Lifestyle

Sống chân thực, và hãy ngừng rao bán chính mình

“Sống thật hơn”, “Tôn vinh bản sắc” hay “Hãy tìm kiếm con người thật của bạn” là những cụm từ có thể bắt gặp ở khắp mọi nơi trên internet trong vài năm trở lại đây. Nhưng như thế nào mới là ‘sống thật hơn’? Và quan trọng hơn, làm thế nào để biết được nếu ta có đang không thành thật với chính mình?

Tính chân thực là gì?

Tính chân thực (authenticity) là một khái niệm bắt gặp trong nhiều lĩnh vực – tâm lý học, tâm thần học hiện sinh, mỹ học, và triết học hiện sinh. Hiểu đơn giản, trong cuộc sống hàng ngày, có thể ta sẽ phải điều chỉnh tư duy và hành vi của mình cho phù hợp với những môi trường khác nhau. Nhưng cho dù có biến hóa đến đâu thì ta cũng cần đảm bảo rằng những gì mình thể hiện bên ngoài không chống đối lại niềm tin, mong muốn, và những giá trị cốt lõi bên trong. Đó là lúc chúng ta sống thật với chính mình.

Chân thực là một trong những phẩm chất đáng quý, không chỉ giúp bản thân một người trở nên tốt đẹp hơn, mà nó còn ảnh hưởng đến cách họ cư xử với người xung quanh. Sống thật với chính mình, và mình sẽ trung thực với mọi người, như Shakespeare đã ‘mượn lời’ Polonius trong Hamlet:

Điều này quan trọng hơn cả: Hãy chân thực với chính con, Và như vậy thì cũng như đêm sẽ theo ngày, Con sẽ không thể giả dối với bất kỳ ai khác.

(This above all: to thine own self be true, And it must follow, as the night the day, Thou canst not then be false to any man.)

Ngược lại, không chân thực là khi chúng ta ưu tiên đặt để những thứ bên ngoài lên trên giá trị, niềm tin, mơ ước, và nhu cầu của bản thân. Nôm na, không chân thực cũng giống như khi bạn đem rao bán chính mình để đổi lấy vật chất, danh tiếng, sự chú ý, hoặc sự chấp nhận từ người khác.

Khi nào chúng ta đánh mất sự chân thực?

Sống thật với bản thân là một trạng thái lý tưởng, một mục tiêu cao đẹp. Nhưng cho dù đã đạt đến ‘cảnh giới’ này, chúng ta cũng sẽ gặp khó khăn trong việc giữ vững sự chân thực đó. Ta hoàn toàn có thể đưa ra những quyết định sai lầm vào bất kỳ thời điểm nào trong đời. Không sao! Chẳng ai hoàn hảo. Chỉ cần chúng ta nhận thức được khi nào mình đang sắp sửa đánh mất đi sự chân thực. Một số biểu hiện có thể kể đến:

Ưu tiên hàng đầu là kiếm thật nhiều tiền bằng mọi cách, cho dù có phải làm những thứ trái với lương tâm
Bị ám ảnh với số người theo dõi hoặc người đăng ký mới trên mạng xã hội
Để người khác đưa ra quyết định cho những việc liên quan đến mình
Làm theo đám đông vì sợ khác biệt sẽ không được chấp nhận
Chạy theo trào lưu bất chấp cho dù bản thân thấy chúng không có nhiều ý nghĩa

Ảnh: Sean David Williams

Xây dựng một hình ảnh đẹp đẽ và hoàn hảo hết mức có thể, không chấp nhận những khía cạnh ‘xấu xí’ hơn của mình
Bắt chước phong cách hoặc lối sống của ai đó mình hâm mộ cho dù nó không phù hợp
Phớt lờ cảm xúc và trực giác của mình
Sợ bị tổn thương, sợ phải bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ, niềm tin của mình
Cân nhắc các yếu tố bên ngoài (tiền bạc, danh tiếng, độ chú ý, sự chấp nhận) để đưa ra quyết định

Ngừng rao bán bản thân

Không chân thực khác với việc định giá bản thân. Trong môi trường chuyên nghiệp, chúng ta cần làm nổi bật tài năng, ưu điểm của mình, sau đó dùng nó để ‘mời chào’, tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp và để cống hiến cho thế giới.

Những gì chúng ta đang trưng bày ra đó là những thứ được hình thành và phát triển từ nền giá trị bên trong, khác với việc đem chính mình ra làm vật trao đổi. Rao bán bản thân, hay sống không chân thực, là một cách làm tổn hại đến tính toàn vẹn cá nhân – chúng ta để những thứ bên ngoài thay vì những phẩm chất bên trong quyết định chúng ta là ai và chúng ta nên trở thành người như thế nào.

Ảnh: Kalle Wolters

Đáng tiếc là, không có một hướng dẫn cụ thể nào để đạt được tính chân thực, vì mỗi người sẽ có một tiêu chuẩn khác nhau về việc thật đến mức nào và thật so với cái gì. Thực tế, không phải ai cũng có đủ tự do để đưa ra những quyết định mang tính chân thực, cũng như cuộc sống không phải lúc nào cũng đủ thuận lợi để chúng ta có thể tùy ý lựa chọn có sống thật với bản thân hay không.

Trong một số tình huống cụ thể thì chính những quyết định đi ngược lại với giá trị bên trong đó mới là thứ giúp chúng ta có thể tiếp tục đi tới. Nhưng trong những hoàn cảnh may mắn hơn – khi không phải đối mặt với những tình huống mang tính chất sống còn – thì sống chân thực là điều nên làm.

Có được sự chân thực rất khó, nhưng để mất nó đi lại vô cùng dễ dàng. Tiền bạc, danh tiếng, và sự ngưỡng vọng của người khác sẽ giúp lấp đầy nhu cầu được an toàn và được kiểm soát của chúng ta, nhưng liều thuốc này chỉ có tác dụng trong ngắn hạn. Hãy học cách nói Không đúng lúc và vạch ra những ranh giới rõ ràng để bảo vệ tính toàn vẹn của mình.

Xem thêm:
Phá vỡ thói quen xấu từ bên trong
Thoát khỏi ‘người yêu’ trong một mối quan hệ độc hại
Lợi ích “cực thích” của việc đặt ra mục tiêu
Khi mỗi chúng ta đều là một tấm gương soi cho người khác

Mi Nguyen

Recent Posts

Mai Ngọc Linh – Founder của LaBase: Sự khác biệt giữa kinh doanh trên sàn thương mại và dịch vụ trong ngành làm đẹp

Thương hiệu LaBase Cosmetics & Spa của chị Mai Ngọc Linh đã làm thế nào…

5 giờ ago

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

1 ngày ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

4 ngày ago