Chuỗi nhà hàng Pizza 4P’s không phải phóng đại mà nói hiện đang là một trong những thương hiệu Pizza nổi tiếng nhất Việt Nam. Chất lượng các món ăn được phục vụ tại đây phản ánh rõ nét sự nỗ lực trong quá trình chế biến cũng như chuẩn bị nguyên liệu.
Từ việc sử dụng sữa tại các trang trại bò tại Đà Lạt, rồi di chuyển đến Cà Mau để làm việc với một trang trại nuôi cua không sử dụng chất hóa học.
Lần tới khi bạn gọi món mì “huyền thoại” spaghetti cua của Pizza 4P’s, bạn sẽ biết nhà hàng này đã tốn bao nhiêu tâm huyết để chiều chuộng vị giác của bạn rồi đấy.
Mặc dù được đánh giá là nhà hàng pizza đắt khách nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên câu chuyện khởi nghiệp của người sáng lập Pizza 4P’s lại bắt đầu từ sự tình cờ: không một ai là chuyên gia về pizza hay nấu ăn.
Pizza là đứa con tự hào của người Ý, nhưng đồng sáng lập của thương hiệu này lại là người Nhật, vợ chồng anh Yosuke và Sanae Mashiko.
Câu chuyện bắt đầu vào một ngày bạn gái của Yousuke nói: “Anh! Sao chúng ta không làm một lò nướng pizza ở sân sau nhỉ?”. Với sự giúp sức của bạn bè, Yousuke đã biến sân sau nhà anh thành một nơi tụ tập của nhóm bạn vào dịp cuối tuần với những chiếc bánh pizza đầu tay. Nơi đó tràn ngập tiếng cười, mọi người thường thi với nhau ai làm pizza ngon nhất và tình bạn ngày càng thắt chặt.
Tuy nhiên sau đó, chính quyền lấy lại khu đất và Yosuke phải tạm gác lại niềm vui này.
Sau này Yosuke sang Việt Nam và làm việc cho một quỹ đầu tư mạo hiểm, trước đó anh theo học ngành xã hội và phim ảnh tại Anh và Úc. Anh và vợ gặp nhau khi làm chung tại quỹ CyberAgent và cùng ấp ủ một kế hoạch khởi nghiệp đột phá.
Với số vốn ban đầu 100.000 USD, Yosuke và Sanae quyết định mở nhà hàng đầu tiên tại Lê Thánh Tôn, TP.HCM. Việc kết hợp giữa hương vị phương Tây và địa phương đã khiến hầu hết bạn bè xung quanh họ đều cảm thấy thích thú. Với phomai, Yosuke nhận thấy rằng, việc nhập khẩu phomai sẽ tăng chi phí trong khi không giữ được vị tươi ngon, và họ quyết định tự làm phomai của riêng mình.
Năm 2012, một thực khách người Ý đã gọi phomai Burrata tươi cho topping của chiếc bánh pizza, và đó là ý tưởng cho Yosuke nghiên cứu đưa món ăn này vào menu của mình. Ngay lập tức, anh đã học cách làm phomai ngay tại nhà hàng ở Lê Thánh Tôn. Trong một bài phỏng vấn báo giới, Sanae đã gọi xưởng sản xuất phomai ban đầu của mình “giống như một phòng thí nghiệm”. Yosuke và Sanae cùng những người bạn đã học cách làm phomai qua Youtube, và sản phẩm ban đầu …trông rất tệ!
Thời kỳ đầu Yosuke lấy sữa của các hộ nông dân xung quanh cơ sở sản xuất của anh tại thị trấn Đơn Dương, cách Đà Lạt 1h chạy xe. Nhưng sau này nhận ra chất lượng sữa vẫn không đạt như mong muốn, anh đã chọn cách mua bò từ Thái Lan về tự nuôi, tự lấy sữa, tự làm phomai, theo một tiêu chuẩn khép kín từ trang trại đến bàn ăn.
Những viên Burrata được làm tại Đà Lạt, ngay lập tức được đóng gói và vận chuyển vào thành phố HCM. Phô mai cực kỳ tươi và Burrata trong tiếng Ý có nghĩa là “viên bơ”, nó có vị béo ngậy, dịu và có mùi bơ, và nó là một sản phẩm đóng dấu “made by Pizza 4P’s”.
“Four piece” (4 miếng), hay là “For Peace” (vì hòa bình)? Theo một bài báo đăng trên New York Times, tên đầy đủ của Pizza 4P’s là “Platform of Personal Pizza for Peace“, phản ánh nỗ lực tiếp tục lắng nghe khách hàng và không ngừng cải thiện trải nghiệm pizza của họ.
Mong muốn của Yosuke và Sanae là đem lại những trải nghiệm phong phú để giúp cho mỗi vị khách khi bước vào mỗi cửa hàng Pizza 4P’s sẽ gặt hái được những điều thú vị và tích cực. Năng lượng tích cực được lan tỏa qua những trải nghiệm ẩm thực và mỗi thực khách khi ra về đều có cảm nhận tích cực dù chỉ là một chút thôi.
Đó là lý do vì sao Yosuke quyết định sự sản xuất phomai của riêng mình mà không nhập khẩu, với mục tiêu là “tươi, giá thành rẻ và an toàn”.
Mọi hoạt động của Pizza 4P’s đều xoay quanh một giá trị cốt lõi duy nhất đó là “Omotenashi”. Cụm từ này có nghĩa là tinh thần chào đón khách với tất cả lòng thành, thể hiện sự hiếu khách của người Nhật.
Nếu bạn đã từng ăn ở Pizza 4P’s 1 lần, bạn sẽ thấy các nhân viên rất chú trọng từng chi tiết rất nhỏ như cách rắc topping và phomai làm sao cho mỗi miếng bánh được cắt ra đều mang đầy đủ các loại topping. Sanae chia sẻ:
Chúng tôi muốn chia sẻ niềm hạnh phúc, vì thế chúng tôi muốn chia bánh sao cho mỗi miếng bánh đều có đủ hương vị của hạnh phúc.
Với không gian mở và thực khách có thể quan sát nhà bếp của Nhà Hàng, sau mỗi buổi ăn, các bạn nhân viên sẽ đưa cho bạn một bảng điện tử để feedback nhằm cải thiện các sản phẩm của mình liên tục.
Pizza 4P’s không quá chú trọng đến quảng cáo. Với những người sáng lập, cách quảng cáo tốt nhất là tạo ra một sản phẩm đủ tốt để các thực khách muốn chia sẻ lại với bạn của họ. Từ trước đến nay truyền miệng vẫn là luôn là cách thức quảng bá thương hiệu tốt nhất.
Hiện nay, nếu muốn dùng bữa tại cửa hàng, có lẽ bạn phải đặt bàn trước một khoảng thời gian. Với độ nổi tiếng bây giờ của họ, thật không quá khó để hình dung các khung giờ vàng đều thường xuyên bị kín chỗ và phải xếp hàng rất lâu mới được vào.
Anh Cao Văn Thắng – founder Gạo Nâu Chụp Ảnh, đã có những nhận định…
Dù có già hay trẻ, xu hướng tính dục là gì, hay mới cưới hoặc…
"Một mùa thu chưa xa" trưng bày 27 tác phẩm theo phong cách trừu tượng.…
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hóa ra một giới thường vượt qua nỗi…
Bạn hoặc người bạn biết, có phải một (hay tổ hợp của nhiều) những kiểu…
Và điều tuyệt vời nhất là chúng hoàn toàn được tính hợp trong chính chiếc…