Lifestyle

#NgườiLớnĐiLàm: Tại sao các bạn lại làm việc marketing?

Trẻ con đi học, còn #NgườiLớnĐiLàm cùng chuỗi bài viết chia sẻ kinh nghiệm và tổng hợp các bí quyết hữu ích nơi công sở của TML.

“Tại sao bạn lại bắt đầu và tiếp tục làm công việc liên quan đến marketing?” – đây là câu hỏi của một bạn, được đăng ở topic này trong nhóm UAN Marketing.

(Bài viết này chia sẻ quan điểm làm việc linh tinh thôi chứ không có gì sâu sắc hay chuyên môn. Mất tầm 5-10 phút đọc chậm.)

Tất cả các doanh nghiệp đều đang làm marketing, dù ít dù nhiều, dù có ý thức hay vô thức, dù có thừa nhận hay không thừa nhận. Tất cả các doanh nghiệp được thành lập ra với mục đích bán một thứ gì đó, dù nó có chứa đựng đam mê trong đó hay không, dù chủ doanh nghiệp có thích hay không thích nó.

Tất cả các doanh nghiệp mở ra đều cần trả lời các câu hỏi:

– Doanh nghiệp mình muốn / thích bán cái gì
– Doanh nghiệp mình có đủ năng lực sản xuất và bán thứ mình muốn / thích bán hay không
– Thị trường có cần thứ mà mình muốn / thích bán không
– Thị trường có sẵn người mua chấp nhận trả tiền mua thứ mình muốn / thích bán không

Cơ bản, doanh nghiệp được thành lập với mục tiêu giải quyết một nhu cầu, một vấn đề gì đó của xã hội (bán thứ gì đó mà người ta cần và sẵn lòng trả tiền để mua). 

Có thể định nghĩa nhu cầu xã hội này dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong kinh doanh, yếu tố thương mại là tất yếu. Từ yếu tố cốt lõi này, người ta mới hình thành nên chủ nghĩa tiêu thụ (hay xã hội tiêu dùng). Nền tảng xã hội được xây dựng quanh các hoạt động tiêu thụ, mua sắm, vui chơi, giải trí và doanh nghiệp sản-xuất để phục vụ các hoạt động đó.

Con người là một thứ sinh vật kỳ lạ. Cả chiều dài phát triển của con người qua hàng nghìn năm có một thứ mà chúng ta gọi là văn minh

Văn minh là thứ tạo ra sự khác biệt lớn lao giữa người và những loài sinh vật khác, đưa loài người đứng đầu chuỗi thức ăn và nắm trong tay quyền phán quyết tất cả mọi thứ. Chủ nghĩa tiêu thụ được con người tạo ra trong quá trình tạo ra 8000 thứ xã hội phức tạp đầy tính mâu thuẫn khác trên đời.

Văn minh là thứ phục vụ cho yếu tố tiện lợi của cuộc sống. Nó không chỉ bao gồm những thứ như truyền thống, nghi thức, quy tắc đạo đức, những thể loại giá trị xã hội mà còn là phương tiện để đi đến một cuộc sống không bị giới hạn bởi bất kỳ thứ gì.

Khoa học phát triển và những tiến bộ của khoa học đem vào khai thác kinh doanh phục vụ cuộc sống đầy tham vọng của con người như một điều tất yếu. Giữa đủ nhu cầu cầnvượt quá kỳ vọng của nhu cầu là một câu chuyện rất dài của trí tưởng tượng. Không bao giờ là đủ là một cụm từ đúng đắn khi chỉ về thứ mà chúng ta cần.

What customer needs, wants and demands là một nguyên lý trong marketing hiện đại. 

Cơ bản, kinh doanh trong kỷ nguyên hiện đại là ngành xác nhận nguyên lý cốt lõi chính là không ngừng phát triển và nâng cấp sản phẩm, đặt khách hàng là trọng tâm. Kinh doanh cần đặt toàn bộ nhu cầu, mong muốn và những đòi hỏi của khách hàng vào mục tiêu phát triển để cung cấp sản phẩm nằm trong kỳ vọng và ngoài kỳ vọng. Thị trường vận hành theo quy luật phát triển và loại trừ như vậy.

Marketing chung quy chỉ là một mặt của kinh doanh và marketing cần tuân thủ theo đúng luật chơi của môi trường kinh doanh. Một doanh nghiệp từ khi có ý định bắt đầu vào thị trường đã phải lưu ý đến 4P và đưa marketing vào đủ các bước từ sản phẩm (production), vận hành (operation) cho đến truyền thông (communications).

Là một marketer với nhiều hoài bão lớn lao, product concept tốt là thứ giúp chúng ta quyết định có muốn làm việc ở một doanh nghiệp hay không. 

Đó có thể là một ý tưởng kinh doanh đầy tính trách nhiệm xã hội; đó có thể là một ý tưởng kinh doanh mang tầm vóc văn hoá với tham vọng phát triển và truyền bá văn hoá; đó cũng có thể là một ý tưởng kinh doanh dựa trên nền tảng khoa học với mong muốn tiết giảm sự lãng phí tài nguyên; hoặc đó cũng có thể là một ý tưởng tạo ra một phương thức tiêu dùng mới thay đổi toàn bộ cách vận hành cũ kỹ,… 

Có nhiều lý do để chúng ta đánh giá một doanh nghiệp, từ bước họ có một ý tưởng và chọn cho mình mô hình kinh doanh phù hợp, kế đó là nguồn lực và thời điểm để họ có thể vận hành ý tưởng của họ, đưa nó vào thực tế. Quá trình đưa ý tưởng vào thực tế này có khi là sáu tháng, có khi là ba năm, có khi là vài ba mươi năm, năm mươi năm hoặc lâu hơn nữa. Nguồn lực và tính thời điểm là thứ mà tham vọng của con người đôi khi không thể cưỡng cầu.

