thu nhập “khủng” trong ngành quảng cáo

Anh Hoàng Tiến Giao, Phó Giám đốc Điều hành tại T&A Ogilvy, đã có những…

2 ngày ago

Tinder Passport™: Đam mê xê dịch nhưng không bao giờ cô đơn với “Cẩm nang du lịch Solo”

Hội "chu du 4 phương" giờ có thể vừa khám phá vùng đất mới, vừa…

2 ngày ago

“Giải ngố” một vài phương ngữ phổ biến của người miền Tây

Phương ngữ người miền Tây là nhiều vô kể. Nhưng như bao ngôn ngữ khác,…

3 ngày ago

Founder & CEO AN VUI – Phan Bá Mạnh: “Doanh nghiệp nhanh sẽ thắng doanh nghiệp chậm”

CEO AN VUI đã đưa ra góc nhìn về tình hình thị trường của ngành…

4 ngày ago

4 phong cách giao tiếp trong công sở: Điều nên và không nên làm

Dù bạn có nói chuyện với kiểu người giao tiếp như thế nào đi chăng…

5 ngày ago