#Nghĩ là series về những vấn đề, hiện tượng cần được quan tâm trong xã hội từ trước đến nay.
Những người gầy ốm “trơ xương” cũng là nạn nhân của những vấn nạn miệt thị ngoại hình. Tuy vậy, điều khó hiểu ở đây là rất ít những người lên tiếng bảo vệ họ. Ngược lại, dường như việc phán xét họ là điều chấp nhận được vì “ai cũng ước được ốm đi, ăn uống thoải mái mà không tăng cân”. Thành thử những câu nói đùa body-shaming dành người gầy thường bị xem là bình thường.
Skinny-shaming (tạm dịch: miệt thị ngoại hình người gầy), là hành động chế giễu, phê phán hoặc hạ thấp giá trị của những người có thân hình gầy gò. Dù ít được thảo luận hơn so với fat-shaming (miệt thị ngoại hình người thừa cân), nhưng skinny-shaming cũng gây ra những tác động tiêu cực về tâm lý và cảm xúc tương tự.
Những người gầy bị miệt thị ngoại hình thường phải nghe những bình luận ác ý như “gầy trơ xương” hay “ăn nhiều vào“, khiến họ cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình. Khi người gầy bị chê xấu về ngoại hình của họ, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến sự tự tin của bản thân người đó, mà còn có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần, như lo âu và trầm cảm.
Điều này cho thấy, việc phán xét cơ thể người khác dưới bất kỳ hình thức nào đều không chấp nhận được và cần phải được lên án. Sẽ có vô vàn lý do khiến ai đó có cơ thể lớn, nhỏ, hoặc đâu đó ở giữa. Những lý do này có thể bao gồm cơ địa khó hấp thu, lựa chọn về ăn uống và lối sống, tình trạng y tế, các vấn đề về sức khỏe tâm thần, sử dụng dược phẩm, khuyết tật hữu hình hoặc vô hình, chấn thương hiện tại hoặc quá khứ, và các thói quen hoặc nghiện ngập hiện tại hoặc trước đây.
Ngay cả khi chúng ta biết hoặc nghĩ rằng mình biết lý do tại sao người gầy đó lại ra nông nỗi đó, thì ta cũng không đủ tư cách để đưa ra những bình luận về cơ thể, thực phẩm, hoặc lối sống của họ. Ngoại lệ duy nhất là khi họ tìm đến ta vì là một chuyên gia y tế, hoặc chính họ là người yêu cầu chúng ta đưa ra ý kiến.
So với fat-shaming thì skinny-shaming ít được mọi người thảo luận hơn khi hầu hết các phong trào lên án việc body-shaming đa số sẽ hướng đến những người thừa cân nặng. Tình trạng phổ biến trong xã hội hiện đại. Trong khi đó chuẩn mực về cái đẹp ngày nay là những người phụ nữ có đường cong xinh đẹp, thân hình mỏng manh. Và mọi người nỗ lực khá cực khổ để có thể đạt được các chuẩn mực tiêu chuẩn như vậy bao gồm luyện tậm, ăn kiêng…
Vậy nên khi một ai đó, chỉ số ít thôi, nói rằng họ “ăn hoài mà không mập nỗi”, “muốn tăng cân” thì nó không giống như một lời than thở mà với rất nhiều người nghe, các câu nói này sẽ mang theo ẩn ý “ngầm ra vẻ”, khoe khoang hình thể. Mọi chuyện tệ hơn nếu như ngay sau đó họ bị những người khác tấn công trở lại bằng những cụm từ mang sắc thái ganh tỵ, chế giễu về việc không biết nghĩ đến tâm trạng của người nghe.
Với những người gầy nhạy cảm, sau trường hợp đó họ sẽ cố gắng không thể hiện tình trạng cơ thể của mình với người khác nữa. Ngoài ra vì tình trạng của bản thân thuộc về số ít hơn trong xã hội nên ngoài cảm xúc, các vấn đề khác liên quan đến skinny-shaming cũng ít được mọi người quan tâm, chia sẻ hơn. Nhiều chuyên gia cũng lưu ý quan điểm này, họ cũng cảnh báo rằng ta không nên so sánh giữa fat-shaming và skinny-shaming vì điều này có thể dẫn đến những hiểu lầm nguy hiểm.
