Fashion

Phụ nữ thời xưa mặc gì dưới lớp váy phồng?

Vào năm 2012, trong các món cổ vật tìm thấy tại Lâu đài Lengberg (Đông Tyrol, Áo), các nhà nghiên cứu sử học đã phát hiện một số món đồ trông không khác trang phục lót thời hiện đại là bao. Điều đáng nói là vào khoảng thế kỷ 15 — niên đại được xác định của những món đồ này — áo ngực và quần lót chưa xuất hiện.

 

Mảnh y phục với hình dạng giống áo lót hiện đại được tìm thấy tại Lâu đài Lengbert (Đông Tyrol, Áo).
Những người phụ nữ thời điểm đó thường chỉ mặc chemise hoặc shift dress bên dưới lớp quần áo bên ngoài. Chúng có tác dụng như đồ lót ngày nay.

Áo ngực (bras / brassiere) là một sản phẩm của thời hiện đại, với tuổi thọ chỉ khoảng 100 năm trở lại đây. Vậy trước khi những trang phục lót hiện đại xuất hiện, phụ nữ thời xưa mặc gì dưới lớp váy dài?

1. Quần ống rộng không đáy

Quần lót không đáy không phải một thứ y phục quá mới mẻ. Phụ nữ (và cả đàn ông) đã mặc chúng từ nhiều thế kỷ trước. Loại quần này có nhiều phiên bản khác nhau, nhưng dù tên gọi thế nào thì nhìn chung, chúng đều có đặc điểm “không đáy” với phần xẻ từ khoảng giữa đùi đến thắt lưng.

Loại quần này phổ biến vì nhiều lý do. Lớp y phục ngoài của phụ nữ thời xưa thường rất cồng kềnh, rất bất tiện khi cần đi vệ sinh. Hai tay bận giữ váy, chẳng còn tay nào để kéo đồ lót ra nữa. Đây là lúc quần không đáy phát huy tác dụng!

Ngoài ra, loại y phục này còn được xem là phù hợp với tiêu chuẩn sống “healthy và balance” vì nó giúp giữ vùng kín luôn thông thoáng và không bị bí.

Mãi cho đến giữa thế kỷ 19, loại quần lót có đáy mới xuất hiện. Tuy nhiên, phần đáy quần không được may dính liền mà được cài lại bằng nút.

2. Pannier

Có vẻ như người xưa không mấy quan tâm đến tính ứng dụng của thời trang. Vào cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18, người xưa chuộng “mốt” đeo pannier dưới váy để giúp tùng váy xòe rộng, đồng thời giữ mặt trước và mặt sau váy thẳng thớm, đẹp đẽ.

Những chiếc pannier thường được làm bằng kim loại, bằng ngà, hoặc xương cá voi.

Chiều rộng của pannier không chỉ làm nổi bật thân hình với đường cong quyến rũ của một người phụ nữ mà còn là “dấu hiệu” nhận biết địa vị và giai cấp của người mặc. Một bộ váy được trang trí cầu kỳ và được làm bằng những chất liệu đắt tiền nhất hẳn nhiên cần phải được “trưng bày” để mọi người có thể thấy được. Pannier càng rộng, nhà càng giàu! 

Tuy nhiên, do di chuyển khó khăn, đặc biệt là khi ra vào cửa mà các quý cô chỉ dùng pannier rộng khi dự tiệc hoặc những nghi lễ trang trọng, với lý do đơn giản là cửa sảnh tiệc bao giờ cũng lớn hơn cửa ở nhà.

3. Túi rời đeo dưới váy

Trước khi các loại túi xách và ví cầm tay ra đời, phụ nữ sử dụng loại túi rời đeo dưới váy để đựng những thứ đồ lặt vặt. Những chiếc túi này ra đời vào khoảng thế kỷ 17, đến thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 thì được phổ biến rộng rãi.

Những chiếc túi, đặc biệt là túi rời cho phép người mặc dễ dàng mang theo và cất giấu những vật dụng cá nhân mà không sợ làm ảnh hưởng đến trang phục đang mặc trên người.

Ban đầu, chúng là một phần của lớp y phục bên ngoài. Về sau, những chiếc túi này được “chuyển” vào trong, đeo ngang eo, bên dưới tạp dề hoặc bên trong lớp váy ngoài. Chúng được sử dụng cho đến khi người ta bắt đầu may thẳng túi vào quần áo. 

