Explore

Tâm lý đám đông và dòng chảy mạng xã hội

Nhiều người luôn tự nhận mình là người nghe theo chính kiến của bản thân. Nhưng nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng, chúng ta thật ra luôn là những ‘con cừu’, thường bị ảnh hưởng theo tâm lý đám đông. Điều này sẽ (và đã xảy ra) bị biến tướng nhất là trên không gian mạng xã hội ngày nay.

Có thể dường như chúng ta nghĩ rằng bản thân luôn có thể kiểm soát được suy nghĩ và hành vi của mình, phủ nhận việc ảnh hưởng từ tâm lý đám đông. Nhưng đối với ngành tâm lý học xã hội, thì đây lại là một câu chuyện khác. Các nghiên cứu khoa học lại cho thấy cách chúng ta suy nghĩ luôn có ảnh hưởng và liên hệ với nhau bởi vì con người là thực thể sinh vật xã hội.

Đa số chúng ta đều giao tiếp với người khác hàng ngày, dành phần lớn thời gian thức của mình cho một hình thức giao tiếp nào đó. Cũng chính vì vậy, những suy nghĩ, quan điểm của người khác sẽ phần nào ảnh hưởng đến cách vận hành của chúng ta. Nhiều khi chính bản thân chúng ta không thể kiểm soát được suy nghĩ và hành vi của mình như chúng ta nghĩ.

Vì sao con người lại chịu ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông?

Các quan điểm chỉ ra lý do con người luôn chịu ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông bởi mọi người thường có xu hướng không muốn đơn lẻ mà luôn lựa chọn theo một nhóm người hoặc luôn muốn mình ở trong một nhóm nào đó, vì điều đó sẽ dễ hơn là tự suy nghĩ cho bản thân. Hơn nữa, giá trị bản thân của một số người thường sẽ gắn với sự tán thành của người khác.

Đây thực ra không phải là điều gì mới lại cả, mà thực ra còn là bản năng tự nhiên của con người. Chúng ta đi theo đám đông vì họ mang đến cho chúng ta sự bảo vệ và an toàn, cũng như có được nhiều thông tin đầy đủ hơn và cảm giác thân thuộc.

Ảnh hưởng từ tâm lý đám đông thường được nghiên cứu do đặc tính hấp dẫn của chúng. Hành vi đám đông là hành động tập thể của những người trong một nhóm. Khi đó, thông thường quan điểm của một nhóm có thể tác động đến cách hành động của cá nhân. Hệ quả là cá nhân sẽ mất đi tính riêng biệt của mình và bám vào đám đông. 

Đừng là một ‘con cừu’ luôn đi theo bầy đàn vào ngõ cụt!

Hành vi tâm lý đám đông đã được quan sát ở con người từ những năm 1800 và hiện đang được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi nhiều nhà tâm lý học, nhà xã hội học, nhà khảo cổ học, nhà sinh vật học, nhà khoa học máy tính, nhà kinh tế và nhà khoa học chính trị.

Các cá nhân có thể hành động khác biệt đi khi họ ở với 2 người trở lên do áp lực từ xã hội, hoặc chỉ đơn giản là muốn giống những người xung quanh họ. Đây được gọi là ‘hiệu ứng đám đông’ (bandwagon effect). Bạn có thể nhìn nhận nó theo 2 hướng. Nếu là tích cực, người đó muốn ủng hộ những lý tưởng xã hội như giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên, nếu là tiêu cực, họ sẽ làm vậy vì có mục đích tư lợi như tham gia các băng đảng, giáo phái hoặc thậm chí phạm tội.

Những ảnh hưởng xấu khi bạn lệ thuộc vào tâm lý đám đông

Một thuật ngữ khác miêu tả sự sao chép một cách tự nhiên, những suy nghĩ hoặc lựa chọn của người khác, hoặc đơn giản là nghe theo ý kiến tâm lý đám đông thường được gọi là ‘hành vi bầy đàn’ (herd behavior). Nó thường xảy ra ở con người cũng như nhiều loài động vật khác, một ví dụ phổ biến là loài cừu.

Hành vi bầy đàn tuy phổ biến, nhưng ẩn chứa những mối nguy hiểm đáng kể. Điều này trái ngược với cái gọi là ‘trí khôn của đám đông’ (wisdom of crowds), khi mà ý kiến của từng thành viên trong nhóm được thu thập một cách độc lập để đưa ra nhận định chung. 

