Culture

Sukiyabashi Jiro – Ngôi đền Sushi, nơi chỉ dành cho những người “xứng đáng”

Tọa lạc trong khu Ginza sang trọng bậc nhất của Tokyo, nhưng nơi được mệnh danh là “Nhà hàng Sushi ngon nhất thế giới” lại có vẻ ngoài vô cùng khiêm tốn, giống như tinh thần của người sáng lập nơi đây – ông Jiro Ono.

Nghe qua cái tên, hẳn mọi người sẽ nghĩ đây là một nhà hàng đông đúc với nhiều người ra vào tấp nập nhưng thực ra không phải vậy. Để có thể được đặt tay lên những “kho báu” của nhà hàng, bạn phải có mối quan hệ nhất định, đặt trước hàng tháng, có khi hàng năm trời. Nhà hàng Sukiyabashi Jiro được gọi là kho báu quốc gia của xứ sở Phù Tang. Nơi đây luôn để biển hiệu “Đủ khách” luôn sáng trưng và khiến hơn 10.000 thực khách nội địa lẫn du lịch phải thất vọng mỗi tháng.

Ảnh: jokuti

Những miếng Sushi ngon nhất thế giới

Người dân Nhật vẫn truyền miệng nhau rằng chính nơi đây, dưới tay nghề của đầu bếp huyền thoại Jiro Ono, 95 tuổi, đã phục vụ món sushi ngon nhất thế giới. Bậc thầy thuận tay trái Jiro Ono đã với những kỹ thuật vô cùng uyển chuyển và nhanh nhẹn luôn là màn trình diễn độc nhất vô nhị đối với những thực khách “may mắn” được đến nơi đây.

Đằng sau những ô cửa sổ mờ đục với những thanh gỗ truyền thống, nhà hàng có vẻ ngoài khá khiêm tốn với số lượng chỗ ngồi chỉ có thể phục vụ tầm 10 khách, được xếp ở ngay quầy ăn. Sau đó, ông cùng cậu trai của mình khoác lên bộ kimono trắng, nấu những món ăn độc đáo gồm 20 món khác nhau với giá khoảng 200 euro.

Ảnh: Sukiyabashi Jiro

Thực sự thì đây là con số khá khiêm tốn đối với một bữa ăn sushi cao cấp tại Nhật (có những nơi có giá lên đến 400 USD), nên để được ăn ở nơi đây, vấn đề mà bạn cần quan tâm không hẳn là tiền, mà là chỉ số “may mắn”.

Nơi check in của những người có địa vị cao

Cùng với những người sành ăn ở Tokyo hoặc những du khách tò mò, bạn sẽ tìm thấy những cái tên vĩ đại nhất trong nền ẩm thực toàn cầu: Alain Passard, Massimo Bottura, Joel Robuchon, Rene Redzepi và Alain Ducasse. Barack Obama, khi đó vẫn còn là tổng thống Hoa Kỳ, thậm chí còn dùng bữa với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại nhà hàng của Jiro Ono vào năm 2014.

Tất cả những vị khách đến đây đây đều có đặc quyền ngồi trên những chiếc ghế gỗ và nếm thử những món ăn được chế biến trang nhã bao gồm cá tươi có nguồn gốc chỉ vài giờ trước đó tại chợ cá Tokyo.

Ảnh: Wikipedia

Người canh gác giá trị truyền thống Nhật Bản

Cá hồi, bạch tuộc, mực nang, cá ngừ, nhím biển,…đều là những nguyên liệu có trong thực đơn với nhiều sự kết hợp được thiết kế để đem lại trải nghiệm độc nhất cho thực khách. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng, bậc thầy sushi có thể không áp đặt quy định về trang phục cho du khách của mình, nhưng điều đó không có nghĩa là họ muốn làm gì thì làm. Ông tôn trọng văn hóa của truyền thống thời Edo (1603-1868).

Trên website của ông có đề cập: “Sushi có nguồn gốc là các món ăn bình thường được phục vụ tại nhà hàng vào thời Edo … khách hàng sẽ nhanh chóng ăn sushi bằng tay, uống một chút trà , lau tay trên màn noren, và rời khỏi quầy hàng ăn”. Ông cũng nhắc nhở khách rằng: “trò chuyện trong bữa ăn và chia sẻ rượu sake với nhau, mặc dù cơ bản về nguồn gốc của các nhà hàng và quán rượu, nhưng đây không phải là phong tục của các nhà hàng sushi”.

