Đối với người Mỹ, văn hóa Tip giống như đồng hồ báo thức của họ sau khi trải nghiệm dịch vụ xong. Họ thường nghĩ lại mà quyết định chi cho người phục vụ 20% đến 30% tổng hóa đơn.
Văn hóa Tip ở Việt Nam cũng bắt đầu được phổ biến rộng rãi khi ngành nhà hàng khách sạn, dịch vụ và giải trí ngày càng đa dạng hơn. Đến nỗi, tiền tip còn được coi là một ngành công nghiệp khổng lồ trên thế giới, nhưng không phải quốc gia nào cũng có văn hóa tip rộng rãi. Trên thực tế, có một số quốc gia như Nhật Bản, việc để lại tiền tặng là điều cấm kỵ và đôi khi có thể dẫn tới sự ngượng ngùng là ai đã để lại tiền và vì sao?
Khái niệm tip xuất phát từ tipping nghĩa là tiền quà, tiền diêm thuốc hay còn gọi là tiền boa theo tiếng pháp “pourboire”.
Tiền tip thường được ngầm hiểu là một khoản tiền thưởng nhỏ, được khách hàng chi ra một cách “tự nguyện” sau khi hài lòng với dịch vụ. Tip là một cách để thể hiện thái độ cảm ơn đồng thời khích lệ đến những người đã phục vụ chúng ta hết mình. Nhưng đôi khi người ta cũng chẳng để lại gì trong bìa kẹp hóa đơn do không hài lòng hoặc đơn giản là…không muốn.
Về phương diện người nhận tiền tip, đây cũng là một cách để có được niềm vui trong công việc vì họ đã được khách hàng khen ngợi. Lời khen này có tác dụng giúp họ phấn chấn và có động lực làm việc tốt hơn.
Phong tục tiền tip được bắt nguồn từ Châu Âu, mặc dù lịch sử của nó vẫn chưa được chắc chắn, nhưng người ta truy ngược là nó thể bắt đầu từ thế kỷ 17 tại nước Anh. Hồi đó, các nhà hàng thường để một cái bình bằng đồng để khách hàng thưởng cho nhân viên phục vụ. Trên bình có hàng chữ: “To Insure Promptitude” (Để đảm bảo Nhanh Chóng). Sau này, để thuận mắt hơn, người ta viết tắt là TIP.
Lại có một thuyết khác cho là chữ tip từ chữ Hà Lan – tippen (nghĩa là Gõ). Khách cầm đồng bạc gõ cho nó kêu leng keng để gọi hầu bàn rồi tiện tay tặng luôn cho họ. Còn boa thì không rắc rối thuyết nọ thuyết kia như vậy, nó xuất phát từ chữ “pourboire” (pour là cho, boire là uống). Cụm từ này cũng được biến thể sang tiếng Việt là: “Gửi anh tiền cà phê”!
Theo Michael Lynn, giáo sư về thực phẩm và thức uống tại Đại học Cornell, ông là người đã nghiên cứu rất nhiều về vấn đề này và những đặc điểm nhân cách của mỗi người. Giáo sư kết luận rằng người có tính hướng ngoại thì càng tip nhiều và số tiền tip lớn hơn những người còn lại.
Giáo sư còn xác định được 5 động cơ thúc đẩy một cá nhân móc hầu bao cho khoản tiền tip:
Khái niệm tiền tip không được phổ biến tại quốc gia “idol” này. Thậm chí việc tip tiền còn được coi là một hành vi không thích hợp.
Các khách sạn và nhà hàng cao cấp ở Hàn Quốc thường bao gồm phí dịch vụ 10% đến 15% trong hóa đơn, khách hàng sẽ không phải chi thêm một khoản tiền thưởng nào khác.
Tiền tip là một thông lệ có từ rất lâu tại nơi đây. Mặc dù tiền tip được định nghĩa là tự nguyện khi khách hàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ của mình. Tuy nhiên, một thói quen tốt để thể hiện sự rộng lượng đã dần bị biến thành một “luật lệ” khi nhiều người phục vụ tại Mỹ bực dọc ra mặt nếu không nhận được những khoản tiền tip tương xứng.
Điển hình là một phân cảnh trong bộ phim kinh điển của Quentin Tarantino – Reservoir Dogs. Khi một người không chịu trả tiền tip vì quan điểm cá nhân của anh ta, thì ngay lập tức, mọi người bắt đầu chất vấn và bảy tỏ thái độ khó chịu, đến cả chủ quán còn bắt anh trả tiền tip như một “điều phải làm” ở nơi đây.
