Cine

Phim Việt trên bước đường “thách thức” Hội đồng kiểm duyệt với những đề tài cấm kỵ

Các chủ đề bạo lực, tình dục và đồng tính từ lâu vẫn luôn được xem như một điều cấm kỵ trên màn ảnh Việt Nam. Thế nhưng điều đó đã và đang dần được thay đổi bởi một “làn gió” mới từ những bộ phim gần đây.

Một trong những cái tên tiêu biểu có thể nhắc đến là Chị Chị Em Em của đạo diễn người Mỹ gốc Việt Kathy Uyên. Thuộc thể loại tâm lý-giật gân (psychological thriller), Chị Chị Em Em có những cảnh quan hệ tình dục giữa hai người phụ nữ, đồng thời chuyện phim xoáy sâu vào khai thác câu chuyện yêu – hận – tình thù cũng như những bí ẩn của cặp “chị em” Thiên Kim và Bảo Nhi. Chỉ khoảng 5 năm trước đây thôi, một bộ phim như thế này đã phải rất vất vả mới được phép thực hiện.

Trailer phim Chị Chị Em Em

Đạo diễn Kathy Uyên chia sẻ, “Khi tôi nói kịch bản ra, nhiều người đã bảo rằng tôi chỉ đang phí thời gian thôi, vì thế nào phim cũng bị cắt nhiều. Nhưng tôi vẫn muốn làm điều ấy. Tôi muốn kể câu chuyện về những người phụ nữ hiện đại, mạnh mẽ, và đầy đam mê.”

Thông thường, một bộ phim Việt Nam phải truyền tải được những thông điệp “tích cực về mặt tư tưởng” để có thể an toàn vượt qua hàng rào kiểm duyệt. Những nội dung khiêu dâm, bạo lực, và mang tính chống đối Nhà nước sẽ không nhận được sự chấp thuận của phía kiểm duyệt.

Nhưng hội đồng quản trị thường bị buộc tội kiểm duyệt vượt quá quyền hạn của nó.

Nỗi sợ “phạm lỗi”

Nhiều đạo diễn đã thực hiện tự kiểm duyệt để tránh cái quá trình nhiêu khê đi lên đi xuống, sửa tới sửa lui nếu Hội đồng kiểm duyệt yêu cầu. Thậm chí, đạo diễn Phan Đăng Di từng chia sẻ rằng anh cảm giác quy trình kiểm duyệt giống với một thứ “tra tấn”. Theo nhà phê bình Lê Hồng Lâm, nỗi sợ phạm lỗi cộng với tâm lý phần đông khán giả thích những bộ phim dễ xem, như phim thuộc thể loại hài hước-lãng mạn (romcom), nên thời gian trước đây, các đạo diễn ít khi dám mạo hiểm “thử nghiệm” (theo nhà báo-nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm).

Nhà phê bình Lê Hồng Lâm – ảnh FBNV

Tuy nhiên, mọi việc đang dần được thay đổi nhờ vào một thế hệ những nhà làm phim mới – những người đang thật sự lôi kéo khán giả về phía mình. “Trong 5 năm vừa qua, đặc biệt là 2 năm trở lại đây, chủ đề mà phim Việt khai thác đã có sự thay đổi.” Nhà phê bình Lê Hồng Lâm nhận xét khi nhắc đến bộ phim Hai Phượng (tựa tiếng Anh: Furie) của đạo diễn Lê Văn Kiệt – kể về câu chuyện một “cựu xã hội đen” bất đắc dĩ phải quay ngược về với quá khứ cô bỏ lại sau lưng khi chính con gái mình bị bọn buôn người bắt cóc.


Poster của phim khi Hai Phượng khi phát hành ở thị trường nước ngoài

Sự ra đời của những bộ phim như Hai Phượng cho thấy khán giả Việt đã có thái độ cởi mở hơn với những đề tài mới, thậm chí khó xem. Họ không còn đến rạp chỉ vì những niềm vui “cười xong để lại đó”. Cái họ cần là những bộ phim khiến họ phải trăn trở.

Một minh chứng khác là bộ phim đầu tay của đạo diễn Trần Thanh Huy, Ròm, với câu chuyện về số phận nghiệt ngã của những đứa trẻ đường phố hành nghề cò đề. Mặc dù đã giành giải cao nhất tại LHP Busan nhưng Ròm vẫn nhận án phạt vì đã chiếu khi chưa được cấp phép. Sau đó, phim đã phải mất nhiều tháng để có thể giải quyết các rào cản kiểm duyệt. Theo ông Lâm, làn sóng tranh cãi và phản đối trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội về câu chuyện “giấy phép và kiểm duyệt” của Ròm có thể sẽ khiến Hội đồng kiểm duyệt ở Việt Nam “suy nghĩ lại” để bắt đầu có những thay đổi cho phù hợp với thị hiếu khán giả, thay vì cứ cắt xén vô tội vạ như trước đây.

Tiếng nói người trong cuộc

Đạo diễn Trần Thanh Huy – ảnh: FBNV


Theo đạo diễn Trần Thanh Huy, anh tin rằng một luồng gió mới đang đến với nền điện ảnh Việt Nam. Thế nhưng sẽ cần nhiều hơn một bộ phim để có thể thay đổi hiện thực vốn đã tồn tại rất lâu. “Và sau đó, chúng ta mới có thể thật sự đặt vấn đề với các cơ quan kiểm duyệt.” Phiên bản Ròm chiếu tại Busan có một cái kết mở để người xem tùy ý diễn giải, nhưng khi về đến Việt Nam, nó đã có một cái kết khác, theo yêu cầu từ phía kiểm duyệt. Tuy nhiên, trong tuần đầu công chiếu, Ròm đã thu về 2 triệu đô – một tín hiệu đáng cổ vũ cho các nhà làm phim với ý định thử nghiệm những cách kể chuyện táo bạo hơn.

Trần Hiền Vy – một khán giả 21 tuổi đến từ TPHCM – chia sẻ rằng chính cách tiếp cận mới mẻ cùng những chủ đề từ trước đến nay ít được khai thác là cái thu hút những khán giả ở lứa tuổi của chị. “Chúng tôi không sẵn sàng bỏ tiền bạc và thời gian đến rạp để xem những bộ phim làm theo phong cách xưa cũ nữa.”

Kathy Uyên – ảnh NVCC ( theo nguoidothi.net.vn)

Đạo diễn Kathy Uyên cũng cho rằng, Chị Chị Em Em là một ví dụ điển hình cho sự thay đổi này. Cô chia sẻ rằng mình đã “thật sự hạnh phúc” khi tất cả những gì Hội đồng kiểm duyệt yêu cầu chỉ là cắt bớt khoảng 30% một cảnh nóng và bỏ đi 2, 3 câu chửi thề trong phim. Đối với đạo diễn Kathy Uyên, câu chuyện cô kể trong Chị Chị Em Em hoàn toàn không có gì mới mẻ, mà đó là những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta trong cuộc sống thường ngày. Câu chuyện không gây sốc, nó chỉ lạ trên màn ảnh Việt Nam thôi.

Bài viết được dịch từ: https: www.breakingasia.com

Mi Nguyen

Recent Posts

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

12 giờ ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

1 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

2 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

3 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

4 ngày ago