Ảnh: Sukiyabashi Jiro

Nếu bạn có suy nghĩ là sẽ tự nêm nước chấm cho mình thì nhanh chóng quên ngay đi. Vì tại nhà hàng của Jiro, bạn sẽ không tìm thấy bất kỳ loại nước tương nào trên quầy. Sushi được nêm nếm trước với nước tương nikiri một cách tinh tế để không làm sai lệch hương vị của giấm, cơm hoặc cá. Bạn cũng sẽ không tìm thấy những dấu vết nhỏ nhất của gừng hoặc wasabi.

Bạn sẽ không được tự chọn Sushi cho mình mà những gì bạn được ăn sẽ do Jiro quyết định, việc duy nhất bạn cần phải làm chỉ là ăn sushi và thưởng trà mà thôi.

Jiro cũng muốn mọi người tôn trọng không gian linh thiêng của ngôi đền sushi bằng việc cấm máy quay ở trong khu vực này: “Cách chắc chắn duy nhất để thưởng thức sushi của Jiro là tập trung vào bữa ăn. Khi bạn rời đi, chúng tôi rất vui lòng được chụp ảnh kỷ niệm cho bạn ở ngưỡng cửa”.

Ảnh: supertastermel

Câu chuyện bị tước mất 3 sao Michelin do…kén khách

Nhận được 1 sao thôi đã là niềm mơ ước cả đời của bất kỳ chủ nhà hàng nào, và chỉ cần 1 sao thôi là tên tuổi của nhà hàng cũng đã lên một tầm cao mới trong giới ẩm thực. Thế nhưng Sukiyabashi Jiro lại vinh dự được dành tặng cho tận 3 sao Michelin.

Người đầu bếp giỏi thường sẽ có những quy tắc rất riêng, mặc dù được mọi người ca ngợi là thế, nhưng ông vẫn không mảy may để nó ảnh hưởng đến cảm xúc của mình mà chỉ tập trung làm những món sushi ngon nhất. Cũng vì vậy mà vừa qua, nhà hàng của ông đã bị tước mất 3 sao Michelin. Nhưng điều đó dường như không khiến ông mảy may quan tâm, có lẽ đối với ông, danh hiệu này có hay không có cũng chẳng quan trọng.

Mặc dù được mọi người ca ngợi, nhưng Jiro không quá quan tâm

“Chúng tôi nghe được rằng cửa hàng không chấp nhận các yêu cầu đặt bàn từ công chúng, điều này nằm ngoài phạm vi hoạt động của chúng tôi”, phát ngôn viên của Cẩm nang Michelin thông báo khi công bố phiên bản mới nhất của họ tại Tokyo.

Tình yêu đối với sushi

“Liệu người ta có thể nào yêu một lát cá sống hơn cả yêu ai đó không?” – câu hỏi hài hước ấy của người dẫn chuyện trong bộ phim “Jiro: Dreams of sushi” chính là sự khắc họa chính xác nhất về ông chủ nhà hàng – Jiro Ono.

Nhỏ người và trầm lặng, Jiro gây ấn tượng với người khác bởi thái độ dửng dưng với mọi lời ca tụng lẫn giải thưởng danh giá người ta trao tặng cho ông. Trái lại, xuyên suốt các bộ phim tài liệu, phỏng vấn, Jiro chỉ tập trung nói về tình yêu của mình với nghệ thuật sushi.

“Ý tưởng về việc làm sushi đến với tôi vào mỗi giấc ngủ. Trong mơ, việc sáng tạo sushi của tôi được thành hình”.

Jiro Ono

Sushi dường như đã trở thành hơi thở, máu thịt của Jiro, sinh ra trong một gia đình nghèo khổ với người bố nát rượu, từ năm 9 tuổi, ông đã phải rời nhà để tự kiếm cơm. “Không có nhà để nghĩ đến chuyện trở về”, với suy nghĩ đó, Jiro đã khởi nghiệp bằng công việc phụ giúp cho một cửa hàng sushi truyền thống. Rồi sau đó ông tiếp tục sáng tạo ra những tinh hoa để đời cho nền ẩm thực thế giới liên tục trong…86 năm.

Bình Viết Gì

Sharing Good Stuff

Recent Posts

Hoạ sĩ Nguyễn Hoài Hương đưa người xem vào “Cõi An Thường” qua các bức hoạ sơn mài

Triển lãm của Nguyễn Hoài Hương là lời khẳng định cho sự nỗ lực trong…

3 giờ ago

Xem chỉ tay: Từ góc nhìn khoa học và cách bói đúng

Thuật xem chỉ tay đã cuốn hút con người suốt nhiều thế kỷ bởi lời…

1 ngày ago

10 luật bất thành văn dành cho những cặp đôi có mối quan hệ mập mờ

Mối quan hệ mập mờ nghe có vẻ lý tưởng. Nhưng điều đó không có…

2 ngày ago

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

4 ngày ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

4 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

5 ngày ago