Alexis Conason, một nhà tâm lý học lâm sàng ở New York và là tác giả của cuốn sách The Diet-Free Revolution, cho biết rằng việc hạ thấp giá trị của bất kỳ ai vì kích thước cơ thể của họ đều là có hại, ngay cả đối với những người được cho là có cơ thể phù hợp với các chuẩn mực về sắc đẹp: “Bởi vì chúng ta sống trong một nền văn hóa lý tưởng hóa cơ thể gầy, nên chúng ta thường nghĩ rằng ai cũng hạnh phúc nếu họ gầy.” Nhưng thực tế là, bất kỳ ai trong số chúng ta cũng có thể gặp khó khăn với hình ảnh cơ thể của mình.
Jennifer Rollin, người sáng lập Trung tâm Rối loạn Ăn uống tại bang Maryland, Mỹ, cảnh báo rằng những bình luận về cân nặng, mặc dù có thể được coi là lời khen với một số người, nhưng có thể gây tác động xấu đối với những ai dễ bị rối loạn ăn uống: “Bạn không bao giờ biết được những gì mà một người đang trải qua phía sau vẻ ngoài của họ, ngay cả khi cơ thể người đó phù hợp với những gì xã hội coi là ‘lý tưởng’“, cô nói.
Chúng ta cần biết rằng việc Skinny-shaming (dù người đó có mắc rối loạn ăn uống hay không), vẫn là ta đang miệt thị ngoại hình của họ. Việc đưa ra ý kiến không được người nghe yêu cầu, về cơ thể, thói quen ăn uống với người gầy mang đến những cảm xúc tương tự đối với những người thừa cân.
Cho dù vài người bào chữa cho hành động của mình là: “Nhưng có thể những người bình luận chỉ đang cố gắng giúp đỡ thôi mà” thì điều này cũng cần một sự tinh tế hoặc sự gần gũi mang nhiều tin tưởng đối với người nghe. Nếu không bạn sẽ là kiểu “Virtue Signalling” (tạm dịch: tỏ vẻ đạo đức), khi những lời nhận định không thật sự chân thành hoặc chỉ nhằm mục đích phô trương, thoả mãn mong muốn được phê phán của bản thân.
Khía cạnh tâm lý của những người bị skinny-shaming
Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nói: “Hạnh phúc là khi chúng ta được sống đúng với chính mình. Bạn không cần người khác phải thừa nhận điều đó, chỉ cần bạn hiểu và hạnh phúc là đủ đầy.” Cảm thấy yêu cơ thể của mình nên là điều phổ quát. Mọi người có hình thể dù là gầy hay đầy đặn, đều xinh đẹp nếu bạn tin tưởng và hiểu rõ về bản thân mình.
Quá khứ đã cho chúng ta thấy con người là những sinh vật thích phán xét người khác, hoặc ít nhất là để cảm thấy mình vượt trội hơn hoặc để thỏa mãn cái tôi của mình. Điều này không có nghĩa là bạn nên chấp nhận những lời chỉ trích đấy. Dù ai đó đang gầy hay đầy đặn, cao hay thấp; thì tất cả chúng ta đều đẹp theo cách riêng của mình.
Nếu bạn từng bị miệt thị ngoại hình, bị skinny-shaming, miễn bản thân mình khỏe mạnh và chăm sóc tốt cho chính mình, thì cũng không nên quá bận tâm hay lo lắng. Còn nếu bạn cảm thấy bản thân cũng muốn thay đổi thì có thể tìm hiểu và thử cố gắng một cách tích cực, thoải mái theo một số chế độ ăn uống, luyện tập theo các lời khuyên của những chuyên gia để cải thiện bản thân tốt hơn.
Khía cạnh sức khoẻ nếu bạn bị skinny-shaming
Thông thường mọi người sẽ dựa vào chỉ số đo lường béo, gầy là BMI để xác nhận xem mức độ nghiêm trọng của ngoại hình đến sức khoẻ: BMI = trọng lượng cơ thể (kg) / (chiều cao x chiều cao (m). Kết quả sẽ theo tiêu chuẩn sau:
Việc quá gầy ngoài chịu skinny-shaming, sức khoẻ của bạn có thể sẽ còn phải đối mặt với chuyện suy dinh dưỡng (mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng, thiếu máu hoặc thiếu hụt các vitamin thiết yếu…); Giảm chức năng miễn dịch; Loãng xương; Vô sinh; Chậm phát triển… Bằng cách thực hiện một số điều chỉnh trong chế độ ăn uống và lối sống, bạn có thể cải thiện cân nặng, sức khoẻ:
Mối quan hệ mập mờ nghe có vẻ lý tưởng. Nhưng điều đó không có…
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…