Explore

Sài Gòn đón 3 toa tàu metro đầu tiên

Sau hơn 10 năm chờ đợi, đoàn tàu đầu tiên (trong tổng số 17 đoàn) của tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đã cập cảng Sài Gòn (khu Khánh Hội, Q.4, TP.HCM) vào sáng 8/10/2020.

Năm 2006, dự án tuyến metro số 1 chính thức được khởi động, do Cục Đường sắt Việt Nam – Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, Công ty cổ phần tư vấn thiết kế GTVT phía nam (Tedi South) là đơn vị được giao lập dự án. Tuy nhiên, do gặp phải các vấn đề về nguồn vốn, nên mãi đến 28/8/2012, tuyến metro số 1 – công trình đường sắt quy mô lớn nhất TPHCM hiện nay – mới chính thức được khởi công.

Sau 8 năm khởi công và nhiều lần trì hoãn, hiện công trình đang ở giai đoạn nước rút để sớm đi vào hoạt động.
Ảnh: Công trường đường Lê Lợi hướng về nhà hát Thành phố

Tuyến metro số 1 có 17 đoàn tàu, với 51 toa, dài gần 20km. Toàn tuyến có 14 nhà ga và 1 nhà depot, chia làm 2 đoạn:

Đoạn metro dưới lòng đất từ chợ Bến Thành đến Ba Son (2,6km), gồm 3 ga ngầm được đặt tại Quận 1 là Bến Thành, nhà hát Thành phố và Ba Son.

Đoạn metro trên cao từ Ba Son đến bến xe miền Đông mới (17,1km), gồm 11 ga trên cao được đặt tại Bình Thạnh (Văn Thánh, cầu Sài Gòn), Quận 2 (Thảo Điền, An Phú, Nam Rạch Chiếc), Quận 9 (Phước Long, Bình Thái), Thủ Đức, khu Công Nghệ Cao, Suối Tiên và bến xe miền Đông.

– 1 nhà depot được đặt tại phường Long Bình, Quận 9.

Ảnh: Nhiếp ảnh gia Minh Hòa tại đoạn bắt đầu metro
Ảnh: Đoạn đường ray 781m từ nhà hát Thành phố đến Ba Son, ngay phía trên là ngã tư Thi Sách.

Trong số 14 nhà ga toàn tuyến, ga ngầm Bến Thành – hay còn gọi là nhà ga trung tâm Bến Thành – là công trình phức tạp nhất. Ga được đặt tại khu vực trung tâm thành phố, xây dựng như một khu phố ngầm trải dài đến ga nhà hát Thành phố theo trục đường Lê Lợi xuống mặt đất.

Ảnh: Toàn cảnh công trường thi công nhà ga chính Bến Thành, hướng trên cao nhìn về phía nhà hát Thành phố.

Ngoài phục vụ hành khách tuyến số 1, ga ngầm Bến Thành còn là điểm trung chuyển, kết nối các tuyến metro khác như tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương), tuyến metro số 3A (Bến Thành – Tân Kiên) và tuyến metro số 4 (Thạnh Xuân – Khu đô thị Hiệp Phước).

Ảnh: Thi công nhà ga chính Bến Thành, trước đây là công viên Quách Thị Trang.

Được thiết kế phù hợp với cảnh quan kiến trúc xung quanh, ga ngầm Bến Thành được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những biểu tượng của TP. HCM, tạo ra diện mạo mới cho khu vực trung tâm TP sau này.

Ảnh: Phần thi công nhà ga ngầm Bến Thành có nơi sâu đến 32m, gồm 4 tầng.

Công trình tuyến metro số 1 đang ở giai đoạn nước rút, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong năm 2021.

Từ đầu năm đến nay, metro số 1 liên tục ghi nhận những cột mốc đáng nhớ về tiến độ. Cụ thể, tháng 2, dự án chính thức thông tuyến từ nhà ga Bến Thành đến depot Long Bình (Suối Tiên). Hai tháng sau, Ban Quản lý đường sắt đô thị đã hoàn trả toàn bộ không gian, mặt bằng phía trước nhà hát Thành phố (đoạn từ đường Đồng Khởi đến đường Nguyễn Huệ) và hoàn thiện cơ bản thi công tầng B1, ga nhà hát Thành phố. Tháng 8, Ban phối hợp liên danh nhà thầu SCC tổ chức triển khai thi công hạng mục kết nối với các nhà ga trên cao tại ga Khu công nghệ cao, chính thức bắt đầu giai đoạn triển khai đồng bộ kết nối các nhà ga với những loại hình giao thông khác xung quanh nhà ga.

Ảnh: Những người hùng metro

Và mới đây nhất, vào 8/10/2020, đoàn tàu đầu tiên của tuyến metro số 1 đã về đến cảng Sài Gòn.

Xuất phát từ cảng Osaka (Nhật Bản), sau 8 ngày lênh đênh trên biển, tàu Bayani chở đoàn tàu metro số 1 đã vào đến phao số 0 trên vùng biển Vũng Tàu sáng sớm 8/10.
Đúng 8h sáng, tàu Bayani cập cảng Sài Gòn.
Mỗi toa tàu dài 20750mm, rộng 2950mm. Ấy vậy mà “lọt thỏm” trong lòng tàu hàng.
Ảnh: Toa tàu đầu tiên được bốc dỡ và hạ xuống xe siêu trường siêu trọng.
Ảnh: Cận cảnh toa tàu thứ 2 chuẩn bị được dỡ khỏi tàu hàng.
Sau khi đã an toàn rời khỏi tàu hàng, ngày 10/10, 3 toa tàu lên đường về depot Long Bình (Q.9).
Ảnh: Toàn cảnh depot Long Bình
Sau khi về đến depot, các toa tàu được cho đáp ray.
Ảnh: Toa tàu được di chuyển bởi 4 sợi dây cáp nối vào 2 xe cẩu
Toa tàu 36,6 tấn được nhấc bổng “nhẹ nhàng”, chuẩn bị cho cú chạm lịch sử.
Để bảo đảm bánh xe được đặt khớp vào đường ray đòi hỏi tính chính xác rất cao trong khâu sản xuất toa (ở Nhật) và lắp đặt đường ray (ở VN).
Ảnh: Hồi hộp trước “giờ G”.
Cú Chạm Đường Ray đi vào lịch sử, đánh dấu cột mốc của Metro Việt Nam.

Bài viết sử dụng ảnh từ tác giả Minh Hòa (Minh Hòa Photography).

Mi Nguyen

Recent Posts

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

1 ngày ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

2 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

3 ngày ago

#Nghĩ: Tương lai của sự lãnh đạo thuộc về nữ giới hay phải linh hoạt?

Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…

3 ngày ago

7 phong cách sống hạnh phúc – Bạn là người chơi hệ nào?

Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…

3 ngày ago

Hoạ sĩ Nguyễn Việt Anh và Mifa chia sẻ góc nhìn về triển lãm tranh “Những địa hạt phù du”

"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…

5 ngày ago