Tại Nhật Bản, nếu bạn lỡ tay tip cho nhân viên theo thói quen thì bạn sẽ nhận lại được sự bối rối và lúng túng của họ. Đối với người nhật, tiền tip được xem như một hình thức xúc phạm.
Người Nhật tự hào rằng họ luôn phục vụ khách hàng hết lòng, đó là tiêu chuẩn nghề nghiệp của con người nơi đây và khách hàng không phải thưởng thêm cho điều đó.
Các quán cà phê và nhà hàng tại Pháp đã bao gồm 15% phí phục vụ trong hóa đơn theo yêu cầu của luật lệ nước này để đánh giá mức thuế. Nhưng đôi khi nhân viên phục vụ không nhận được khoản tiền này.
Tiền tip 5% tổng hóa đơn đã được coi là hậu hĩnh đối với một người phục vụ tốt. Cho nên dù nhân viên có phục vụ hết mình đến cỡ nào thì số tiền tip cũng chẳng thay đổi nhiều. Họ chỉ có thể nhận được nhiều thông qua những du khách hào phóng.
Tại các cửa hàng cà phê, việc để lại tiền tip trong một chiếc bình được đánh giá rất cao, đặc biệt nếu bạn kêu nhiều món hoặc yêu cầu chuyên biệt. Từ tiền lẻ của bạn đến một vài đô la, đừng quên boa cho nhân viên pha chế của bạn.
1 đô la cho mỗi đồ uống dường như là quy trình tính tiền tiêu chuẩn tại các quán Bar, mặc dù điều này có thể thay đổi dựa trên sự thân thiện của người pha chế, số lượng cũng như chất lượng đồ uống và nồng độ cồn trong thức uống.
Ít ai nhớ để lại tiền tip trong phòng khi trả phòng từ khách sạn. Đối với những người giữ cho căn phòng của bạn luôn lung linh trong suốt thời gian bạn lưu trú. Một bài báo của New York Times gợi ý bạn nên tip khoảng 3 đô la đến 5 đô la mỗi ngày.
Tạp chí Inked gợi ý bạn nên tip cho nghệ sĩ của mình 20% tổng số tiền cho kiệt tác “để đời” bằng mực của bạn.
Tiền tip đồng ý là một động lực lớn dành cho những người đang làm trong lĩnh vực dịch vụ, nhưng vấn đề này còn lắm mặt trái. Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng văn hóa tiền tip nhằm giảm lương cứng cho nhân viên, để họ phụ thuộc vào tiền tip làm thu nhập. Một số quán ăn trả lương cho nhân viên rất thấp với lí do…có tiền tip rồi.
Đôi khi tiền tip sẽ gây ra sự lệ thuộc của nhân viên khi phục vụ khách hàng. Khi khách hàng không tip cho họ do thói quen cá nhân hoặc không hài lòng, thì những nhân viên này sẽ thất vọng và thể hiện thái độ không vui. Điều đó khiến khách hàng ái ngại cho những lần sau đến quán. Kết quả là ảnh hưởng đến chất lượng cũng như doanh thu của quán.
Tiền tip là một văn hóa thú vị mà chúng ta ảnh hưởng bởi phương Tây. Cách chúng ta chi một khoản tiền thưởng cho những người đã tận tâm phục vụ chính là để bày tỏ được lòng cảm kích cũng như động lực làm việc cho người nhân viên đó.
Nhiều người nếu không làm việc trong ngành công nghiệp dịch vụ sẽ không nhận ra rằng, từ những người phục vụ, tài xế, nhân viên hỗ trợ khách hàng và những người “chăm sóc” bữa ăn của bạn đôi khi sẽ không được nhận đủ số tiền lương tối thiểu từ những người tuyển dụng họ. Những nhân viên này phụ thuộc vào các khoản tip khi họ cố gắng đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Ảnh bìa: moneystreetsmart
#Good9 là nơi chúng mình chia sẻ những văn hóa thú vị khi “màn đêm trỗi dậy”. Good9 ở đây không phải là chúc ngủ ngon, mà có nghĩa là “chào buổi tối” – một lời chào thân mật của tụi mình hoan nghênh bạn đến với thế giới nightlife.
Không ai trên đời hoàn hảo đến mức không có lấy 1 "anti-fan" cả. Thế…
Nếu đã từng hoặc đang ở trong tình huống cấp bách mà cần phải ra…
Hãy để The Millennials Life làm người chỉ đường trong cuộc đời của bạn với…
Triển lãm tranh "The Story Teller" là “cuốn nhật ký” nghệ thuật ghi lại những…
Chẳng biết từ bao giờ, cốc rượu trắng tinh khiết đã trở thành một phần…
Có nên khôn ngoan khi 2 người làm bạn với nhau trước khi bắt đầu…