4. Khung đầm phồng

Vào đầu thế kỷ 19 (1800 – 1820), phụ nữ chuộng những chiếc váy kiểu regency: váy dáng suông, thắt ngang ngực, đuôi váy dài phết đất. Những chiếc váy thời kỳ này thường được làm bằng các loại vải mềm rũ, thoáng mát. 

Đến khoảng giữa thế kỷ 19, thời kỳ Victoria, “mốt” đầm phồng dáng quả chuông (đầm crinoline) lên ngôi. Để tạo dáng cho tùng váy luôn xòe rộng, người ta sử dụng những chiếc khung được làm theo hình dạng cái “lồng” để đeo dưới váy.

Ban đầu, những chiếc lồng này được yêu thích vì chúng không những giúp giữ dáng váy đẹp, tôn lên chiếc eo thon của người mặc, mà còn giúp phân bổ đều trọng lượng của váy, giúp tạo “khoảng không” để đôi chân di chuyển mà không bị vướng vào trang phục lót. 

Tuy nhiên, mốt đầm phồng này cũng mang lại nhiều rắc rối và nguy hiểm. Việc đeo trên người một cái khung cố định to như vậy khiến người mặc gặp không ít bất tiện trong cuộc sống hằng ngày (như đứng lên ngồi xuống, di chuyển,…). Ngoài ra, khung đầm phồng còn nhạy cảm với gió. Nếu gặp một cơn gió đủ mạnh, người mặc có thể bị cuốn đi hoặc bị vấp ngã. Thực tế, những tai nạn và thậm chí những cái chết do khung đầm phồng gây ra không hề hiếm trong thế kỷ 19.

Xem thêm: 5 xu hướng thời trang “chết người” từng được ưa chuộng trong lịch sử

5. Khung “nâng mông”

Hay chính xác hơn, những chiếc khung này (bustle) tạo ảo giác đường cong chữ S cho người mặc. Thời kỳ thịnh hành của mốt đầm dáng chuông crinoline qua đi, thế nhưng phụ nữ vẫn có nhu cầu “khoe khéo” thân hình đồng hồ cát gợi cảm. 

Những chiếc khung đầm phồng lúc này được “tiết chế”, biến thành những chiếc khung kích thước nhỏ hơn (bustle) và chỉ tập trung làm phồng phần sau của váy.

6. Đai kinh nguyệt

Ngày nay, chúng ta đã quá quen thuộc với những sản phẩm vệ sinh phụ nữ chuyên dụng (sanitary products) như băng vệ sinh, cốc nguyệt san, tampons,…Thực tế, vào những thế kỷ trước, băng vệ sinh (pads) đã xuất hiện, thế nhưng chúng còn rất thô sơ và cũng bất tiện khi sử dụng.

Từ sau thập niên 70 của thế kỷ trước, băng vệ sinh mới được cố định vào quần lót bằng những miếng dán. Thời điểm trước đó, người ta sử dụng một thứ gọi là đai kinh nguyệt. Người ta giữ những miếng băng (đôi khi với kích thước tương đương một quyển danh bạ điện thoại) ở “đúng chỗ” bằng cách móc chúng vào một cái đai đeo quanh bụng.

7. Quần lót (brief)

Mãi đến những năm 1930, kiểu đồ lót ôm sát mà phụ nữ sử dụng ngày nay mới ra đời. Theo những thông tin từ Bảo tàng Kinh nguyệt, những ghi chép đầu tiên về quần lót (brief) được tìm thấy trong catalog của chuỗi bán lẻ Sears.

Trước khi trở thành một trong những loại trang phục hằng ngày thì quần lót ôm sát trước đây chỉ được sử dụng vài lần trong một tháng với mục đích cố định băng vệ sinh khi phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt. 

(Hình ảnh: Met Museum)

Mi Nguyen

Recent Posts

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

20 giờ ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

22 giờ ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

2 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

3 ngày ago

Giữa cơn bão Yagi, tình người vẫn sáng ngời

Cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả, tổn…

4 ngày ago

Nguyễn Viên An chia sẻ về quy trình nhượng quyền “trà sữa nướng” Yi He Tang Vietnam

Nếu là một tín đồ “nghiện” trà sữa, chắc có lẽ bạn không thể không…

5 ngày ago