Nói loanh quanh để lý giải cho một điều duy nhất có rất nhiều doanh nghiệp ngoài kia đang có những sản phẩm/dịch vụ tốt mà nhiều người chưa biết đến. Chưa được biết đến bởi vì nguồn lực không đủ, thời điểm chưa tới, vân vân và vân vân. Có rất nhiều yếu tố để quyết định chuyện được biết đến, nhưng nó không phải nằm hoàn toàn ở communications.

Đôi khi chúng ta nhảy vào làm marketing bởi vì chúng ta chỉ mới nhìn thấy được marketing là communications, là advertising, là PR, là những giá trị tốt đẹp.

Marketing không chỉ bao gồm mỗi hoạt động quản trị truyền thông mà còn là những thứ sâu xa hơn trong hoạch định chiến lược sản phẩm và phát triển bền vững. Marketing không phải là nói về tiền tiền, mà là nói về rất nhiều tiền. Marketing rất thực tế, bởi vì nó đốt tiền ở hiện tại để tạo ra nhiều tiền hơn trong tương lai. 

Ngân sách của marketing là ngân sách đầu tư – một đồng cần đáng một đồng. Marketing chắc chắn là một chuỗi những hoạt động để khuyến khích bán, bởi đó là lý do mà marketing xuất hiện trong toàn bộ chuỗi hoạt động của doanh nghiệp. Thực chất, khi không có khái niệm được gọi tên là “marketing” thì doanh nghiệp cũng đã nỗ lực để có thể bán, bởi vì đó là lý do doanh nghiệp xuất hiện và tồn tại – bán và chăm sóc quan hệ khách hàng để bán tiếp.

Để thoát khỏi chuyện nỗ lực bán hàng, cố gắng để người ta mua hàng của mình, marketing có một phân mảng mà chúng ta gọi là branding.

Ở hoạt động này, dựa trên toàn bộ marketing program, branding xuất hiện với vai trò đặt ra các nền tảng về giá trị và phát triển giá trị để tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu. Về lâu dài, branding là hoạt động tiêu tiền, là hoạt động được đầu tư để phát triển bền vững, để doanh nghiệp không phải bán bằng mọi cách.

Tại sao bạn lại bắt đầu và tiếp tục làm công việc liên quan đến marketing?

… hay làm thế nào để chúng ta làm marketing và thấy vui?

Bước đầu tiên, chúng ta cần nhìn thấy ngành mình làm, mình sẽ ở đâu trong ngành đó, ở vị trí nào thì chúng ta thấy mình hạnh phúc.

Mà nói về hạnh phúc, cơ bản lại là một khái niệm rất mông lung. Con người lúc nào cũng phức tạp mà nhỉ.

Xem thêm:
#NgườiLớnĐiLàm: Gửi một hồ sơ xin việc và bắt đầu làm quen với nhà tuyển dụng (P1)
#NgườiLớnĐiLàm: Gửi một hồ sơ xin việc và bắt đầu làm quen với nhà tuyển dụng (P2)
#NgườiLớnĐiLàm: Câu chuyện về dịch vụ ‘vượt quá mong đợi’
#Nghĩ x #NgườiLớnĐiLàm: 6 nhân vật của vở kịch ‘Bắt Nạt Nơi Công Sở’

Phan Hai

Recent Posts

Mai Ngọc Linh – Founder của LaBase: Sự khác biệt giữa kinh doanh trên sàn thương mại và dịch vụ trong ngành làm đẹp

Thương hiệu LaBase Cosmetics & Spa của chị Mai Ngọc Linh đã làm thế nào…

3 giờ ago

#Nghĩ: Những ngày không dùng mạng xã hội sẽ dạy ta được điều gì?

Ngày càng nhiều người lựa chọn việc giảm tần suất sử dụng hay bỏ hẳn…

1 ngày ago

Á hậu Phạm Hồng Thuý Vân gia tăng thu nhập bằng cách tạo ra giá trị cho xã hội

Trong tập 5 của podcast Extra Money, chúng ta đã được nghe những chia sẻ…

2 ngày ago

Lễ hội âm nhạc Waterbomb Việt Nam sẽ diễn ra vào 2025

Cùng chúng tôi cập nhật về lễ hội âm nhạc Waterbomb sắp đến mảnh đất…

2 ngày ago

Chuyện tình nhà Trần (P.5): Chiêu Minh Đại Vương – Trần Quang Khải và mối nhân duyên với Phụng Dương công chúa

Thời Trần không những nổi tiếng với các chiến công hiển hách trong việc chống…

3 ngày ago

MAYonair: Để trở thành phiên bản tốt hơn nhưng không đánh mất bản sắc vốn có

Nữ ca sĩ/rapper MAYonair (tên thật là Hoàng Hương Quỳnh Mai), là một cái tên…

4 ngày ago