Đối với hành vi bầy đàn, các thành viên thường nhận thông tin thụ động từ trên xuống, khi đó các thành viên trong nhóm sẽ tiếp nhận quan điểm của người khác, hoặc sao chép các lựa chọn của họ một cách mù quáng và không có cơ sở. Điều này thường dẫn đến việc bắt chước những hành vi phi lý hoặc đơn giản là …ngu ngốc. Kết quả là, tâm lý bầy đàn, tâm lý đám đông sẽ gây ra nhiều hệ quả không mong muốn, dưới đây là một số ví dụ:

  • ‘Tiền mất, tật mang’: Chạy theo tâm lý đám đông có thể gây ra hậu quả kinh tế nghiêm trọng. Ví dụ, việc mua hoặc bán cổ phiếu một cách vội vàng nhằm cố gắng đi theo lựa chọn của các nhà đầu tư khác có thể dẫn đến bong bóng đầu tư và sự sụp đổ của thị trường chứng khoán.
  • Trong trường hợp khẩn cấp: Lựa chọn theo tâm lý đám đông một cách mù quáng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng khi cố gắng thoát khỏi nguy hiểm. Đặc biệt trong vài tình huống cần lựa chọn một trong số nhiều giải pháp nguy cấp, mọi người thường dồn vào hướng đông người mà không suy nghĩ cái nào phù hợp cho mình cũng như tất cả. Nó gây ra cản trở việc giải cứu kịp thời, đặc biệt là trong các tình huống thiên tai.
  • Gây nên bạo loạn: Tâm lý đám đông có khả năng truyền đi những phản ứng tiêu cực hoặc thậm chí là hành vi bạo lực với người khác. Tất cả những cuộc biểu tình và đấu tranh, dù là vị lợi ích chính đáng, đều có thể trở nên ‘xấu xí’ khi bên biểu tình sử dụng biện pháp bạo lực. Hơn nữa, hành vi tâm lý đám đông sẽ dễ leo thang hơn khi mọi người bắt chước hành động hung hãn từ những người cùng nhóm.

Tâm lý đám đông trên nền tảng mạng xã hội: “đừng là một con bò” cho người khác dắt

Nếu là một người hay ‘hóng hớt’ thị phi hay chỉ đơn giản là người dùng Facebook lâu năm, bạn có lẽ đã ‘thu thập’ được nhiều trang và hội nhóm với mục đích là để theo dõi những cuộc tranh luận về một chủ đề đang nổi. 

Nó có thể là hành động của một ngôi sao, đánh giá bộ phim/âm nhạc, hay đơn giản là chỉ là chủ đề hằng ngày (như ‘liệu ngừng uống trà sữa mỗi ngày có giúp ta bớt than nghèo hay không?”). Dù là gì đi chăng nữa, khi bạn đọc những dòng bình luận phía dưới, sẽ có chút ít một phần bạn sẽ bị cuốn theo luồng ý kiến mà bạn cho hợp lý hơn. Để rồi khi nhận ra hậu quả thì ‘chuyện đã đành” rồi!

Ví dụ mới đây, Sở Thanh Tra và Truyền Thông Thừa Thiên Huế đã tiến hành xử lý chủ tài khoản của 1 kênh Youtube. Với nội dung, tiêu đề, hình ảnh ‘giật tít’ và cũng như bịa đặt thông tin sai sự thật và việc đoàn bộ hành của thầy Thích Minh Tuệ đi qua địa bàn. Chính những video trên đã làm người xem tò mò, kích thích sự hiếu kỳ của người dân, từ đó có thể gây nên những tác động xấu ở ngoài đời và ảnh hưởng một cách tiêu cực đến thầy Thích Minh Tuệ.

Thực ra, vụ việc ở Thừa Thiên Huế là không có gì mới cả nhưng dưới sự ảnh hưởng từ một nền tảng xã hội thu hút cộng đồng, thì những chiêu trò này đã được thúc đẩy để tạo ra 3 yếu tố tác động đến tâm lý đám đông: dopamine, lượt thích và nội dung lan truyền.

Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh ảnh hưởng đến các hành vi như ăn uống, tình dục và tương tác xã hội bằng cách kích hoạt các mạng lưới thông tin trong não, khiến ta có cảm giác vui vẻ, phấn chấn và gây nghiện. Mặc dù so với các chất kích thích, những tương tác xã hội “vui vẻ” có thể không tạo ra mức dophamine nhiều đến thế, nhưng nó vẫn kích hoạt các mạng lưới dopaminergic và ảnh hưởng đến hành vi và cảm giác vui vẻ. Đây được gọi là sự củng cố tích cực (positive reinforcement).

Thay vì trước đây, các tương tác xã hội này yêu cầu bạn phải tham gia trực tiếp với người khác trong thế giới thực, thì bây giờ chúng ta có thể tương tác thông qua mạng xã hội cũng tạo được sự kết nối dễ dàng. Những hành vi như: tin nhắn từ bạn bè, lời khen ngợi từ người lạ hoặc đơn giản là những lượt cảm xúc dưới mỗi bài đăng…

Những hành động trên sẽ kích hoạt các mạng lưới thần kinh trong não, làm bạn cảm thấy phấn chấn, và quan trọng nhất là thúc đẩy bạn tiếp tục tương tác với nền tảng đó. Khi có lượng người dùng đủ lớn, các nền tảng mạng xã hội này có thể tạo ra những tâm lý đám đông phức tạp hơn. Đó chính là cách mà mạng xã hội có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta ngày

Từ đó, nội dung lan truyền cũng đã trở thành một phần của cuộc sống chúng ta. Mặc dù giờ đây, nhiều chuyên gia trong ngành Marketing chưa nhất trí được về những yếu tố cụ thể nào khiến một nội dung trở nên lan truyền, thu hút được tâm lý đám đông… nhưng việc xem hoặc chia sẻ những nội dung sẽ kích hoạt dopamine trong não bộ. Một là chúng sẽ tạo sự giải trí cho chúng ta, hoặc gây nên phản ứng lớn (cả tích cực lẫn tiêu cực). 

Đối với những người làm nội dung trên không gian mạng, để người xem có được cảm giác như vậy cho chính nội dung của mình, nhiều người sẽ đăng nội dung lan truyền hoặc nội dung phù hợp với chuẩn mực của một nhóm cụ thể, để rồi hình thành nên một tâm lý đám đông thuộc quyền kiểm soát của họ, mà họ nghĩ là có thể dẫn dắt được.

Chốt lại ở đây là gì?

Thực ra, điều này khá là khó nói. Bởi những ảnh hưởng từ tâm lý đám đông thường dẫn đến hậu quả khá lớn (cụ thể là liên quan đến vấn đề chính trị). Mặc dù không có cách thức để kiểm soát vấn đề này cũng như làm cho các cuộc thảo luận trên mạng xã hội bớt độc hại. Tuy nhiên một giải pháp khả thi là có thể khuyến khích mọi người phát triển những bản sắc riêng của mình một cách độc lập. Hãy nhìn nhận các vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau: từ tâm lý đám đông đến những suy nghĩ nhỏ lẻ trước khi hành động.

Việc tham gia các hoạt động sáng tạo hoặc thể thao, đọc sách, xem phim và các hoạt động xã hội cùng bạn bè và gia đình, có thể giúp các cá nhân khám phá những trải nghiệm bổ ích ngoài không gian mạng cũng như hình thành một thế giới quan đủ mạnh mẽ để tiếp nhận các thông tin từ đám đông mà không dễ dàng bị dẫn dắt hay cuốn vào đó.

Xem thêm: Bạo hành, ngược đãi, lạm dụng – Bóng tối độc hại trong mối quan hệ

Dao Thomas

Recent Posts

#Thoáng: Đàn ông thường có nhiều bạn tình. Sự thật là gì?

Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…

1 ngày ago

Giải mã 8 mô-típ tình yêu kinh điển trong các tác phẩm lãng mạn

Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…

2 ngày ago

4 dấu hiệu burnout trong công việc và cách để lấy lại niềm đam mê

Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…

3 ngày ago

#Nghĩ: Tương lai của sự lãnh đạo thuộc về nữ giới hay phải linh hoạt?

Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…

3 ngày ago

7 phong cách sống hạnh phúc – Bạn là người chơi hệ nào?

Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…

3 ngày ago

Hoạ sĩ Nguyễn Việt Anh và Mifa chia sẻ góc nhìn về triển lãm tranh “Những địa hạt phù du”

"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…

5 ngày ago